Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng “Luật đã quy định nó là “thu giá” thì ta gọi nó là “thu giá”. Chứ không phải luật quy định là “thu giá”, bây giờ chúng ta lại bảo không, vẫn cứ phải là “thu phí”. Việc gọi là trạm BOT, hay là trạm thu giá BOT, hay trạm thu phí BOT thì chỉ là một cái tên gọi. Ví dụ, ở đây em là Hoa, là Lụa, nhưng ở quê em là H…, là Cà, thì cái chuyện ấy nó không quan trọng, bởi vẫn là em”.

nguyễn đức kiên
ĐB Nguyễn Đức Kiên. (Ảnh: baocongthuong.com.vn)

Liên quan việc Bộ GTVT thay từ “trạm thu phí” bằng “trạm thu giá”, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội vào chiều ngày 23/5, Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng gọi “thu giá” là vì theo Luật đã quy định như thế.

Luật đã quy định nó là “thu giá” thì ta gọi nó là “thu giá”. Chứ không phải luật quy định là “thu giá”, bây giờ chúng ta lại bảo không, vẫn cứ phải là “thu phí”. Rồi chúng ta quay trở lại bẻ với nhau là từ điển tiếng Việt rằng giá là thế này, phí là thế kia.

Với tư cách là người xây dựng luật, có thể luật Giá chưa bao hàm hết được 100% vấn đề của xã hội, nhưng ít nhất nó cũng bao quát được 85-90%, thì cứ để thực hiện đã, rồi chúng ta sẽ điều chỉnh. Hàng năm và 5 năm một lần, các cơ quan chức năng đều có đánh giá lại luật ấy.

Theo tôi, chúng ta nên tôn trọng thực tiễn, cam kết của Chính phủ. Ở đây, hai bên cùng có lợi chứ không phải riêng một bên nào“, ông Kiên nói.

Về việc trạm BOT có thể lấy tên khác ngoài từ “thu giá” được không? Sao không lấy tên khác cho dễ hiểu, hay có thể gọi là trạm BOT, trừ chữ “giá” có được không?,… Ông Kiên trả lời “Bởi vì là luật. Luật người ta quy định là giá, không có phí nữa thì phải gọi là giá. Bây giờ phải theo luật”.

Ông Kiên cũng cho rằng việc gọi là trạm BOT, hay là trạm thu giá BOT, hay trạm thu phí BOT thì chỉ là một cái tên gọi.

Ví dụ, ở đây em là Hoa, là Lụa, nhưng ở quê em là H…, là Cà, thì cái chuyện ấy nó không quan trọng, bởi vẫn là em”, ông Kiên ví von.

Ông Kiên còn cho rằng phải nhìn vào bản chất của sự việc, xem việc thu giá làm con đường đó có hỗ trợ cho phát triển kinh tế xã hội cho địa phương hay không, có tạo thuận lợi cho người dân và có giúp ích cho phát triển hay không?

Về việc dư luận và các nhà chuyên môn cho rằng Bộ GTVT đã đánh tráo khái niệm, bởi vì bất kỳ một khái niệm nào trong luật cũng phải bắt nguồn từ cơ sở ngữ nghĩa nào đấy, chứ không thể nói một cách mập mờ, vô nghĩa – ông Kiên thẳng thắn “Nếu nói đến chuyên môn, thì tôi không phải là nhà chuyên môn trong ngôn ngữ học.

Nhưng anh là người sống và làm việc theo pháp luật. Bây giờ luật ấy do quốc hội quy định và đã có hiệu lực rồi, nên anh phải tuân theo. Nếu quốc hội bảo nó là “giá dịch vụ” thì anh dùng từ giá dịch vụ. Còn bảo anh nói như thế là không phản ánh đúng dư luận hay bức xúc của người dân,… thì anh nhận khuyết điểm”, ông Kiên nói.

Trần Tâm

Xem thêm: