Mấy ngày qua, dư luận tại Việt Nam lại rúng động trước thông tin Giáo hội Phật giáo Việt Nam sáng tạo ra ý tưởng “cúng dường qua ví điện tử (cúng dường online)”.

Bái Đính
Chùa Bái Đính (Ninh Bình) đã bị áp dụng hình thức “cúng dường online”. (Ảnh: Ngọc Long)

Theo lời giải thích từ ông Thích Đức Thiện – Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam vào chiều hôm 23/2, đây là thử nghiệm mới của Giáo hội trong mùa dịch viêm phổi Vũ Hán và việc cúng dường online là “cách để đảm bảo phòng dịch, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân”.

“Đây là thử nghiệm để xác định một hướng mới trong tương lai cho việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào các hoạt động văn hóa, xã hội và tín ngưỡng”, ông Thiện nói.

thich duc thien
Ông Thích Đức Thiện, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. (Ảnh: thanhtra.com.vn)

Cũng theo ông Thiện, hiện ứng dụng ví điện tử được thực hiện thí điểm ở 12 chùa, cũng vì thời gian gấp gáp, lại vào dịp sát Tết nên việc thông báo, triển khai chưa rộng rãi.

Một số chùa lớn tại Việt Nam đã bị áp dụng hình thức cúng dường online có thể kể đến như: chùa Phúc Khánh (Hà Nội), Yên Tử (Quảng Ninh), Bái Đính (Ninh Bình), Tam Chúc (Hà Nam), Phật Tích (Bắc Ninh) và Đại Tuệ (Nghệ An).

Đề cập đến những phản ứng trái chiều của dư luận trước hình thức cúng dường online, ông Thích Đức Thiện khẳng định “Giáo hội Phật giáo Việt Nam đặt vấn đề thử nghiệm tức là đã dám đối diện với những thứ không truyền thống”.

“Ai chưa hiểu, chưa đồng thuận sẽ cho là không hay. Tuy nhiên, ở nhiều chùa, các thầy trẻ lại rất ủng hộ”, ông Thiện khẳng định.

Liên quan đến băn khoăn làm thế nào để chặn được các trang lợi dụng hình thức cúng dường để giả mạo, ông Thiện nói khi thông qua ứng dụng chính là cách thức chặn giả mạo.

“Đơn vị cung cấp ví điện tử sẽ xác nhận và là bộ lọc giả mạo. Giáo hội nếu triển khai thì sẽ ký kết với đơn vị cung cấp ứng dụng đó. Có một tài khoản đúng của chùa và chặn các tài khoản khác. Thành thử việc giả mạo sẽ khó xảy ra”, ông Thiện cho biết và nói thêm “Giáo hội sẽ có văn bản thông báo cho các ban trị sự và chỉ định một ngân hàng duy nhất để cúng dường online”.

Về vấn đề này, tài khoản Khánh Dương bày tỏ: “Đọc mà không tin vào mắt mình. Chùa thì phải làm cho thiệt to thiệt là hoành tráng, rồi không có tiền phải nghĩ ra cách là Phật tử có nhu cầu “được” cúng dường. Vừa không tin mà cũng vừa buồn cười”.

Hoàng Vinh: “Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã làm mất đi tính chân thiện của nhà Phật. Nghe nói muốn làm sư trụ trì một ngôi chùa nào đó phải chạy như chạy chức”.

Thảo Lê: “Ai u mê, ngu muội thì cứ cúng cho các chùa quốc doanh này. Tôi thì không. Tôi thường đi lễ Phật ở các chùa nhỏ và cúng dường ở đó”.

Phan Thanh Nam: “Phật giáo Việt Nam là ngành khởi nghiệp khủng, ai nhìn cũng thèm”.

Lee Nam Ha: “Chùa chiền kiểu này riết rồi không còn tin ai. Lợi dụng tín ngưỡng trục lợi”.

Julie Nguyen: “Chùa giờ cũng là nơi làm kinh tế của Đảng, thực ra là nơi các Đảng viên Cao cấp làm tiền vì họ có quyền bổ nhiệm Sư Trụ trì và chia nhau tiền cúng”.

Chung Le: “Thời nhà Trần, Phật giáo được tôn vinh làm quốc đạo, thời đó Đạo Phật được trì tụng và thực hành đúng giới luật của minh triết này .Có lẽ vì thế mà nhà Trần đã tổng hợp và phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc mà đánh bại ba lần xâm lược của quân nguyên mông. Ngày nay Đạo Phật đã bị lợi dụng để thu lợi bất chính . Người dân hãy tỉnh thức và phải hiểu rằng Phật là từ tâm…”.

Le Hong Huyen: “Chân tu giờ gần như không còn”.

Trần Huyền: “Chùa càng to, phật giáo càng suy đồi”.

Quí Hùng Mai: “Đây chính là những kẻ phá vỡ truyền thống Đạo Phật mà hàng ngàn năm qua nó được gìn giữ, trước năm 1975 các ngôi chùa ở miền Nam các sư thầy, sư cô họ phải lao động, tự cung tự cấp, họ trồng rau, sản xuất tương hột, nước tương, sữa đậu nành.. cuộc sống của họ rất đạm bạc đúng nghĩa của bậc chân tu.

Lúc nhỏ, tôi thường đến ngôi chùa gần nơi ở để mua tương hột hoặc sữa đậu nành tàu hủ, còn bây giờ các bậc chân tu cứ nghĩ Phật tử phải có trách nhiệm nuôi mình nếu không tới bỏ tiền vào thùng thì phải chuyển khoản…”.

Khoai Bắp: “Tập đoàn chùa chuyên kinh doanh hòm công đức năm nay thất bát vì dịch nên mở hòm đức online sau này tiến tới công đức qua các app , khấn qua zoom, dâng sao giải hạn qua team chat!!!”.

Trường Vũ: “Mọi người hãy sáng suốt. Để những đồng tiền của mình đến được những nơi cần đến và có ý nghĩa nhất. Theo mình nên từ thiện cho bà con vùng sâu xa hay những người có hoàn cảnh khó khăn bệnh tật, người già … thì có ý nghĩa hơn”.

Tuananh Truong: “Theo mình nghĩ thì trong chùa nên lắp đặt thêm cây ATM, máy cà thẻ hay thế ở chỗ thùng công đức, thêm dịch vụ đổi tiền tệ ở gần đó nữa để khách thập phương về cúng dường thuận tiện cho họ…!!”.

Trước đó, hôm 4/2/2019, Chùa Giác Ngộ (TP.HCM) có tổ chức buổi ra mắt robot chú tiểu Giác Ngộ 4.0.

Robot chú tiểu Giác Ngộ 4.0 do TS, kỹ sư Nguyễn Bá Hải, Trưởng Khoa Sáng tạo khởi nghiệp, Giảng viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM thiết kế theo nhu cầu tìm hiểu Phật pháp của phật tử.

Chú tiểu Giác Ngộ 4.0 là robot đầu tiên và đến nay là duy nhất trên thế giới có thể giao tiếp, tụng khoảng 100 bài kinh và trả lời 3.000 câu hỏi về Phật pháp, theo “phiên bản thuyết giảng Phật pháp của ông Thích Nhật Từ”, Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Viện trưởng- Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM

chu tieu giac ngo
Ông Thích Nhật Từ bên cạnh chú tiểu robot Giác Ngộ 4.0. (Ảnh: doanhnhanngaynay.vn)

Theo ông Từ, “việc áp dụng công nghệ robot vào hoạt động giải đáp Phật pháp là một hoạt động nghiên cứu khoa học mang tính nhân văn cao cả, một giải pháp hỗ trợ phần nào cho hoạt động thuyết pháp, giảng dạy Phật pháp của các giảng sư Phật học vốn còn chịu nhiều ảnh hưởng của giới hạn sức khỏe, tuổi tác và thời gian. Trong thời gian tới, cùng với việc tiếp tục cập nhật tri thức Phật pháp cho chú tiểu Giác Ngộ 4.0, các kỹ sư sẽ tiếp tục hoàn thiện khả năng giao tiếp của chú tiểu Giác Ngộ 4.0, nghiên cứu đến việc có thể sản xuất hàng loạt trong tương lai để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về Phật pháp của các tăng, ni, phật tử”.

Thế nhưng, một số blogger là Phật tử không đồng tình với phát minh này. Theo họ, đó chỉ là “robot giả cầy” được khoác cho chiếc áo “cách mạng công nghệ 4.0”. Có người lại ví von đây là “con ma nơ canh gắn loa chứ không phải robot”. Không những thế, tạo hình của robot chú tiểu còn làm một số người cảm thấy kinh hãi khi nhìn vào.

Dù sao thì việc dùng robot để giảng kinh vẫn sẽ khó được nhiều người chấp nhận rộng rãi, bởi vì Phật giáo nhấn mạnh vào phần linh hồn chứ không phải thể xác, việc phải “cung kính” nghe một cái máy không hồn giảng dạy sẽ là một điều gì đó thật kỳ lạ.

Ngọc Long (t/h)