Hội đồng tiền lương Quốc gia vừa bỏ phiếu thông qua mức lương tối thiểu vùng năm 2019, tăng 5,3% so với mức tối thiểu vùng năm 2018. Đây là lần điều chỉnh thứ 10 kể từ năm 2009 đến nay.

bhxh
Công nhân tại nhà máy thủy sản. (Ảnh: World Bank)

Về lý thuyết, lương tối thiểu là mức sàn để bảo vệ người lao động thu nhập thấp. Mặt khác, đây cũng là căn cứ để Nhà nước trích thu các khoản bảo hiểm, phí công đoàn, tính tiền làm thêm giờ… từ doanh nghiệp và người lao động. Các khoản đóng bảo hiểm được đưa vào Quỹ Bảo hiểm xã hội (BHXH) để tạo nguồn chi trả an sinh xã hội cho người lao động.

Điều này có nghĩa lương tối thiểu vùng là mức tiền lương tháng thấp nhất để tính mức đóng bảo hiểm. Các khoản trích nộp sẽ được điều chỉnh tùy theo độ tăng giảm của lương tối thiểu và tỷ lệ % đóng bảo hiểm.

Mức đóng BHXH hiện tại của Việt Nam đang cao nhất trong khu vực ASEAN, lên tới 32% tổng thu nhập tiền lương tháng (doanh nghiệp đóng 21,5%, người lao động đóng 10,5%). Đó là chưa kể 3% phí công đoàn (doanh nghiệp đóng 2%, người lao động đóng 1%).

Tại một số nước trong khu vực, tỷ lệ đóng bảo hiểm là 13% lương tháng tại Malaysia, tại Philippines là 10%, Indonesia 8%, Thái Lan 5%…

muc dong bhxh qua cac nam
Trong vòng 9 năm, tỷ lệ đóng bảo hiểm của DN tăng từ 17% lên 21,5%, của NLĐ tăng từ 6% lên 10,5%. Mức đóng này đang cao nhất trong khu vực ASEAN. (Biểu đồ: Vĩnh Long)

Từ năm 2007 đến 2018, tỷ lệ đóng bảo hiểm được điều chỉnh tăng 9 điểm phần trăm, từ 23% lên 32% mức lương tối thiểu vùng. Không chỉ tỷ lệ đóng bảo hiểm tăng lên, mức lương tối thiểu vùng cũng được điều chỉnh tăng hàng năm. Điều này làm tăng mức đóng bảo hiểm tối thiểu.

Hai biểu đồ kèm bảng số liệu dưới đây thể hiện biên độ tăng và con số cụ thể đối với mức lương tối thiểu vùng qua các năm và mức trích đóng bảo hiểm tối thiểu qua các năm.

muc luong toi thieu vung qua cac nam
Không chỉ tăng nhanh qua các năm, mà khoảng cách lương tối thiểu giữa các vùng cũng dần giãn rộng. (Biểu đồ: Vĩnh Long)

Cụ thể mức lương tối thiểu vùng qua các năm (đơn vị: đồng):

NămVùng IVùng IIVùng IIIVùng IV
Từ 1/1/2009
đến 31/12/2009
800.000740.000690.000650.000
Từ 1/1/2010
đến 31/12/2010
980.000880.000810.000730.000
Từ 1/1/2011
đến 1/10/2011
1.350.0001.200.0001.050.000830.000
Từ 1/10/2011
đến 31/12/2012
2.000.0001.780.0001.550.0001.400.000
Từ 1/1/2013
đến 31/12/2013
2.350.0002.100.0001.800.0001.650.000
Từ 1/1/2014 đến 31/12/20142.700.0002.400.0002.100.0001.900.000
Từ 1/1/20153.100.0002.750.0002.400.0002.150.000
Từ 1/1/20163.500.0003.100.0002.700.0002.400.000
Từ 1/1/20173.750.0003.320.0002.900.0002.580.000
Từ 1/1/20183.980.0003.530.0003.090.0002.760.000
Từ 1/1/20194.180.0003.710.0003.250.0002.920.000

Với lương tối thiểu vùng được điều chỉnh như trên, mức trích đóng bảo hiểm tối thiểu cũng thay đổi qua các năm như sau:

muc dong bhxh qua cac nam
Mức trích đóng bảo hiểm tối thiểu tăng cao và tăng liên tục trong 10 năm qua. Chỉ duy nhất một lần giảm là trong 6 tháng cuối năm 2017 khi tỷ lệ đóng bảo hiểm điều chỉnh giảm từ 32,5% xuống 32%. Nhưng sau đó mức đóng bảo hiểm tối thiểu lại tăng do tiền lương tối thiểu tăng. (Biểu đồ: Vĩnh Long) (*)

Cụ thể mức trích đóng bảo hiểm tối thiểu qua các năm (đơn vị: đồng):

NămVùng IVùng IIVùng IIIVùng IV
Từ 1/1/2009
đến 31/12/2009
200.000185.000172.500162.500
Từ 1/1/2010
đến 31/12/2010
279.300250.800230.850208.050
Từ 1/1/2011
đến 1/10/2011
384.750342.000299.250236.550
Từ 1/10/2011
đến 31/12/2011
570.000507.300441.750399.000
Từ 1/1/2012 đến 1/1/2013610.000542.900472.750427.000
Từ 1/1/2013
đến 31/12/2013
716.750640.500549.000503.250
Từ 1/1/2014 đến 31/12/2014877.500780.000682.500617.500
Từ 1/1/20151.007.500893.750780.000698.750
Từ 1/1/20161.137.5001.007.500877.500780.000
Từ 1/1/2017 đến 1/5/20171.218.7501.079.000942.500838.500
Từ 1/6/2017 đến 31/12/20171.200.0001.062.400928.000825.600
Từ 1/1/2018 đến 1/1/20191.273.6001.129.600988.800883.200
Từ 1/1/2019 (dự kiến)1.337.6001.187.2001.040.000934.400

Mức trích đóng bảo hiểm tối thiểu cao nhất  hiện nay là hơn 1,2 triệu đồng/tháng (vùng I). Với việc mức lương tối thiểu vùng năm 2019 tăng 5,3% so với năm 2018, nếu tỷ lệ trích đóng bảo hiểm không đổi (32%), dự kiến mức trích đóng bảo hiểm tối thiểu trong năm 2019 sẽ tăng lên hơn 1,3 triệu đồng/tháng (vùng I).

Ngoài ra, vì từ năm 2016, các khoản trích đóng BHXH được bổ sung thêm: không chỉ tính trên mức lương cơ bản (trước ngày 1/1/2016), mà bao gồm mức lương cơ bản và phụ cấp (từ ngày 1/1/2016), gồm mức lương cơ bản, phụ cấp và các khoản bổ sung khác (từ ngày 1/1/2018), theo đó, mức trích đóng bảo hiểm tính theo lương cơ bản theo bảng trên chỉ là mức trích đóng thấp nhất, chưa bao gồm mức trích đóng trên phụ cấp và các khoản bổ sung khác.

Tháng 3 vừa qua, trong văn bản gửi Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, Bộ NN&PTNN và Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã đề xuất trở về mức đóng BHXH năm 2010 (giảm 4% so với hiện tại) và giảm 1% phí công đoàn để giảm áp lực tài chính đối với doanh nghiệp và người lao động.

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) từ lâu đã chỉ ra tốc độ tăng lương tối thiểu vùng của Việt Nam rất không tương ứng với tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Trong giai đoạn 2009-2016, tốc độ tăng tiền lương tối thiểu vùng bình quân cao hơn gần 4 lần so với tốc độ tăng GDP và cao hơn 3 lần so với tốc độ tăng CPI.

bhxh
Tốc độ tăng trưởng của GDP và chỉ số giá CPI luôn thấp hơn tốc độ tăng lương tối thiểu vùng. (Biểu đồ: vepr.org.vn)

Thậm chí, tốc độ tăng lương tối thiểu cao hơn nhiều so với tốc độ tăng năng suất lao động. Thời gian qua, lương tối thiểu tăng từ 8-12%, trong khi tốc độ tăng năng suất lao động là 4-5%. Mức đóng bảo hiểm 22% lương tháng mà doanh nghiệp đang gánh là cao hơn nhiều về cả tỷ lệ (10% tại Thái Lan, 13% tại Malaysia, 10% tại Philippines, 8% tại Indonesia…) lẫn sự thiếu hợp lý khi năng suất lao động thấp hơn nhưng lại phải đóng mức bảo hiểm cao gấp nhiều lần.

Thống kê cho thấy mức đóng bảo hiểm tối thiểu liên tục tăng từ 2009 tới nay. Nếu tỷ lệ đóng bảo hiểm 32% tiếp tục áp dụng trong năm 2019, thì với mức tăng lương tối thiểu mới thông qua, tại vùng I, mức thu bảo hiểu tối thiểu sẽ tăng lên hơn 1,3 triệu đồng/tháng, tăng 568% so với năm 2009 (200.000 đồng/tháng). Tại vùng IV, mức đóng bảo hiểm tối thiểu cũng tăng tới 475%.

Thu nhập và bảo hiểm là hai nguồn tài chính đảm bảo đời sống của người lao động. Mức đóng bảo hiểm tối thiểu đang được xác định dựa trên mức lương tối thiểu. Nhưng khi mức lương tối thiểu liên tục được điều chỉnh tăng song không phản ánh mức tăng của năng suất lao động, không tương ứng với tốc độ tăng trưởng GDP và đồng đều với chỉ số giá tiêu dùng, thì việc đóng bảo hiểm trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp, chi phí sản xuất của doanh nghiệp leo thang, làm tăng nguy cơ người lao động bị trốn đóng bảo hiểm, bị sa thải.

Lúc này, quỹ bảo hiểm cũng như lương tối thiểu đã đi ngược với mục tiêu ban đầu của nó, là bảo đảm an sinh cho người lao động.

(*) Chú thích: 

  • Vì lương tối thiểu vùng được điều chỉnh giữa năm nên năm 2011 có hai mức trích đóng bảo hiểm tối thiểu: 2011 biểu thị thời gian từ 1/1/2011 – 1/10/2011; 2011 (a) biểu thị thời gian từ 1/10/2011 – 31/12/2011.
  • Vì tỷ lệ đóng bảo hiểm thay đổi giữa năm nên năm 2017 có hai mức trích đóng bảo hiểm tối thiểu: 2017 biểu thị thời gian từ 1/1/2017 – 1/5/2017 (tỷ lệ đóng 32.5%); 2017 (b) biểu thị thời gian từ 1/6/2017 – 31/12/2017 (tỷ lệ đóng 32%).

Vĩnh Long

Xem thêm: