Từ ngày 11-13/7, hơn 4.000 công nhân trong Khu công nghiệp Hải Yên (TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) đang trải qua đợt tiêm mũi 1 vắc-xin Sinopharm (Trung Quốc), trong kế hoạch tiêm 30.914 liều vắc-xin loại này theo hướng dẫn của Bộ Y tế Việt Nam và đề nghị của Chính phủ Trung Quốc.

tiem vac xin sinopharm cho cong nhan mong cai
Một công nhân Texhong Ngân Long (Khu công nghiệp Hải Yên, TP Móng Cái) nhận mũi tiêm vắc-xin Sinopharm, ngày 11/7. (Ảnh: Trung tâm TTVH Móng Cái/mongcai.gov.vn)

Theo tin từ Trung tâm Truyền thông và văn hóa TP Móng Cái, 30.914 liều vắc-xin Sinopharm do Bộ Y tế phân bổ được đưa vào đợt tiêm thứ 5 diễn ra tại thành phố này, triển khai tại Khu công nghiệp Hải Yên và 8 xã phường biên giới.

Mỗi người sẽ tiêm liều 2 mũi, mỗi mũi cách nhau từ 3 đến 4 tuần. Dự kiến thời gian tiêm mũi 1 là từ ngày 10/7 đến 20/7/2021; thời gian tiêm mũi 2 là từ ngày 1/8 đến 11/8/2021.

Đối tượng được lựa chọn đưa vào đợt tiêm bao gồm: Người lao động Trung Quốc trong TP Móng Cái; học sinh đang làm thủ tục đi du học; cán bộ công chức, viên chức có kế hoạch học tập, làm việc tại Trung Quốc; học sinh có kế hoạch quay trở lại Trung Quốc để tiếp tục chương trình học; người lao động làm việc tại Khu công nghiệp có doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư (Khu công nghiệp Hải Yên); người dân sống tại 8 xã phường biên giới (gồm: Hải Yên, Trần Phú, Ninh Dương, Hải Hòa, Ka Long, Trà Cổ, Bắc Sơn, Hải Sơn); một số doanh nghiệp có vốn đầu tư của FDI, doanh nghiệp du lịch đón, phục vụ khách Trung Quốc, doanh nghiệp thiết yếu khác; một số cơ quan, đơn vị thiết yếu trong thành phố.

Danh sách người tiêm vắc-xin do các cơ quan, đơn vị, Ban chỉ đạo các cấp lựa chọn, sau đó gửi lên phê duyệt.

Theo kế hoạch, toàn bộ hơn 4.000 công nhân trong Khu công nghiệp Hải Yên sẽ hoàn tất đợt tiêm mũi 1 vắc-xin Sinopharm trong ba ngày, từ ngày 11-13/7. Trong đó, đông nhất là Công ty THHH KHKT Texhong Ngân Long với trên 3.000 công nhân trong danh sách tiêm.

Trung tâm Y tế TP Móng Cái công bố kết thúc ngày 11/6, 1.182 công nhân đã tiêm (buổi sáng: 579 người; buổi chiều: 603 người), 14 người hoãn tiêm; chưa có biểu hiện tác dụng phụ.

500.000 liều vắc-xin Sinopharm do Trung Quốc gửi tặng đã đến Việt Nam vào ngày 20/6, 17 ngày sau khi Bộ Y tế Việt Nam công bố phê duyệt có điều kiện vắc-xin Sinopharm (ngày 3/6).

Đầu tháng 7, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cấp phép cho Công ty Dược Sài Gòn nhập khẩu 5 triệu liều vắc-xin Sinopharm, đơn hàng có giá trị 1 năm (từ ngày 1/7/2021 đến ngày 8/7/2022). Văn bản phê duyệt cho hay công ty này “bảo đảm việc sử dụng vắc-xin phục vụ nhu cầu tiêm chủng theo chỉ đạo của UBND TP.HCM”.

Đợt tiêm vắc-xin COVID-19 lớn nhất của Việt Nam: “Sử dụng đồng thời tất cả các loại vắc-xin…”

Hiệu quả của vắc-xin Sinopharm liên tục bị hoài nghi

Vắc-xin Sinopharm có tên chính thức là vắc-xin Vero Cell, do Viện Sản phẩm Sinh học Bắc Kinh thuộc Tập đoàn Dược phẩm quốc gia Trung Quốc (Sinopharm Group) phát triển. Ngày 7/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phê duyệt sử dụng khẩn cấp vắc-xin Sinopharm của Trung Quốc, đồng thời cũng cho phép đưa loại vắc-xin này vào COVAX, chương trình chia sẻ vắc-xin toàn cầu cho các nước đang phát triển và những nước nghèo.

Động thái được cho là tạo điều kiện cho vắc-xin Trung Quốc đóng vai trò lớn hơn trong việc tiêm chủng trên thế giới. Năm loại vắc-xin COVID-19 đã được phê duyệt trước đó là Pfizer/BioNTech (Mỹ), AstraZeneca (Anh), Johnson & Johnson (Mỹ), Covishield (Ấn Độ) và Moderna (Mỹ).

Hiện ngoại trừ tỷ lệ bảo vệ hiệu quả 79,34% do nhà sản xuất công bố. Tất cả dữ liệu được cung cấp bởi Sinopharm và quốc gia tiến hành thử nghiệm lâm sàng, WHO và bất kỳ bên nào khác vẫn chưa được xác minh độc lập.

Khả năng miễn dịch của vắc-xin Sinopharm bị vấp phải nghi ngờ sau khi các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Bahrain thông báo sẽ tiêm liều thứ 3 cho những ai đã tiêm 2 liều vắc-xin này sau 6 tháng, theo tin đưa trong tháng 5/2021.

Ngày 10/4 trước đó, tại Hội nghị Quốc gia về vắc-xin và Sức khỏe, ông Gao Fu (Cao Phúc), Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc phát biểu rằng hiệu quả của vắc-xin trong nước không cao và phải được cải thiện bằng cách pha trộn các loại vắc-xin sử dụng những công nghệ khác nhau.

Đầu tháng 3, truyền thông Peru đưa tin hiệu quả của vắc-xin Sinopharm trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 chỉ đạt 11,5%, thấp hơn nhiều so với ngưỡng cho phép 50% của WHO.

Nguyễn Quân

Xem thêm:

Chuyên gia chỉ ra 73 tác dụng phụ của vắc-xin Trung Quốc