Giới chức Cần Thơ vừa có kế hoạch chi 30 tỷ đồng để diệt chuột trong thời gian 5 năm.

diet chuot can tho
Cần Thơ muốn chi 30 tỷ đồng để diệt chuột trong 5 năm. (Ảnh minh họa: baocantho.com.vn)

Truyền thông nhà nước hôm 13/3 cho biết ông Nguyễn Ngọc Hè – Phó chủ tịch TP. Cần Thơ vừa ký kế hoạch phòng chống chuột để bảo vệ sản xuất trồng trọt giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, tổng số tiền thực hiện kế hoạch diệt chuột trên là gần 30 tỷ đồng. Trong đó, hơn 22,5 tỷ đồng là vốn đề xuất ngân sách thành phố, số còn lại là vốn đối ứng của nông dân.

Kinh phí gần 30 tỷ đồng trên dùng vào việc tập huấn nông dân diệt chuột trong giai đoạn 5 năm. Đối với cây lúa, nông dân được tập huấn 1.500 buổi, đối với cây ăn trái sẽ có 85 buổi.

Đối với diện tích cây trồng có nguy cơ bị chuột gây hại, nông dân sẽ được hỗ trợ bẫy chuột với số lượng 22.500 bẫy chuột/năm. Trong 5 năm, người dân sẽ hỗ trợ 112.500 chiếc bẫy chuột trên tổng diện tích 225.142 ha.

Ngoài bẫy chuột, thuốc hỗ trợ sinh học cũng được áp dụng để diệt chuột trên diện tích bị gây hại. Cụ thể, người dân được hỗ trợ 1.125 kg/năm, tổng số hỗ trợ 5 năm là 5.625 kg thuốc sinh học.

Cần Thơ hiện có hơn 80.000 ha đất trồng lúa, trên 20.000 vườn cây ăn trái, gần 15.000 ha rau màu.

Chủ tịch TP Cần Thơ duyệt chi hơn 10 tỷ đưa 80 cán bộ sang Mỹ học

Với kế hoạch trên, tài khoản Ly Cty nhận xét: “Có cần phải tốn nhiều tiền như vậy không? Cần Thơ diệt chuột xong (cứ cho là như vậy) thì chuột “nhập cư” từ các tỉnh khác vào lại sinh sôi phát triển như cũ, tính sao đây? hay lại chi gấp đôi số kinh phí đó để diệt chuột tiếp theo?”.

Lê Phu: “Diệt chuột hết 30 tỷ?? Các quan có chia nhau? Tôi khẳng định là có”.

Trungpham: “Một kế hoạch dư thừa. Tốn tiền ngân sách nhà nước. Lo đầu ra sản phẩm nông dân thì thực tiễn hơn. Chuột ở miền tây mà làm như sâu rầy hại bệnh”.

TU PHAM: “Tôi không đồng ý. Đề xuất này đưa ra là biết ngay mấy ông không nắm được rồi, bởi chuột bây giờ còn không đủ cho nông dân bắt để ăn nữa, nên cần gì phải bỏ kinh phí ra để diệt. Nói ra điều này tội cho nông dân chúng tôi quá, chúng tôi không có hưởng lợi gì từ dự án này đâu, mấy ông dành kinh phí để diệt hoặc mua lại con ốc bươu vàng dùm nông dân tôi kìa…”.

Đăng Khoa Bùi: “Như vậy có tốn kém lắm không ? Vì chuột là loài sinh sản cấp số nhân, chỉ trong một thời gian ngắn là có cả gia đình chuột từ vài chục cho tới cả trăm con. Không lẽ phải tốn tiền diệt chuột mãi sao?

Chủ yếu là người dân có ý thức diệt hay không mà thôi. Thường xuyên thăm ruộng đồng, đặt bẫy , và tập hợp lại mọi người đều ra đồng ruộng truy quét diệt chuột tập thể thường xuyên thì khả năng dẹp diệt chuột rất cao.

Nên nhớ làm được như vậy thì người dân vừa diệt vừa thu hoạch chuột lại bán được giá rất cao, vì chuột là đặc sản của miền Tây Nam Bộ”.

Phạm Hoa: “Nếu các quan chức mà thực sự không ăn chia, tôi nghĩ kế hoạch này cũng được”.

Anh Quoc Nguyen: “Theo tôi biết thì trước đây Thái Lan có áp dụng biện pháp khuyến khích diệt chuột rất hiệu quả mà không cần tốn nhiều chi phí cho hội thảo hay tập huấn và cấp phát bẫy chuột. Mà hàng ngày công ty vệ sinh công cộng vẫn có cả đống chuột để chôn lấp tiêu hủy. Họ chỉ cần căng băng rôn và kêu gọi người dân bắt chuột để nhận tiền thưởng theo số lượng giao nộp. Vậy là rất nhiều người lao động tự trang bị bẫy chuột các loại, ná thun, súng chĩa … để ngày đêm đi săn chuột và nhận tiền thưởng. Chỉ một thời gian ngắn lượng chuột phá hoại gần như vắng bóng”…

Minh Long

Cần Thơ chi 43 tỷ đồng để làm 1km đường