Nếu như trên đường nhìn thấy ai vừa dán mắt vào điện thoại, vừa dáo dác tìm xung quanh, đôi khi tự cười một mình, có lúc lại mê man, có khi lại nhảy nhót, rồi đột nhiên xoay vòng tròn… những người này mười phần thì hết tám, chín phần đang chơi Pokemon Go, trò chơi điện thoại hot nhất gần đây.

Pokemon Go

Trò chơi miễn phí này do công ty game Nintendo tung ra tại Mỹ, châu Âu và Úc đầu tháng này. Từ đó đến nay, nó đã nhanh chóng vượt qua tất cả các ứng dụng và xếp đầu bảng trên App Store. Tại các công viên, quảng trường thành phố lớn đều xuất hiện nhiều người mê man chẳng biết ngày đêm như đã nói ở trên. Người chơi phải cầm điện thoại đi vòng quanh, tìm những con linh vật để bắt.

Nhiều báo phản ánh người chơi gặp phải các sự cố tai nạn trên đường do chơi Pokemon Go. Tuy vậy, cổ phiếu của Nintendo tăng cao nhất từ năm 2010 đến nay.

Khoa học kĩ thuật quả thật đã mang lại nhiều tiện ích cho con người, nhưng xét ở khía cạnh còn lại, nó cũng kéo theo nhiều tác hại nghiêm trọng mà số người thật sự nghiêm túc đối đãi nhìn nhận về vấn đề này còn quá ít.

Mặt tối đáng sợ của phát triển khoa học

Đầu tiên là vấn đề về rác thải. Khởi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp, không có ai nghĩ đến sự ô nhiễm mà nó sẽ gây ra cho môi trường là nghiêm trọng đến mức nào. Kết quả là hầu hết những khu vực công nghiệp trên thế giới, nguồn nước nhanh chóng bị ô nhiễm.

Sự việc Formosa và chất thải công nghiệp làm chết biển miền Trung và hàng ngàn người bị ảnh hưởng vừa qua là một minh chứng điển hình cho việc này. Ngư dân hơn 200km bờ biển bị mất công việc, ngành buôn bán hải sản bị suy giảm mạnh, dân địa phương phải làm việc vặt qua ngày hoặc tha phương đi tìm việc khác.

(ảnh qua baogiaothong.vn)
(ảnh qua baogiaothong.vn)
(ảnh qua video/zing.vn)
(ảnh qua video/zing.vn)

Các nước phương Tây đã sớm tỉnh ngộ, họ thông qua pháp luật để tiến hành bảo vệ môi trường một cách nghiêm túc. Mặc dù vậy, cũng còn một số phương diện khác chưa được quan tâm đúng mức. Chỉ khi rác thải công nghiệp hủy hoại môi trường sống, gây tác hải trực tiếp lên đời sống và sức khỏe cũng như sự sinh tồn của con người thì mới được chú ý đến.

Sau chiến tranh, kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng nên cần nhiều điện. Tổng thống Eisenhower đã cho phát triển nhà máy năng lượng nguyên tử vì năng lượng hạt nhân “quá mức rẻ tiền”. Nhưng từ năm 1978 đến nay, nước Mỹ không xin phép xây dựng thêm bất kỳ nhà máy điện hạt nhân nào mới, và kế hoạch xây dựng 120 nhà máy từ năm 1973 đến nay đều bị hủy bỏ. 103 lò phản ứng hiện đang hoạt động do ủy quyền kinh doanh cũng bị đình trệ dần do sự già đi của thiết bị công xưởng.

Vì sao lại có sự thay đổi lớn như vậy? Bởi vì sau khi sự cuồng nhiệt vì cái mới qua đi, người ta mới bắt đầu ý thức được suy nghĩ năng lượng hạt nhân “sạch và rẻ” của chính phủ là phiến diện. Tuy các nhà khoa học đã biết được điều này từ lâu, rằng các loại phế liệu từ năng lượng hạt nhân phải mất từ 200.000 năm trở lên để giảm đi 1 nửa độ phóng xạ. Nhưng thực tế, điều khiến mọi người bắt đầu quan tâm là kể từ sự cố điện hạt nhân Chernobyl năm 1986. Theo thống kê, cái giá của sự cố này lên đến ít nhất 358 tỷ đô la Mỹ, gấp nhiều lần so với tổng giá trị của toàn bộ năng lượng hạt nhân mà Liên Xô sản xuất ra trước đây. Không chỉ vậy, năm 1999, tai nạn trong một nhà máy làm giàu Uranium ở Tokaimura, Nhật đã làm cho 600 người bị nhiễm phóng xạ và chất phóng xạ xâm nhập vào cả khu vực 320.000 hộ dân lân cận.

Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, ảnh chụp vài tuần sau thảm họa. (ảnh: Laski Diffusion/Getty Images)
Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, ảnh chụp vài tuần sau thảm họa. (ảnh: Laski Diffusion/Getty Images)

Một phát minh khác của khoa học hiện đại: plastic. Giá thành rẻ, gia công dễ mà số lượng sử dụng lớn. Nhưng đi kèm theo đó là ô nhiễm môi trường cũng tăng cao: rất nhiều túi ni lông không thể thu về được, không bị mục khi chôn dưới đất, nếu đốt sẽ ô nhiễm không khí.

Hiện nay có nhiều căn bệnh liên quan đến hóa chất làm ni lông. Tại Trung Quốc, xung quanh khu vực xử lý đốt rác thường xuất hiện những làng ung thư. Vì vậy, các cuộc biểu tình với hàng ngàn người tham gia phản đối xây dựng nhà máy đốt rác tại khu vực họ sinh sống diễn ra thường xuyên.

Quả thật, khoa học đã nâng cao khả năng cải tạo và ảnh hưởng của nhân loại đối với giới tự nhiên. Dường như quá dựa dẫm vào khoa học khiến con người ngày càng tự cho mình là đúng. Vì vậy, chúng ta phải gánh chịu phản ứng do chính sự xem thường thiên nhiên này:

Để chống lũ lụt, người ta xây những con đập lớn để ngăn nước. Vào mùa khô, hạn hán cằn cỗi vì thiếu nước dẫn đến thiếu điện. Vào mùa mưa, nước lũ dâng cao cuồn cuộn thì lo lắng đập bị vỡ. Trí tuệ con người là có hạn, vì thế thường chỉ thấy cái lợi trước mắt mà khó có thể định lượng hết những tác hại về sau. Ví dụ như việc phát minh và sử dụng thuốc kháng sinh có thể giúp con người chống lại bệnh tật, nhưng đồng thời cũng khiến sản sinh ra những loại bệnh kỳ quái nguy hiểm do vi khuẩn kháng thuốc mà phát triển thành. Xét thấy những bài học và kết quả không lường trước được do khoa học gây ra, chính phủ Mỹ đã cấm sử dụng kinh phí quốc gia vào lĩnh vực nghiên cứu tế bào.

Thời đại điện tử kỳ lạ

Khoa học có thể giúp chúng ta giải quyết những vấn đề nhất thời, nhưng cũng mang đến những nguy hại lâu dài. Hiện nay Pokemon Go đang thịnh hành trên toàn cầu, nó giúp người ta giải trí nhất thời, vậy liệu nó có đem lại những tác hại lâu dài về sau hay không? Đây là việc chúng ta cần nghiêm túc suy ngẫm. Tuy nhiên trước mắt đã có những báo cáo liên tiếp về việc chơi Pokemon Go trên đường bị tai nạn và đầu óc mê muội vì quá đam mê.

pokemon go biem hoa

Nếu những phát minh khoa học đề cập ở trên khiến cho môi trường sống bị ô nhiễm, thì những trò chơi điện tử khiến người ta mê muội này sẽ làm tinh thần con người bị tổn hại, từ đó sức khỏe cũng bị ảnh hưởng. Thế mới thấy, khoa học không chỉ tác động đến thế giới vật chất của con người mà còn xâm nhập cả vào trong đầu óc, tư tưởng, tinh thần và âm thầm khống chế cách tư duy và suy nghĩ của chúng ta.

Không thể phủ nhận tác dụng hữu ích của khoa học, nhưng có lẽ đã đến lúc cần gióng lên hồi chuông báo động về việc sử dụng các phát minh khoa học một cách có lý trí và không để nó khống chế.

Khoa học tiến vào thời đại điện tử, với chiếc điện thoại thông minh và một trò chơi điện tử mà chỉ sau một đêm, cả thế giới bị mê hoặc bởi nó… Đây không phải là viễn cảnh trong phim khoa học viễn tưởng mà đã đang xảy ra.

Nếu ngày nay con người đã nhận ra vũ khí hạt nhân là mối nguy hiểm khủng khiếp cho nhân loại. Vậy thì chúng ta mong chờ con người sẽ nhanh chóng chiến thắng “trò chơi điện tử” có khả năng khống chế tinh thần con người chỉ sau một đêm này.

An Nhiên

Xem thêm: