Gần đây, cô Yeonmi Park, một người đào tẩu khỏi Bắc Triều Tiên, đã tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với ông Jan Jekiele, người dẫn chương trình “Những nhà lãnh đạo tư tưởng Mỹ”, rằng có một số dấu hiệu cảnh báo ở Hoa Kỳ, đôi khi khiến cô cảm thấy như thể mình đã trở về quê hương Triều Tiên độc tài.

Screen Shot 2023 03 13 at 13.16.15
Người đào tẩu Bắc Triều Tiên, cô Yeonmi Park (Ảnh cắt từ video Youtube)

Yeonmi Park nói: “Những gì đang được sử dụng để thao túng người dân Mỹ ngày nay cũng giống như phương pháp mà Triều Tiên đang sử dụng để kiểm soát và cuối cùng là nô lệ hóa chúng tôi”.

Cô trốn khỏi Bắc Triều Tiên khi mới 13 tuổi. Đầu tiên cô đến Trung Quốc, sau đó sang Hàn Quốc và điểm dừng chân cuối cùng là Hoa Kỳ. Nhưng Yeonmi Park nói rằng những gì cô nhìn thấy không phải là nước Mỹ mà cô ấy mong đợi.

Yeonmi Park nói: “Khi tôi còn học tại Đại học Columbia, nơi đó nhắc nhở tôi rằng rất nhiều điều tôi thấy ở Triều Tiên cũng đang xảy ra ở Hoa Kỳ. Người Mỹ không nhận ra đây là mối đe dọa như tôi, có lẽ vì họ chưa bao giờ thực sự sống ở một đất nước độc tài”.

Cô lấy một ví dụ: “Dưới sự cai trị nghiêm ngặt của Đảng Cộng sản, người dân Triều Tiên hoàn toàn không có quyền tự do ngôn luận. Trên thực tế, điều này giống với ‘sự đúng đắn về chính trị’ mà người Mỹ không được phép vi phạm khi phát ngôn.”

Ngoài ra, những tình huống tương tự còn bao gồm cả bầu không khí chính trị của hai nước.

Yeonmi Park cho biết: “Hiện giờ, Tổng thống Mỹ Biden đã hứa hẹn rất nhiều. Ông ấy hủy bỏ khoản nợ vay sinh viên. Đây cũng chính là phương thức mà nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã sử dụng để mua phiếu bầu và leo lên vị trí độc tài. Hệ tư tưởng này rất nguy hiểm. Bởi vì không có thứ gì được miễn phí trên thế giới. Giống như khi tôi vượt sông đến Trung Quốc, người phụ nữ đó có giúp tôi miễn phí không? Cô ấy đã làm gì? Cô ấy đã bán tôi làm nô lệ tình dục.”

Cô cảnh báo rằng một cuộc cách mạng văn hóa đang diễn ra ở Hoa Kỳ ngày nay, điều này cũng đã thay đổi ý nghĩa ban đầu của nhân quyền.

Cô cũng tin rằng: “Đối với tôi, nhân quyền có nghĩa là quyền được theo đuổi cuộc sống của bạn ở một vùng đất không vi phạm tôn giáo, hành động, ngôn luận và tư tưởng. Nhân quyền không nhất thiết là phải yêu cầu đất nước cho tôi được giáo dục miễn phí, chăm sóc y tế miễn phí và cấp nhà ở miễn phí. Tuy nhiên, phong trào nhân quyền hiện nay ở Hoa Kỳ đã trở nên dựa trên cảm xúc cá nhân hơn là tình hình thực tế.”

Cuộc đào thoát bi thảm của Yeonmi Park khỏi Triều Tiên

Cô Yeonmi Park trốn khỏi Triều Tiên cùng mẹ năm 13 tuổi. Hai mẹ con cô băng qua sông Áp Lục đóng băng vào Trung Quốc, nhưng bị bọn buôn người tấn công tình dục. Họ bị bán cho một người đàn ông Trung Quốc trả giá chưa tới 300 USD.

Sau đó, với sự giúp đỡ của các nhà truyền giáo Cơ đốc giáo, Yeonmi Park và mẹ cô đã trốn sang Mông Cổ, băng qua sa mạc Gobi, và cuối cùng đến Hàn Quốc, nơi cô được đoàn tụ với chị gái. Sau đó, cha cô cũng đào thoát, nhưng cuối cùng ông đã qua đời vì bệnh ung thư ruột kết.

Sau khi đến Hàn Quốc, Yeonmi Park tiếp tục học ở Seoul và chuyển đến Hoa Kỳ vào năm 2014, nơi cô hoạt động chống lại chế độ Kim Jong-un. Nhưng điều này gây rủi ro lớn cho sự an toàn của chính cô. Nhiều người thân của cô cũng mất tích.