Sau hai lần bị trả lại đề án vào tháng 11/2015 và tháng 2/2017, mới đây Uber đã được Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận hoạt động tại Việt Nam.

uber grab co dao lon thi truong van tai taxi 2
(Ảnh minh họa: pinterest)

Ông Nguyễn Hồng Trường – Thứ trưởng Bộ GTVT mới đây cho biết Uber đã bổ sung, hoàn thiện đầy đủ các điều kiện trong dự án thí điểm vì vậy Uber đã được Bộ cho phép hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên, Uber còn cần được sự chấp thuận của các địa phương khi đăng ký hoạt động.

Theo đó, bắt đầu từ tháng 4/2017, Uber sẽ được tham gia Đề án thí điểm xe hợp đồng điện tử tại Việt Nam. Hiện, đối với ứng dụng gọi xe nước ngoài chỉ có Grab và Uber đăng ký tham gia đề án thí điểm này; còn lại là các công ty kinh doanh taxi trong nước.

Trước đó, Bộ GTVT đã 2 lần từ chối đề án thí điểm của Uber. Lần từ chối gần đây nhất là vào tháng 2/2017; trước đó, tháng 11/2015, Uber cũng bị Bộ từ chối thí điểm.

Giải thích việc Bộ GTVT 2 lần từ chối đề án thí điểm ứng dụng công nghệ để quản lý và kết nối vận tải hành khách, ông Nguyễn Hồng Trường cho biết Uber đã vi phạm quyết định số 24 của Bộ GTVT. Cụ thể:

  • Ứng dụng Uber có tính năng hoạt động tương tự “ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử” nên cần được thực hiện các thủ tục đăng ký với Bộ Công thương. Theo giấy phép đăng ký kinh doanh, Uber Việt Nam chỉ đăng ký chức năng tư vấn quản lý, nghiên cứu thị trường, thăm dò dư luận và kinh doanh phần mềm chứ không phải kinh doanh vận tải;
  • Việc công ty Uber BV (công ty mẹ tại Hà Lan) uỷ quyền cho Uber Việt Nam tham gia đề án thí điểm là chưa phù hợp. Thực tế hợp đồng với tài xế, doanh thu,… đều ký trực tiếp với Công ty Uber BV (cung cấp dịch vụ xuyên biên giới), vì vậy nếu có phát sinh vướng mắc khách hàng sẽ phải kiện thẳng tới Uber BV, còn Uber Việt Nam không liên quan.

Hiện nay, Uber chỉ cung cấp dịch vụ ở Hà Nội và TP.HCM, chưa mở rộng ra các tỉnh thành khác. Uber đang cung cấp các loại hình UberX (thường là xe nhỏ, 4-5 chỗ ngồi), UberBlack (xe lớn, 7 chỗ ngồi) và UberMoto (xe máy).

Hoàng Minh

Xem thêm: