Xuất hiện 2 ổ bệnh dịch tả lợn (heo) châu Phi vào ngày 11/5, đến cuối ngày 16/5, số ổ dịch đã nâng lên 4. Các cơ quan chức năng của tỉnh đang tăng cường các giải pháp khống chế dịch.

dich ta lon chau phi
Vứt lợn chết ra môi trường là một trong những nguyên nhân khiến dịch bệnh lan nhanh. Trong ảnh: Xác lợn chết bị vứt ra ven đường tại khu vực giáp ranh giữa Tân Hoa và Biển Động, Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, ngày 11/5. Xác lợn có vùng bụng chuyển màu đỏ, nghi xuất huyết dưới da – dấu hiệu lợn bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi. (Ảnh: FB Tin nóng Bắc Giang)

Tính đến 17 giờ chiều ngày 16/5, Hậu Giang đã xuất hiện 4 ổ dịch tả lợn châu Phi, nâng tổng số lợn bị tiêu hủy lên 225 con (trước là 68 con).

Các ổ dịch tả lợn châu Phi thuộc xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A; xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy; xã Đông Phú và Đông Thạnh, huyện Châu Thành.

Hiện tỉnh đang vận động người dân thực hiện 5 không:

  • Không giấu dịch;
  • Không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết;
  • Không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết;
  • Không vứt lợn chết ra môi trường;
  • Không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đang triển khai các biện pháp khẩn cấp khống chế dịch bệnh, gồm cử cán bộ giám sát hố tiêu hủy heo, giám sát chặt tình hình dịch bệnh trên địa bàn các huyện, rà soát, thống kê lại đàn lợn hiện có để chủ động trong việc phòng, chống dịch.

2 chốt kiểm tra, kiểm dịch bệnh động vật, sản phẩm động vật và tiêu độc khử trùng tại Quốc lộ 61C (đoạn ấp Nhơn Thuận 1, xã Nhơn Nghĩa A) và Bốn Tổng – Một Ngàn (đoạn ấp 1B, thị trấn Một Ngàn).

Toàn tỉnh Hậu Giang hiện có trên 15.000 hộ chăn nuôi lợn, chủ yếu có quy mô nhỏ lẻ, với tổng đàn khoảng 150.000 con.

Hiện Cà Mau đang tăng cường các hoạt động kiểm tra 24/24 ở tất cả các trạm, chốt. Các phương tiện vận chuyển lợn, sản phẩm phải có giấy chứng nhận kiểm dịch, giấy xác nhận nguồn gốc sản phẩm hợp lệ; trước khi vào địa bàn tỉnh phải được khử trùng đúng quy định.

Tỉnh yêu cầu cập nhật thông tin về mức độ nguy hiểm của dịch tả lợn châu Phi đến các tổ chức, cá nhân có liên quan, kèm theo các biện pháp xử lý đối với lợn nghi mắc bệnh, lợn mắc bệnh, lợn chết và biện pháp tiêu hủy.

Ngoài ra, yêu cầu giám sát, lấy mẫu đối với lợn có dấu hiệu bệnh, nghi bệnh tại cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ; thu giữ, lấy mẫu các sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc (thịt đông lạnh, thịt lợn tươi, xúc xích,…) và gửi xét nghiệm tại phòng xét nghiệm có thẩm quyền để xác định kết quả.

Nguyễn Sơn

Xem thêm: