Theo Taiwan News, để làm ấm lòng giới lãnh đạo Trung Quốc trong đại dịch Viêm phổi Vũ Hán, tạp chí y tế nổi tiếng thế giới The Lancet đã bị suy giảm uy tín nghiêm trọng.

1596148183 5f2349d784ad5
The Lancet (Ảnh: Wikipedia)

The Lancet là một trong những tạp chí y khoa lâu đời nhất và có uy tín nhất trên thế giới, nhưng trong cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu lớn nhất trong gần 200 năm qua, The Lancet đã bộc lộ ra nhiều thiếu sót.

Hồi đầu tuần, biên tập viên của ấn phẩm này, Richard Horton, đã lên CNN và chia sẻ một số thông tin khiến nhiều người phải nhíu mày suy nghĩ.

Ông Horton đã thẳng thắn tuyên bố rằng thế giới nên “cảm ơn các nhà khoa học Trung Quốc vì những lời cảnh báo họ đã đưa ra,” đồng thời chê trách các nền dân chủ phương Tây vì đã không chú ý đến những điều này. Ông cho rằng chính vì các chính sách của phương Tây đã dẫn tới việc “hàng chục nghìn người thiệt mạng.”

Tờ Taiwan News cho rằng những gì ông Horton phát biểu không thể phù hợp hơn với những gì Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mong mỏi. “Thật đáng kinh ngạc là biên tập viên của một tạp chí y khoa đáng tin cậy sẵn sàng nói dối như con vẹt như vậy ở nơi công cộng,” nhà bình luận David Spencer viết.

Đã có nhiều nghi ngờ rằng ĐCSTQ đã biết về virus corona Vũ Hán từ tháng 10 năm 2019 hoặc thậm chí sớm hơn. Ngoài ra, cả thế giới cũng biết rằng ĐCSTQ đã tìm cách che giấu sự bùng phát của dịch bệnh hết mức có thể bằng cách bịt miệng các chuyên gia y tế, phá hủy bằng chứng và bỏ mặc nhiều người dân Trung Quốc vô tội chỉ bảo vệ danh tiếng của đảng.

Chỉ đến khi Đài Loan khiến thế giới chú ý về virus corona vào dịp Năm mới, thì toàn cầu mới bắt đầu chậm chạp hành động.

Cũng có khả năng virus corona đã lọt ra (hoặc thậm chí được thả ra) từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Loại virus này được cho là xuất hiện ở khu chợ ẩm ướt tại Vũ Hán, nhưng có một thực tế là khu chợ chỉ cách Viện Virus học của ĐCSTQ ở Vũ Hán 10 phút, một sự trùng hợp đáng ngờ.

Phòng thí nghiệm này đến nay vẫn chưa cho phép các chuyên gia độc lập đến điều tra và ĐCSTQ đã phản đối dữ dội với bất kỳ đề nghị điều tra quốc tế nào về nguyên nhân gây ra đại dịch.

Theo Taiwan News, chỉ riêng trong cuộc khủng hoảng virus corona ở Vũ Hán, The Lancet đã bị lôi kéo vào không dưới ba cuộc tranh cãi đáng xấu hổ.

Vào tháng Năm, tạp chí này đã xuất bản một nghiên cứu chỉ trích thuốc hydroxychloroquine có hiệu quả trong điều trị COVID-19. Báo cáo trên đã khiến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tạm dừng các nghiên cứu tiếp theo về loại thuốc này.

Nhưng sau đó, 180 nhà nghiên cứu và bác sĩ đã công bố bức thư ngỏ lên án nghiên cứu, cho rằng dữ liệu được sử dụng cho nghiên cứu thiếu trầm trọng. Ba trong số bốn tác giả của nghiên cứu cuối cùng cũng thừa nhận điều này và The Lancet đã buộc phải rút lại báo cáo.

Sau đó, vào tháng Sáu, Lancet đã công bố một nghiên cứu do WHO tài trợ, tuyên bố giảm khoảng cách xã hội từ 2 mét xuống 1 mét sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm từ coronavirus Vũ Hán từ 1,3% lên 2,6%.

Lần này phương pháp của nghiên cứu đã được cho là sai lầm nghiêm trọng vì nó chỉ xem xét khoảng cách và bỏ qua các yếu tố như thời gian một người được tiếp xúc trong bao lâu. Báo cáo này một lần nữa bị chỉ trích rộng rãi bởi các nhà nghiên cứu và nhà khoa học, mặc dù cho đến nay The Lancet vẫn chưa rút lại bài báo.

Trên Wikipedia về The Lancet có một danh sách dài các tranh cãi khác, nhiều trong số đó xoay quanh ông Horton.

Ví dụ, ông đã công bố một nghiên cứu tai tiếng trong đó liên kết vắc-xin MMR với bệnh tự kỷ, dẫn đến hàng trăm ngàn trẻ em không được tiêm vắc-xin này. The Lancet phải mất 12 năm để rút lại nghiên cứu trên.

Theo Taiwan News, việc ông Horton cổ súy cho tuyên truyền của ĐCSTQ có thể được giải thích. Tạp chí này có ba trụ sở: ở London, New York và … Bắc Kinh.

Khi đại dịch diễn ra, ông Horton đã gấp rút cho ra đời một cuốn sách về virus corona Vũ Hán và do đó, không ngạc nhiên khi ông ấy muốn làm rùm beng sự việc để tăng doanh số. Không có gì thu hút sự chú ý đến một cuốn sách mới hơn là một chút tranh cãi trên phương tiện truyền thông.

Tờ báo Đài Loan nhận định ông Horton có một lịch sử dài trong việc chính trị hóa vai trò của mình, một điều hoàn toàn không phù hợp đối với vai trò là biên tập viên của một ấn phẩm khoa học lớn. Ví dụ, ông đã mô tả phản ứng của chính phủ Anh đối với virus corona Vũ Hán là “một sự thất bại trong chính sách khoa học lớn nhất” và đã thúc giục các cử tri Mỹ bầu một người khác ngoài Donald Trump để dẫn dắt họ vượt qua khủng hoảng.

“Bất kể bạn có đồng ý với những tuyên bố này hay không, đơn giản là chúng không phù hợp với một người ở vị trí của Horton. Ông được cho là đại diện cho cộng đồng khoa học và chỉ nên bình luận về các sự kiện khoa học, không đưa ra những đánh giá chính trị chủ quan như thế này,” ông Spencer viết.

Ông Horton cũng đã công bố những ý kiến ​​về các vấn đề như chủ quyền Kashmir, cuộc khủng hoảng Ả Rập – Israel và ủng hộ nhóm nổi loạn môi trường cực đoan. “Tại sao bất kỳ nhân tố nào trong những điều trên lại được có một vị trí trong một tạp chí y khoa là điều mà chỉ có ông Horton có thể trả lời,” ông Spencer bình luận.

“Tất cả những vấn đề này và các quyết định của Horton đã khiến The Lancet mất uy tín. Nhất là khi đứng về phía ĐCSTQ, một chế độ độc tài toàn trị đã khiến cả thế giới phải quỳ gối vì dịch virus Vũ Hán và sau đó trắng trợn đổ lỗi cho các nước khác, thì chắc chắn ông ta đã vượt qua giới hạn.”

David Spencer (Gia Huy biên tập theo Taiwan News)

Xem thêm: