Công an TP.HCM đã xử phạt số tiền 4,8 tỷ đồng, còn giới chức 22 quận, huyện, TP xử phạt số tiền hơn 9,9 tỷ đồng những người được cho là vi phạm Chỉ thị 16.

diem phong toa quan 1
Hẻm 183 Bùi Viện (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP.HCM) nhìn từ bên trong, qua rào kẽm gai phong tỏa vào khoảng trưa ngày 15/7. (Ảnh minh họa: Tôi là dân quận 1/Facebook)

Thông tin được giới chức TP.HCM đưa ra tại cuộc họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch COVID-19 tại TP.HCM chiều tối 16/7, truyền thông trong nước đưa tin.

Trong đó, ông Từ Lương, Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP từ 0h ngày 9/7 đến 17h ngày 16/7, UBND 21 quận, huyện và TP Thủ Đức xử phạt 4.295 trường hợp vi phạm Chỉ thị 16 với tổng số tiền 9 tỷ 948 triệu đồng.

Còn Phó Giám đốc Công an TP.HCM cho biết lực lượng công an đã xử phạt với tổng số tiền gần 4,8 tỷ đồng.

Theo đó, sau chưa đầy 8 ngày áp dụng quy định giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, tổng cộng 14 tỷ 748 triệu đồng tiền phạt được giới chức TP.HCM công bố.

Chỉ thị 16 do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành vào ngày 31/3/2020, cùng trong chuỗi văn bản Chỉ thị 15 và Chỉ thị 19 về các biện pháp phòng ngừa dịch COVID-19 (dịch viêm phổi Vũ Hán). Các chỉ thị này không phải là văn bản quy phạm pháp luật, căn cứ theo Luật Ban hành Văn bản Quy phạm pháp luật năm 2015 và Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015.

Theo Thông tư 33-BT ngày 10/12/1992 của Văn phòng Chính phủ, “Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo, đôn độc, kiểm tra, hướng dẫn, phối hợp hoạt động của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong các việc thực hiện các chủ trương, Chinh sách, luật pháp của Nhà nước, các quyết định của Chính phủ”.

Mặc dù vậy, được ra đời trong bối cảnh COVID-19 bùng phát, với nội dung “các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19”, các văn bản trên được áp dụng có tính chất quy phạm pháp luật ngoài thực tế, quy định về các hoạt động kinh tế – xã hội được phép và không được phép để đạt được các mức độ “giãn cách xã hội”.

Với Chỉ thị 16 mà TP.HCM đang áp dụng, người được xem là “ra đường có lý do chính đáng” khi:

Ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết gồm: mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác; các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn, tang lễ;

Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao; làm việc tại các cơ sở sản xuất, công trường, công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,…); ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm…), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ…

Các trường hợp cụ thể bị phạt, theo thượng tá Lê Mạnh Hà, phó trưởng Phòng tham mưu Công an TP.HCM cho biết hôm 10/7 như người không đeo khẩu trang, mở cửa kinh doanh hàng hóa không thiết yếu, ra ngoài không có lý do chính đáng (cần mang theo giấy tờ chứng minh được lý do), tập trung đông người nơi công cộng…

Nguyễn Quân

Xem thêm:

Miền Tây có thể ‘đóng cửa’, siêu thị quá tải, TP.HCM tính giải pháp ra sao?