Vào ngày 29/11, lãnh đạo tối cao của Bắc Hàn Kim Jong-un đã cho bắn thử một tên lửa liên lục địa “tiên tiến nhất” kéo bán đảo Triều Tiên bước vào giai đoạn chuẩn bị cho cuộc chiến tranh. Ngay lập tức, cả 5 cường quốc Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nga thi nhau biểu dương quân sự, ván cờ chiến lược triển khai quyết liệt.

GettyImages 886810480
Ngày 06/12, không quân Mỹ và Hàn Quốc đã có cuộc tập trận chung Vigilant Ace lớn nhất trong lịch sử. Trong hình là cảnh máy bay ném bom B-1B của Không quân Mỹ bay trên bán đảo Triều Tiên (Ảnh: Getty Images)

Mỹ, Nhật, Hàn: Từ đe dọa đến thực tế chiến đấu

Trong một thời gian dài, Mỹ thiếu ý chí để giải quyết triệt để vấn đề Bắc Triều Tiên, còn Hàn Quốc và Nhật Bản càng lo ngại, khiến chiến lược răn đe thất bại, bởi vì để răn đe phát huy tác dụng cần phải có ba điều kiện: thực lực, ý chí và độ tin cậy, và đối thủ là kẻ có lý tính.

Ông Donald Trump mới nhậm chức Tổng thống Mỹ chưa đầy một mùa đã ra lệnh ném bom Libya, để thể hiện sức mạnh ý chí và uy tín không thể nghi ngờ của mình. Tháng Mười Một, Châu Á, Nhật Bản và Hàn Quốc đã long trọng chào đón Trump công du và quyết định mua hàng loạt vũ khí hạng nặng từ Mỹ. Tổng thống Mỹ đương nhiệm càng tăng thêm tự tin và quyết tâm cùng Nhật Bản và Hàn Quốc giải quyết vấn đề Triều Tiên.

Vào cuối tháng Mười Một, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc liên tục diễn tập quân sự sau khi ông Kim Jong-un bắn tên lửa liên lục địa: ngày 01/12, Mỹ diễn tập lánh nạn ở Hawaii với giả thuyết Bắc Triều Tiên tấn công hạt nhân; ngày 04 – 08/12, Mỹ và Hàn Quốc tổ chức diễn tập Không quân Vigilant Ace lớn nhất trong lịch sử, trong cuộc tập trận chung này có 230 máy bay chiến đấu, bao gồm máy bay ném bom chiến lược B-1B tiên tiến nhất của quân đội Mỹ, 24 máy bay tàng hình chiến đấu F-22 và F-35 tinh nhuệ của Mỹ; ngày 11 – 12/12 Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tổ chức bài tập theo dõi tên lửa thứ ba.

Trước đó, từ ngày 21/8 – 31/8, Hàn Quốc và Mỹ đã có cuộc tập trận chung thường niên Ulchi Freedom Guardian, và đặc biệt “phá tiền lệ” là 4 vị tư lệnh quân sự của Mỹ đích thân giám sát diễn quân lần này. Theo Nhật báo Trung ương Hàn Quốc, một khi bán đảo Triều Tiên bùng nổ nguy cơ và Tổng thống Trump ra lệnh một cuộc tấn công quân sự, thì cả 4 vị tư lệnh này sẽ phụ trách cuộc chiến đấu.

Cần lưu ý rằng các cuộc tập trận chung này là giai đoạn cao cấp nhất của huấn luyện quân sự, Mỹ diễn tập theo đúng kế hoạch thực chiến, và diễn tập quân sự hoàn toàn phù hợp thực tiễn lịch sử chiến tranh đương đại của Mỹ.

Tại Hàn Quốc, vào 1/12 Hàn Quốc tổ chức nghi thức “bộ đội chặt đầu” gồm cả ngàn người, lưỡi kiếm hướng về Kim Jong-un. Không quân Hàn Quốc còn thiết lập một đội quân tình báo và trinh sát (ISR) hùng hậu, phối hợp chặt chẽ với quân đội Mỹ để đối phó với các mối đe dọa hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên.

Tuy Hàn Quốc yêu cầu Mỹ thu hồi lại quyền chỉ huy quân Hàn Quốc thời chiến, nhưng quan trọng hơn là Hàn Quốc muốn tăng tốc độ chuyển đổi “tác chiến kiểu tấn công” nhằm cải thiện năng lực hợp tác và năng lực cốt lõi của quân Hàn Quốc. Đối mặt với mối đe dọa chiến tranh của Bắc Triều Tiên và sức mạnh của Trump, cuộc chiến chống lại Bắc Triều Tiên của Hàn Quốc là “không còn đường lùi”.

Nga: Mưu lợi từ khủng hoảng hạt nhân Bắc Triều Tiên

Nga đã ủng hộ chế độ nhà họ Kim từ lâu. Trong khi Nga chỉ trích Bắc Triều Tiên thử tên lửa là “khiêu khích”, bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết trừng phạt Bắc Triều Tiên của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, nhưng vẫn duy trì mối quan hệ với nước này, được chính quyền Kim Jong-un xem là “người bạn” (trong khi Trung Quốc đã trở thành kẻ thù), ví dụ gần nhất là 07/12 Ngoại trưởng Nga truyền đạt cho Ngoại trưởng Mỹ rằng Bắc Triều Tiên muốn nối lại đàm phán với Mỹ, và nói rằng phía Nga “sẵn sàng tham gia thúc đầy cuộc đàm phán này.”

Ngày 04/12, thời điểm diễn ra tập trận quân sự chung Mỹ-Hàn Quốc, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, sau khi tập luyện đổ bộ tại bãi cát khu tiếp giáp Bắc Triều Tiên sẽ cho khoảng 1.000 lính thủy đánh bộ thuộc Hạm đội Thái Bình Dương diễn tập bắn đạn thật. Bộ trưởng Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev nói: “Chúng tôi tiếp giáp với họ. Có một số quốc gia không từ bỏ hành động quân sự, sẽ ảnh hưởng đến chúng tôi.”

Dụng ý chiến lược diễn quân của Nga vào thời điểm này, hiển nhiên có nguyên nhân từ vấn đề giải quyết Bắc Triều Tiên do Mỹ dẫn đầu. Đồng thời, cũng hàm chứa ý đồ kiềm chế thế tấn công chiến lược của Châu Âu và Mỹ sau vụ việc ở Ukraine vào năm 2013.

Suy nghĩ sâu hơn, tức trường hợp nếu nổ ra chiến tranh, chính quyền Kim Jong-un tan rã, nếu điều kiện cho phép Nga có thể đảm bảo bảo vệ biên giới và loại bỏ ô nhiễm hạt nhân, chỉ huy quân của Bắc Triều Tiên, giành phạm vi ảnh hưởng để cân bằng với quân Mỹ.

Trung Quốc: Tự bảo vệ mình

Trung Quốc bất lực trong việc thay đổi chế độ Bắc Triều Tiên. Sau nhiều nỗ lực, chính quyền ông Tập Cận Bình đã quyết định từ bỏ Kim Jong Un. Tiêu biểu như ngày 01/12, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Uông Dương đến thăm Nhật và chia sẻ với đại diện đảng Công minh Nhật Bản Natsuo Yamaguchi rằng, vì vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên mà quan hệ Trung Quốc với Bắc Triều Tiên đã trở thành đối kháng.

Hiện nay, Trung Quốc không tập trung ngăn chặn bùng nổ chiến tranh (cũng không thể ngăn được), mà họ tập trung vào ngăn chặn ô nhiễm hạt nhân và làn sóng người tị nạn, và hợp tác với Nga để tìm kiếm vị thế có lợi trong khuôn khổ chiến lược của bán đảo Triều Tiên. Theo hướng chiến lược này, gần đây Trung Quốc đã liên tục tiến hành các cuộc tập trận:

Ngày 04/12, phát ngôn viên Không quân Trung Quốc Thân Tiến Khoa (Shen Jinke) tuyên bố gần đây Trung Quốc cho diễn tập máy bay chiến đấu trong vùng biển Hoàng Hải và Biển Đông (của Việt Nam) gần bán đảo Triều Tiên, bay các tuyến đường trong quá khứ chưa từng bay qua, đến vùng chưa bao giờ đến.

Ngày 07/12, ba hạm đội Hải quân Trung Quốc đã cử hơn 40 tàu ​​hộ tống đánh chặn 056 diễn tập chống tên lửa, toàn bộ trang bị đạn thật, là hành động rất hiếm thấy.

Ngày 11/12, Trung Quốc và Nga đã tiến hành cuộc tập trận chung “An ninh vùng trời 2017” (Air-Space Security -2017) ở Bắc Kinh. Được biết, Trung Quốc và Nga đã cùng nhau lập kế hoạch tác chiến với nhiều nội dung để đối phó với cuộc tấn công bất ngờ và khiêu khích trên lãnh thổ của hai nước.

Nếu chiến tranh nổ ra, Trung Quốc cũng như Nga, sẽ tận dụng mọi cơ hội đưa quân đến đến Bắc Triều Tiên nhằm tranh quyền kiểm soát vũ khí hạt nhân, sinh học và hóa học trước, sau đó xây dựng khu hòa hoãn xung đột, thậm chí có thể tiến vào khu vực “giới tuyến 38”.

Tất nhiên, vì tính hủy diệt nghiêm trọng của vũ khí hạt nhân và lợi ích chung với Mỹ, hiện nay và cả sau này Trung Quốc vẫn sẽ duy trì liên lạc chặt chẽ với Mỹ.

Theo Washington Post, ngay sau ngày 29/11 khi Bắc Triều Tiên bắn tên lửa khiêu khích, Trung Quốc và Mỹ đã lập tức tổ chức họp các tướng lĩnh cấp cao hai nước kéo dài một đêm hai ngày ở Washington, trong đó có sự tham gia của Trung tướng Richard Clarke của Mỹ trú tại Liên Hiệp Quốc và Phó Tham mưu trưởng Liên hợp Quân ủy Trung ương Trung Quốc Thiệu Viễn Minh (Shaoyuan Ming), hai bên đã tiến hành một cuộc điều tra chung nhắm vào khủng hoảng tên lửa Cuba. Có lẽ là giả thuyết trước nếu tình trạng bán đảo Triều Tiên vượt ngoài tầm kiểm soát, họ có thể cùng hợp tác trong việc phong tỏa trên biển giống như khủng hoảng tên lửa Cuba trước đây.

Washington Post cũng chỉ ra, tại cuộc họp giới chức cấp cao hai bên cũng có cuộc bàn kín cách thu hồi vũ khí hạt nhân an toàn sau khi chính quyền Bắc Triều Tiên sụp đổ.

GettyImages 886721254
Máy bay chiến đấu F-16 fighter trong cuộc tập trận quân sự Vigilant Ace lớn nhất trong lịch sử không quân Mỹ-Hàn vào 06/12 (Ảnh: Kim Hong-Ji-Pool / Getty Images)

Kim Jong-un: Còn đủ lý trí hay đã điên rồ?

Vấn đề vũ khí hạt nhân và chính quyền họ Kim tại Bắc Triều Tiên, lần này khả năng cao sẽ được giải quyết, nhưng giải pháp lại liên quan đến Kim Jong-un.

Chính phủ Trump nhiều lần tuyên bố về 4 nguyên tắc: không tìm kiếm thay đổi chế độ ở Bắc Triều Tiên, không tìm kiếm sự sụp đổ của chế độ Bắc Triều Tiên, không tìm cách thúc đẩy thống nhất bán đảo Triều Tiên, không mượn cớ vượt qua giới tuyến 38. Nếu Kim Jong-un có lý trí, đáng lẽ phải từ bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân để đổi lấy sự tồn tại của chế độ họ Kim.

Nếu Kim Jong-un điên cuồng cho rằng, sự sụp đổ nhà độc tài Libya Muammar Gaddafi là do ông ta từ bỏ phát triển hạt nhân, trong khi bỏ qua những tiền lệ ngày 7/6/1981 Israel ném bom thành công cơ sở hạt nhân của Iraq, ngày 06/9/2007 ném bom thành công cơ sở hạt nhân của Syria; Kim Jong-un nghĩ rằng hậu quả thương vong quá lớn buộc Mỹ phải từ bỏ cuộc chiến, vũ khí hạt nhân và tên lửa có thể đảm bảo chế độ họ Kim sống mãi mãi, hoặc ít nhất là tất cả cùng chết, nếu vậy thì chiến tranh là không thể tránh khỏi, sẽ thật tang thương cho bán đảo Triều Tiên và khu vực xung quanh.

Cho dù có lý trí hay điên rồ, thời gian còn lại để Kim Jong-un lựa chọn là rất ít. Theo tờ Guardian của Anh đưa tin ngày 4/12, cựu Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc John Bolton đã viếng thăm Vương quốc Anh. Nhiệm vụ của ông là để truyền đạt thông tin mà người đứng đầu của CIA nói với ông Trump rằng Trump có một “cửa sổ ba tháng”, trong đó có hành động để ngăn chặn chương trình tên lửa đạn đạo liên lục địa của Bắc Triều Tiên.

Cuộc đối đầu giữa hai nhà lãnh đạo Trump và Kim Jong-un đã đến thời điểm cận kề.

Đối với việc ông Kim Jong-un có vũ khí hạt nhân, cộng đồng quốc tế đã có nhận thức chung (gần đây Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiều lần nhất trí thông qua nghị quyết trừng phạt Bắc Triều Tiên). Vấn đề hạt nhân và chế độ họ Kim của Bắc Triều Tiên sẽ được giải quyết triệt để, nhưng cách thức, tiến trình và kết quả để giải quyết đã trở thành đầu mối của diễn biến cục diện chiến lược thế giới và Đông Bắc Á.

Tuyết Mai

Xem thêm: