Ngay trước thềm hai Hội nghị là Chính hiệp và Nhân đại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Nhà Trắng đã công bố một báo cáo chiến lược mới, theo RFI phân tích cho biết cuối cùng Chính phủ Trump đã quyết định chơi bài ngửa trong đối đầu với Bắc Kinh bằng chiến lược công khai gây áp lực để hạn chế sự bành trướng của Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, quân sự và chính trị.

Chiến tranh thương mại, Thương chiến
Theo phân tích, chính quyền Trump cuối cùng đã quyết định “chơi bài ngửa” với Bắc Kinh bằng chiến lược gây sức ép một cách công khai để kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc một cách toàn diện. (Ảnh: rawf8/Shutterstocks)

Báo cáo phân tích rằng lựa chọn “chơi bài ngửa” của ông Trump ngay trước hai hội nghị toàn quốc của ĐCSTQ là nhằm gây áp lực lên cả hai hệ thống gồm Lập pháp và Dân ý (Đại biểu Nhân dân) để buộc các cơ quan này phải đưa ra phản ứng.

VOA (Mỹ) đưa tin, vào thứ Ba (19/5) Trump đã ký “Phương châm chiến lược của Mỹ đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” (United States Strategic Approach to The People’s Republic of China) dài 20 trang. Nhà Trắng đã đệ trình Quốc hội vào hôm thứ Tư (20/5).

Thông tin cho biết, báo cáo lên án mạnh mẽ các chính sách của Trung Quốc trong các lĩnh vực bao gồm kinh tế, quân sự, phổ biến thông tin giả mạo và các vấn đề nhân quyền.

VOA trích dẫn nội dung báo cáo cho biết, trong 20 năm qua người Mỹ tưởng rằng nếu mở rộng thị trường cho Trung Quốc, tăng đầu tư vào Trung Quốc, giúp cho Trung Quốc có được khoa học công nghệ cao từ Mỹ sẽ khiến Trung Quốc tự do và cởi mở hơn, nhưng kết quả hoàn toàn ngược lại.

Trong hơn 30 năm sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, ĐCSTQ lại trở nên ngày càng độc đoán, ngày càng hung hăng hơn trong chiến dịch tuyên  truyền ra thế giới.

 

ĐCSTQ muốn thay đổi hệ thống quốc tế

Báo cáo chỉ ra Mỹ rõ ràng đã đánh giá thấp ĐCSTQ trong thời gian hơn 40 năm qua. “Trong hơn 20 năm qua, các cải cách của Trung Quốc ngày càng chậm lại, thậm chí có hiện tượng đình trệ cho đến đảo chiều”.

Theo báo cáo, Trung Quốc đã lợi dụng tự do và cởi mở của toàn cầu, qua đó “nỗ lực thay đổi hệ thống quốc tế theo hướng có lợi cho họ”, cũng “sử dụng sức mạnh kinh tế, chính trị và quân sự để gây sức ép kiềm chế tiếng nói của các nước dân chủ”, thủ đoạn như vậy “làm tổn hại nghiêm trọng lợi ích của Mỹ”, cũng xâm phạm “chủ quyền và của tất cả các quốc gia trên thế giới và tôn nghiêm của con người”.

Nhà Trắng: Quan hệ với Trung Quốc chỉ có tác dụng tượng trưng

Báo cáo cũng cho biết chính quyền Trump thấy rằng quan hệ với Bắc Kinh chỉ đóng vai trò “tượng trưng và trang trí”, “không có bất cứ giá trị gì”.

Qua báo cáo, Nhà Trắng cũng cho biết “Những nỗ lực ngoại giao thầm lặng sẽ chỉ là vô ích, Mỹ sẽ công khai tăng áp lực lên Trung Quốc.”

Báo cáo kết luận rằng Mỹ hy vọng sẽ tăng cường hợp tác với khối ASEAN, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, Hàn Quốc và Đài Loan. Con đường chiến lược của ASEAN, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, Hàn Quốc và Đài Loan có nhiều điểm tương đồng với Mỹ, vì vậy có thể đẩy mạnh hợp tác hơn nữa.

Trong họp báo hôm thứ Tư (20/5), Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rằng từ năm 1949 Trung Quốc đã bị cai trị bởi một chế độ cộng sản tàn bạo. Mỹ luôn hy vọng thay đổi chế độ này, nhưng hy vọng này đã không được thực hiện, còn dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán hiện nay đã giúp Mỹ nhìn thấu đáo hơn về ĐCSTQ. Ông nói: “Chúng tôi đã đánh giá rất thấp mức độ thù địch về tư tưởng và chính trị của Bắc Kinh đối với các quốc gia tự do. Cả thế giới đang nhìn rõ thực tế này.”

Ông Pompeo cũng dẫn chứng bằng nhiều hành động đê tiện khác nhau của Chính phủ Trung Quốc trong thời gian diễn ra đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Tiêu biểu như quân đội Trung Quốc đã có những hành động đàn áp mạnh mẽ hơn ở vùng biển quốc tế Biển Đông, bao gồm đánh chìm tàu ​​đánh cá Việt Nam, đe dọa một công ty thăm dò năng lượng của Malaysia, đơn phương tuyên bố cấm đánh bắt cá.

Ngoài ra, chính giới Úc cũng yêu cầu thúc đẩy cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của virus, nhưng đã bị ĐCSTQ đe dọa trả đũa về kinh tế. Ông Pompeo cho biết Mỹ lên án những hành vi bất hợp pháp này.

Tuyết Mai

Xem thêm: