Chiều 28/5, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) thông báo kết quả giải mã toàn bộ gen chủng virus Vũ Hán (nCoV) từ chuỗi lây nhiễm liên quan đến ‘Hội thánh truyền giáo Phục Hưng’ tại điểm ở quận Gò Vấp là biến chủng B.1.617.2, thường gọi là biến chủng Ấn Độ.

COVID 19 chuoi lay hoi thanh truyen giao phuc hung
HCDC nhận định ca bệnh đầu tiên có thể khởi phát từ ngày 13/5. Chuỗi lây này chỉ được phát hiện khi có 3 người phát triệu chứng và đi khám tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định hôm 26/5. (Ảnh: HCDC)

Việc giải mã bộ gen của virus gây bệnh được tiến hành trên mẫu bệnh phẩm của 5 bệnh nhân thuộc nhóm lây nhiễm. Kết quả cả 5 bộ gen virus đều thuộc biến chủng Ấn Độ B.1.617.2.

Ngoài nhiễm biến chủng “siêu lây nhiễm”, môi trường sinh hoạt chung trong nhóm nhỏ hẹp, không thoáng khí, người tham gia không đeo khẩu trang đã tạo điều kiện khiến cho virus lây lan nhanh, HCDC nhận định.

Hiện Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 7 biến chủng của virus Vũ Hán, gồm: B.1.222, B.1.619, D614G, B.1.1.7, B.1.351, A.23.1 và B.1.617.2; trong đó, đặc biệt biến chủng kép B.1.617.2. từ Ấn Độ là nguyên nhân chính khiến số ca nhiễm cộng đồng tăng kỷ lục từ trước tới nay tại Việt Nam, gây nên vùng dịch lớn tại khu vực phía Bắc.

Theo công bố vào sáng 19/5, trong 29 mẫu được giải trình tự gene (Hà Nội 10, Bệnh viện K 5, Bắc Giang 9, Bắc Ninh 2, Vĩnh Phúc 2, Hải Phòng 1), tất cả đều nhiễm biến thể B1.617.2.

Biến thể này đã được phát hiện lần đầu trên mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân người Ấn Độ, cách ly ở Hải Phòng, sau đó về cách ly tại Time City (Hà Nội) thuộc biến thể B.1.617.2 của Ấn Độ và một bệnh nhân người Ấn Độ (người đi chuyến bay từ Đà Nẵng ra Hà Nội cùng chuyến bay nhóm người Trung Quốc) (tại Hải Dương) – theo công bố hôm 7/5.

Tại TP.HCM, biến chủng này được ghi nhận lần đầu trong bộ gene virus của bệnh nhân 4583 (quận 7), từng đến thăm người nhà ở Hải Phòng từ ngày 24/4 đến 5/5. Ca bệnh này được nhận định là nguồn lây cho ca bệnh ngụ tại TP Thủ Đức, là đồng nghiệp cùng làm trong một công ty ở quận 3 – theo công bố của giới chức y tế TP tối 21/5.

TP.HCM: Nguy cơ chuỗi lây nhiễm theo các F1, F2… lan ra các bệnh viện, cơ sở y tế

Kể từ 3 ca chỉ điểm công bố sáng 27/5, số ca mắc COVID-19 trong chuỗi lây nhiễm ên quan đến ‘Hội thánh truyền giáo Phục Hưng’ vẫn đang tăng lên rất nhanh. Tính đến chiều tối ngày 28/5, 58 ca trong chuỗi lây đã được Bộ Y tế xác nhận, trong đó 57 ca ngụ tại 16 quận huyện ở TP.HCM, một ca ngụ tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An (làm việc tại TP.HCM).

708 người tiếp xúc F1 đã truy vết được, tính đến chiều tối 28/5. Trong đó, 639 mẫu có kết quả âm tính, 69 mẫu đang chờ kết quả.

11.644 người tiếp xúc F2, trong đó 5.658 mẫu âm tính, 5.968 mẫu chờ kết quả.

Trong cuộc họp khẩn sáng 27/5, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM nhận định “ổ dịch này đã xuất hiện và lây lan từ trước, có thể đã qua hai chu kỳ lây, mầm bệnh cũng đang lây lan trong cộng đồng”. Hai chu kỳ lây nhiễm có nghĩa là từ F0 đã lây cho F1, F1 đã lây cho F2, và rất có thể F3 đã nhiễm, nhưng do hiện chưa xác định được nguồn lây (F0 đầu tiên) nên vẫn phải điều tra, truy vết diện rộng và xét nghiệm gene virus các bệnh nhân, Vnexpress dẫn tin.

Trong 36 ca được Bộ Y tế công bố hôm 27/5, Giám đốc HCDC – ông Nguyễn Trí Dũng cho biết có 19 trường hợp có triệu chứng, khởi phát sớm nhất bắt đầu từ ngày 13/5 (13 ngày trước); 4 trường hợp không ghi nhận triệu chứng và 13 trường hợp không rõ triệu chứng, theo Tuổi Trẻ.

Điều này có nghĩa mầm bệnh đã khởi phát ít nhất từ ngày 13/5 tới nay, chưa kể là biến chủng kép Ấn Độ như vừa xác định.

Nguyễn Quân

Xem thêm:

TP.HCM thêm 2 F1 của vợ chồng thai phụ nghi nhiễm nCoV, hình thành chuỗi lây mới