YouTube cho biết sẽ xóa các video về virus corona chủng mới nếu nội dung của chúng đi ngược với các khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), theo tin từ Epoch Times.

Embed from Getty Images

Thời gian gần đây, số lượng video liên quan đến virus Vũ Hán tăng đột biến trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội, đặc biệt là YouTube. Hãng này cho biết đang làm việc tích cực để giảm hiển thị hoặc xóa bỏ hoàn toàn các video mà họ rằng không có căn cứ hoặc có nội dung mâu thuẫn với khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Bà Susan Wojcicki, CEO của YouTube nói trong lần xuất hiện gần đây trên chương trình “Reliable Sources” (Nguồn tin khả tín) của CNN rằng bất cứ tin tức nào không có căn cứ về mặt y tế, như lời kêu gọi ‘hãy uống Vitamin C, hãy uống nghệ, chúng sẽ chữa khỏi cho bạn’ sẽ vi phạm chính sách của hãng này. 

“Bất cứ điều gì đi ngược lại khuyến nghị của WHO cũng đều sẽ vi phạm chính sách của chúng tôi,” bà Wojcicki nói thêm. 

Trong khi đó, WHO thời gian qua đã liên tục bị chỉ trích vì tích cực ủng hộ quan điểm của ĐCSTQ liên quan đến virus Vũ Hán, phản đối việc các nước ban hành lệnh cấm nhập cảnh để hạn chế sự lây lan của virus, phớt lờ cảnh báo từ Đài Loan về khả năng lây nhiễm của virus…

Chính quyền Trump đang yêu cầu điều tra và cải tổ WHO

Bà Wojcicki nói rằng tốc độ lây lan của đại dịch COVID-19 khiến YouTube phải thực hiện nhiều thay đổi về chính sách trong thời gian ngắn để đảm bảo rằng họ luôn theo kịp những biến đổi.

YouTube đã gỡ bỏ các video liên quan đến giả thuyết cho rằng 5G là nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm phổi Vũ Hán; cũng như một số video do kênh của Tổng thống Brazil Jair Bolsanaro đăng tải giới thiệu về hydroxychloroquine, một loại thuốc trị sốt rét đang được kê đơn để điều trị COVID-19 tại nhiều quốc gia.

Neil Mohan, giám đốc sản phẩm của YouTube, cho biết nền tảng video này đang tích cực thực thi các chính sách chống lại ‘thông tin sai lệch’ và họ đã xóa hàng ngàn video về dịch bệnh đến từ Trung Quốc.

YouTube không phải là công ty công nghệ duy nhất tích cực xóa nội dung liên quan đến virus corona. Facebook cũng đang tiến hành xóa nhiều trang, gồm cả các trang kêu gọi tổ chức biểu tình chống lại các biện pháp kiểm dịch khắc nghiệt. 

Gần đây, Facebook đã xoá video phim tài liệu điều tra về nguồn gốc của virus corona Vũ Hán do Epoch Times đăng tải vì cho rằng một số nội dung trong bộ phim không chính xác. Tờ Epoch Times đã chỉ ra một số điểm cho thấy việc xác thực nội dung mà Facebook sử dụng để đánh giá bộ phim là không đáng tin.

Xuân Lan (theo Epoch Times)

Xem thêm: