Zoom đã đóng tài khoản của nhóm bất đồng chính kiến người Trung Quốc tại Mỹ sau sự kiện tưởng niệm 31 năm thảm sát Thiên An Môn, theo Taiwan News.

60339308 10158653332797942 5294490487397285888 o
Tài sản của Viên Chinh (Eric S. Yuan) – người sáng lập nền tảng hội nghị truyền hình Zoom, lại tăng trưởng nhanh nhất, lên 77%, đạt 54,5 tỷ Nhân dân tệ. (Ảnh: Facebook)

Ứng dụng hội nghị truyền hình Zoom đã đóng một tài khoản được sử dụng bởi các nhà hoạt động Trung Quốc sống ở Hoa Kỳ sau khi họ tổ chức một cuộc họp trực tuyến để tưởng niệm 31 năm vụ thảm sát Thiên An Môn.

Theo một báo cáo của Axios, Zhou Fengsuo, thủ lĩnh sinh viên của phong trào phản kháng ở quảng trường Thiên An Môn và người sáng lập tổ chức Trung Quốc Nhân đạo (Humanitarian China), nhận thấy rằng tài khoản ông sử dụng trên Zoom đã bị đóng mà không có bất kỳ lý do nào đi kèm. Sự việc diễn ra khoảng 1 tuần sau khi ông tổ chức một sự kiện trực tuyến cùng các nhà bất đồng chính kiến khác hiện đang sống ở Mỹ để tưởng niệm vụ đàn áp Thiên An Môn.

Cụ thể, ông Zhou đã trả tiền cho Zoom để tạo một tài khoản cho Humanitarian China và sử dụng nó để tổ chức sự kiện này hôm 31/5. Sự kiện có 250 người tham dự, ngoài ra còn có khoảng 4.000 người khác xem trực tiếp trên phương tiện truyền thông xã hội. Những người tham gia cuộc họp mặt trực tuyến qua Zoom gồm các bà mẹ của những sinh viên bị giết trong cuộc tắm máu năm 1989, những người tổ chức buổi thắp nến tưởng niệm hàng năm ở Hồng Kông, các nhà văn, học giả và các cựu lãnh đạo sinh viên khác.

Tuy nhiên, ông Zhou thấy rằng vào lúc 10 giờ tối ngày 7/6, tài khoản đã bị khóa. Thông báo hiển thị cho biết tài khoản đã bị “vô hiệu hóa” và đề nghị ông liên hệ với nhân viên hỗ trợ công nghệ của hãng, theo thông cáo báo chí của Humanitarian China.

Thông cáo cũng cho hay sau đó Zoom đã không đáp ứng yêu cầu giải thích hay kích hoạt lại tài khoản. Ngoài việc tài khoản của Humanitarian China bị khoá, Zoom còn khóa tài khoản của thủ lĩnh sinh viên Thiên An Môn và nhà bất đồng chính kiến Wang Dan, cũng như tài khoản của Liên minh Hồng Kông. 

Theo Taiwan News, vào cuối tháng 5, tài khoản Zoom của nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông và cựu chính trị gia Lee Cheuk Yan cũng bị khóa. Đến nay, ông Lee vẫn chưa nhận được phản hồi từ công ty về tình trạng tài khoản của mình.

Humanitarian China nói thêm rằng một sự kiện khác tưởng niệm những người đã ngã xuống tại Quảng trường Thiên An Môn đã “bị tấn công hai lần bởi tin tặc, ngăn người xem đăng nhập”. Nhóm này cho biết họ cảm thấy “phẫn nộ vì hành động này từ Zoom” và lưu ý rằng ngay khi tài khoản bị kiểm duyệt, hàng ngàn người cố gắng tưởng nhớ sự kiện Thiên An Môn và ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông đã bị bịt miệng ở Trung Quốc, cả trên mạng và qua các vụ bắt giữ.

Hơn nửa triệu tài khoản Zoom bị lộ thông tin cá nhân

Người phát ngôn của Zoom sau đó đã trả lời Axios rằng các tài khoản nói trên đã bị đóng để “tuân thủ luật pháp địa phương”, ám chỉ về các quy định tại Trung Quốc. Mặc dù công ty cho biết họ đã kích hoạt lại tài khoản, nhưng câu hỏi được đặt ra là tại sao luật pháp Trung Quốc lại áp dụng cho một hội nghị truyền hình được tổ chức tại Hoa Kỳ.

Việc đóng cửa các tài khoản Zoom này đã khiến nhiều người nghi ngờ về mức độ mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ảnh hưởng đến công ty. Mặc dù Zoom có trụ sở tại Hoa Kỳ, đội ngũ nghiên cứu và phát triển của công ty này chủ yếu được quản lý bởi khoảng 700 nhân viên tại Trung Quốc.

“Có vẻ như Zoom đã bị áp lực từ ĐCSTQ để đóng tài khoản của chúng tôi. Nếu vậy, Zoom đã phối hợp với một chính phủ độc tài và trở thành kẻ đồng lõa trong việc xóa bỏ ký ức về vụ thảm sát Thiên An Môn,” nhóm Humanitarian China cho biết.

Khi dịch virus Vũ Hán (COVID-19) khiến hầu hết thế giới phải ở trong tình trạng phong toả, số người sử dụng Zoom đã tăng vọt lên hơn 300 triệu mỗi ngày. Tuy nhiên, hãng này đã nhận được nhiều lời chỉ trích về các vấn đề bảo mật và quyền riêng tư cũng như sự thiếu minh bạch.

Giám đốc điều hành người gốc Hoa của Zoom, Eric Yuan, đã thừa nhận vào tháng 4 rằng một số cuộc họp của Zoom đã “vô tình” được chuyển qua các máy chủ ở Trung Quốc kể từ tháng 2. Các nhà nghiên cứu của Citizen Lab hồi tháng 4 đã phát hiện ra rằng việc định tuyến dữ liệu qua Trung Quốc bao gồm các khóa mã hóa và rằng “Zoom có thể có nghĩa vụ pháp lý phải tiết lộ các khóa này cho chính quyền ở Trung Quốc”.

Do lo ngại về an ninh, Nội các Đài Loan vào ngày 7/4 đã cấm tất cả các cơ quan chính phủ sử dụng Zoom. Cùng ngày, Bộ Giáo dục Đài Loan cũng đã ra chỉ thị cấm sử dụng sản phẩm hội nghị truyền hình của Zoom trong tất cả các trường học.

Thanh Thuỷ

Xem thêm: