Sau ngày ghi nhận số ca nhiễm trong nước cao thứ ba kể từ đầu dịch (8.620 ca – 31/7), sang sáng 1/8, Bộ Y tế Việt Nam tiếp tục công bố thêm 4.374 ca nhiễm virus Vũ Hán (nCoV), gồm 2 ca nhập cảnh và 4.372 ca trong nước. Số ca phát hiện mới trong cộng đồng vẫn ở mức cao – 884 ca chưa rõ nguồn lây. 

Vào sáng nay, Long An chính thức vượt Bắc Giang về tổng số ca nhiễm, trở thành tỉnh có số ca cao thứ 3 trên cả nước. Chưa kể liền sau Bắc Giang là các tỉnh Đồng Nai, Đồng Tháp, Tiền Giang, với số ca nhiễm mới tiếp tục tăng mỗi ngày.

tram com 0 dong 5
Nhóm “Trạm cơm 0 đồng” cứu trợ 150 phần thực phẩm cho xóm trọ công nhân trên đường Hồ Học Lãm, quận Bình Tân, TP.HCM, chiều 29/7. (Ảnh: Phong Bụi/Facebook)

4.372 ca ghi nhận tại 19 tỉnh thành gồm: TP.HCM (2.027), Bình Dương (1.415), Long An (318), Đồng Nai (262), Hà Nội (67), Vĩnh Long (50), Bà Rịa – Vũng Tàu (46), Hậu Giang (37), Bến Tre (32), Kiên Giang (24), Phú Yên (22), Trà Vinh (22), An Giang (21), Đồng Tháp (16), Thanh Hóa (6), Quảng Trị (3), Hải Dương (2), Kon Tum (1), Hưng Yên (1).

Trong đó, tổng cộng 3.488 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa, 884 ca đang điều tra dịch tễ.

Cập nhật số ca nhiễm mới tại 19 tỉnh thành, tình hình số ca nhiễm tại 62/63 tỉnh thành của Việt Nam như sau:

  • nhóm trên 92.200 ca: TP.HCM 92.270;
  • nhóm trên 16.000 ca: Bình Dương 16.094;
  • nhóm trên 5.700 ca: Long An 5.761, Bắc Giang 5.735;
  • nhóm trên 4.300 ca: Đồng Nai 4.388;
  • nhóm trên 3.100 ca: Đồng Tháp 3.117;
  • nhóm trên 2.200 ca: Tiền Giang 2.220;
  • nhóm trên 1.700 ca: Bắc Ninh 1.720, Khánh Hòa 1.710;
  • nhóm trên 1.300 ca: Hà Nội 1.397, Tây Ninh 1.357, Phú Yên 1.327;
  • nhóm trên 1.100 ca: Bà Rịa – Vũng Tàu 1.142;
  • nhóm trên 900 ca: Đà Nẵng 938;
  • nhóm trên 800 ca: Vĩnh Long 852, Cần Thơ 803;
  • nhóm trên 700 ca: Bến Tre 764;
  • nhóm trên 500 ca: Bình Thuận 589;
  • nhóm trên 300 ca: Trà Vinh 313;
  • nhóm trên 200 ca: An Giang 299, Quảng Ngãi 274, Hưng Yên 262, Kiên Giang 239, Đăk Lăk 226, Vĩnh Phúc 223, Nghệ An 210, Ninh Thuận 208, Hậu Giang 205;
  • nhóm trên 100 ca: Bình Phước 197, Bình Định 165, Hà Tĩnh 146, Lạng Sơn 128, Sóc Trăng 121;
  • nhóm từ 10-100 ca: Quảng Nam 95, Hải Dương 73, Đăk Nông 67, Hà Nam 65, Điện Biên 58, Gia Lai 55, Lâm Đồng 47, Thừa Thiên Huế 47, Thanh Hóa 41, Thái Bình 31, Cà Mau 31, Bạc Liêu 29, Hải Phòng 26, Hòa Bình 16, Hà Giang 13, Sơn La 13, Thái Nguyên 12, Ninh Bình 12, Nam Định 11, Quảng Trị 11, Lào Cai 10, Phú Thọ 10;
  • nhóm từ 1-dưới 10 ca: Kon Tum 8, Quảng Ninh 5, Bắc Kạn 5, Quảng Bình 3, Tuyên Quang 2, Yên Bái 1, Lai Châu 1.

Chỉ có 4 tỉnh thành đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới, gồm: Yên Bái, Điện Biên, Quảng Ninh, Bắc Kạn, giữ nguyên so với cập nhật vào 6h ngày 31/7.

Số ca nhiễm tiếp tục tăng mạnh tại khu vực phía Nam. Vào sáng nay, Long An đã chính thức vượt Bắc Giang về tổng số ca nhiễm, trở thành tỉnh có số ca cao thứ 3 trên cả nước. Hiện top 3 là TP.HCM và hai tỉnh lân cận: Bình Dương và Long An. Các tỉnh liền dưới Bắc Giang là Đồng Nai, Đồng Tháp, Tiền Giang, với số ca nhiễm mới vẫn tiếp tục được bổ sung.

Trong ngày 31/7, “tâm dịch” TP.HCM đã tiếp nhận 1 triệu liều trong tổng số 5 triệu liều vắc-xin Vero Cell của Sinopharm (Trung Quốc), do Công ty TNHH Một thành viên Dược Sài Gòn (Sapharco) mua và nhập khẩu dưới sự ủy quyền của UBND TP.HCM. 4 triệu liều còn lại dự kiến sẽ được giao trong tháng 8 này.

Phía giới chức TP chưa công bố kế hoạch tiêm loại vắc-xin trên. Trong diễn biến liên quan, trước đó một ngày, 30/7, Chủ tịch UBND TP.HCM – ông Nguyễn Thành Phong cho biết TP đang tăng cường tiêm vắc-xin cho người dân, con số dự kiến đến hết tháng 8 sẽ có 70% người trên 18 tuổi tiêm vắc-xin.

Đáng chú ý, TP này sẽ tổ chức các đội tiêm vắc-xin lưu động đến từng gia đình. Người dân không cần đăng ký mà sẽ được ghi tên để tiêm chủng ngay tại chỗ.

Cùng ngày, Bộ Y tế cho biết sẽ đưa chuyên gia và hỗ trợ thiết bị để đưa Trung tâm hồi sức tại Cần Thơ (quy mô 500 giường) vào hoạt động, đồng thời thiết lập Trung tâm hồi sức tích cực tại Long An (quy mô 500 giường), trưng dụng từ Nhà khách Tổng Liên đoàn Lao động (phường 3, Tân An).

Hà Nội đã khởi công xây dựng Bệnh viện dã chiến hồi sức điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch (quy mô 500 giường) tại phường Yên Sở, quận Hoàng Mai.

Sau hơn 20 ngày TP.HCM chính thức giãn cách và vừa tiếp tục gia hạn thêm 1-2 tuần, hàng ngàn người tiếp tục tự chạy xe máy “rút chạy” khỏi TP.HCM và các tỉnh phía Nam, do kiệt quệ về tài chính và lo sợ nhiễm bệnh. Trong khi một số tỉnh thông báo dừng tiếp nhận người trở về, với lý do khu cách ly tập trung quá tải, năng lực y tế và tài chính không đủ, TP.HCM trong ngày 31/7 đề nghị các tỉnh thành phối hợp đưa người có nguyện vọng trở về, khi việc đi tự phát tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Tổng số ca nhiễm trong cộng đồng của đợt bùng phát hiện tại, từ ngày 27/4 đến nay, là 146.198 ca. 32.710 bệnh nhân được công bố bình phục, tăng tới 3.704 người so với thời điểm 6h ngày 30/7 (29.006 người).

411 bệnh nhân nặng đang điều trị ICU; 21 bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO, không thay đổi so với thời điểm 6h ngày 31/7.

Theo cập nhật riêng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính đến 7h sáng 31/7, TP này đang có “878 bệnh nhân nặng đang thở máy và 14 bệnh nhân can thiệp ECMO; tính cộng dồn đến nay có 1.164 bệnh nhân tử vong”. Số ca tử vong tăng 107 ca so với cập nhật lúc 7h sáng 30/7 (1.057 ca).

Tổng số ca mắc COVID-19 Việt Nam đã công bố từ đầu mùa dịch (tháng 1/2020) đến nay theo Bộ Y tế công bố là 150.060 ca (2.241 ca nhập cảnh và 147.819 ca mắc trong nước). Số tử vong/tổng số bệnh nhân: 1.306/110.020, lần lượt tăng 145 và tăng 5.543 so với con số tương ứng cập nhật lúc 6h ngày 31/7.

Trong ngày 31/7, thêm 276.373 người đã tiêm vắc-xin COVID-19 (AstraZeneca, Sinopharm, Moderna, Pfizer), nâng tổng số liều Việt Nam đã tiêm là 6.203.866.  Trong đó 5.583.255 người tiêm 1 mũi, 620.611 người tiêm đủ 2 mũi.

Nguyễn Sơn

Xem thêm:

74% bệnh nhân COVID-19 tại 1 quận Massachusetts là người đã tiêm phòng đầy đủ