Sáng sớm 13/1, một trận động đất xảy ra tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu với cường độ 3,6 độ Richter, nối tiếp hàng loạt các trận động đất đã xảy ra tại Tây Bắc trong năm 2020 và đầu 2021. 

13 01 2020 1 V
Vị trí chấn tâm động đất vào sáng 13/1/2021 tại Lai Châu. (Nguồn: igp-vast.vn)

Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần cho biết vào  21 giờ 17 phút 25 giây (giờ GMT) ngày 12/1, tức 4 giờ 17 phút 25 giây (giờ Hà Nội) sáng 13/1, một trận động đất cường độ 3.6 độ Richter, tại vị trí có tọa độ 22.578 độ vĩ Bắc, 102.704 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1 km. Động đất xảy ra tại khu vực huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.

Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần – Viện Vật lý Địa cầu vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Đây là trận động đất thứ 2 trong năm 2021, và nối tiếp hàng loạt các trận động đất đã xảy ra tại Tây Bắc trong năm 2020. Vào 13h ngày 10/1, một động đất có độ lớn 2.5 độ Richter đã xảy ra tại khu vực huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Hai trận động đất khác xảy ra gần phạm vi lãnh thổ Việt Nam gồm trận động đất 2.8 độ Richter tại khu vực tỉnh Houaphan, Lào (cách huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa khoảng 9 km), ngày 6/1 và trận động đất 2.7 độ Richter tại khu vực tỉnh Vân Nam, Trung Quốc (cách huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai khoảng 28 km) ngày 7/1.

dong dat moc chau 2020 1
Tường nhà nứt sau trận động đất ngày 27/7 tại Mộc Châu, Sơn La. (Ảnh: sonlatv.vn)

Trong hàng loạt các trận động đất đã xảy ra tại Tây Bắc trong năm 2020, liền sau trận động đất ngày 16/6 có độ lớn 4.9 Richter xảy ra tại huyện Mường Tè, Lai Châu khiến 4 trẻ mầm non bị thương nhẹ, ngày 27/7 xảy ra trận động đất mạnh nhất trong năm với độ lớn 5,3 độ Richter, độ sâu khoảng 14 km tại Mộc Châu (Sơn La). Trận động đất gây rung chấn tại cả các tỉnh, thành phố cách hàng trăm km như Phú Thọ, Hà Nội, Hòa Bình, Thanh Hóa, khiến 127 ngôi nhà tại Sơn La bị nứt, lún.

TS Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu cho biết hiện nay khu vực Tây Bắc Việt Nam có hoạt động động đất mạnh nhất, do nơi đây có nhiều đứt gãy hoạt động mạnh, như đứt gãy Ðiện Biên – Mường Lay; đứt gãy Sông Mã – Tuần Giáo – Lai Châu. Trận động đất mạnh tới 6,7 độ từng xảy ra tại khu vực này vào ngày 24/6/1983. Cần đề phòng khu vực miền núi phía bắc, như trận động đất tại Cao Bằng xảy ra năm 2019 sau rất nhiều năm lòng đất “ngủ yên”.

Các vùng có nguy cơ động đất khác gồm khu vực huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, với chuỗi động đất bắt đầu từ năm 2014; khu vực sông Tranh 2 (Quảng Nam) và những trận động đất mới xảy ra tại khu vực huyện Trùng Khánh (Cao Bằng), theo TS Xuân Anh, dẫn từ báo Nhân Dân ngày 4/7/2020.

Bảng thang đo độ Richter của động đất:

Mô tảĐộ RichterTác hại
Không đáng kểnhỏ hơn 2,0Động đất thật nhỏ, không cảm nhận được
Thật nhỏ2,0-2,9Thường không cảm nhận nhưng đo được
Nhỏ3,0-3,9Cảm nhận được nhưng ít khi gây thiệt hại
Nhẹ4,0-4,9Rung chuyển đồ vật trong nhà. Thiệt hại khá nghiêm trọng.
Trung bình5,0-5,9Có thể gây thiệt hại nặng cho những kiến trúc không theo tiêu chuẩn phòng ngừa địa chấn. Thiệt hại nhẹ cho những kiến trúc xây cất đúng tiêu chuẩn.
Mạnh6,0-6,9Có sức tiêu hủy mạnh trong những vùng đông dân trong chu vi 180 km bán kính.
Rất mạnh7,0-7,9Có sức tàn phá nghiêm trọng trên những diện tích to lớn.
Cực mạnh8,0-8,9Có sức tàn phá vô cùng nghiêm trọng trên những diện tích to lớn trong chu vi bán kính hàng trăm km.
Cực kỳ mạnh9,0-9,9Khả năng tàn phá ngoài sức tưởng tượng trong phạm vi hàng nghìn km2
Ngoại lệ10+Hủy diệt mọi thứ, không gì có thể trụ vững trên diện tích cả lục địa

Nguyễn Sơn

Xem thêm:

Hơn 10 năm sau thảm họa động đất Tứ Xuyên, nỗi đau vẫn chưa nguôi