Sau ngày 20/7 với 4.795 ca, sang sáng 21/7, Bộ Y tế Việt Nam thông báo ghi nhận thêm 2.787 ca nhiễm virus Vũ Hán (nCoV) mới, gồm 12 ca nhập cảnh và 2.775 ca lây nhiễm trong nước. Bộ Y tế không công bố mã số ca và thông tin dịch tễ (nguồn lây) của toàn bộ các ca (thay đổi từ ngày 19/7).

Tăng thêm 1.739 ca, “tâm dịch” TP.HCM đang tiến đến mốc 40.000 ca vào ngày thứ 54 ghi nhận dịch. Đáng lưu ý, Bộ Y tế cho hay đến ngày 20/7, Bệnh viện dã chiến số 1 TP.HCM (hoạt động từ ngày 26/6) đã cho xuất viện trên 1.700 ca F0 trong số 4.423 ca tiếp nhận điều trị.

com tu thien tphcm
Người dân sau rào kẽm gai trong một khu phong tỏa ở quận 4, TP.HCM nhận cơm từ thiện do các doanh nghiệp và cá nhân đưa đến, chiều 22/6. (Ảnh: Tôi là dân quận 4/Facebook)

2.787 ca mới, gồm 12 ca nhập cảnh và 2.775 ca ghi nhận tại: TP.HCM (1.739), Bình Dương (657), Đồng Nai (85), Tiền Giang (65), Vĩnh Long (39), Khánh Hòa (38), Bến Tre (35), Bà Rịa – Vũng Tàu (18), Cần Thơ (16), Đăk Lăk (13), Kiên Giang (12), Bình Phước (12), Hậu Giang (9), Long An (8 ), Hà Giang (6), Phú Yên (5), Đăk Nông (4), Hà Nội (4), Quảng Ngãi (3), Bình Định (2), Nghệ An (2), Lâm Đồng (2), Gia Lai (1).

Trong đó, tổng cộng 2.382 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa, 393 ca đang điều tra dịch tễ; so với con số tương ứng 1.903 ca và 251 ca vào thời điểm 6h sáng 20/7, lần lượt tăng 479 ca và tăng 142 ca.

Trong 60/63 tỉnh thành ghi nhận dịch, số ca tại 23 tỉnh thành có ca mắc mới nâng lên như sau:

  • nhóm trên 39.500 ca: TP.HCM 39.526;
  • nhóm trên 5.700 ca: Bắc Giang 5.733;
  • nhóm trên 4.300 ca: Bình Dương 4.382;
  • nhóm trên 1.600 ca: Bắc Ninh 1.698;
  • nhóm trên 1.400 ca: Đồng Tháp 1.439;
  • nhóm trên 1.200 ca: Đồng Nai 1.230;
  • nhóm trên 900 ca: Tiền Giang 960;
  • nhóm trên 800 ca: Long An 878;
  • nhóm trên 700 ca: Phú Yên 787, Hà Nội 721 ca;
  • nhóm trên 600 ca: Khánh Hòa 623;
  • nhóm trên 500 ca: Đà Nẵng 501;
  • nhóm trên 400 ca: Vĩnh Long 461;
  • nhóm trên 200 ca: Bến Tre 263, Hưng Yên 251, Bà Rịa – Vũng Tàu 237, Quảng Ngãi 220;
  • nhóm trên 100 ca: Nghệ An 168, Cần Thơ 159, An Giang 132, Hà Tĩnh 125, Bình Thuận 120, Lạng Sơn 116, Vĩnh Phúc 116, Tây Ninh 107;
  • nhóm từ 10-100 ca: Bình Phước 98, Kiên Giang 85, Ninh Thuận 70, Trà Vinh 68, Sóc Trăng 64, Hà Nam 59, Điện Biên 58, Hải Dương 51, Hậu Giang 50, Bình Định 38, Đăk Lăk 33, Thái Bình 31, Lâm Đồng 23, Hải Phòng 22, Quảng Nam 19, Thanh Hóa 19, Cà Mau 19, Gia Lai 17, Đăk Nông 17, Bạc Liêu 16, Hòa Bình 12, Thừa Thiên Huế 11, Nam Định 10;
  • nhóm từ 1-dưới 10 ca: Lào Cai 9, Hà Giang 6, Ninh Bình 5, Phú Thọ 5, Quảng Ninh 5, Bắc Kạn 5, Quảng Trị 3, Thái Nguyên 3, Kon Tum 2, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La mỗi nơi 1 ca.

Ngoài “điểm rất nóng” TP.HCM, ngày 20/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu tỉnh Bình Dương cần mở rộng năng lực giường chữa bệnh và mở rộng cho F1 cách ly tại nhà, vì phải chuẩn bị cho kịch bản dịch bệnh diễn biến còn phức tạp hơn.

Ông Đam yêu cầu Bộ Y tế tăng cường bác sĩ, trang thiết bị y tế, thiết bị thở oxy… để hỗ trợ theo đề nghị của tỉnh Bình Dương. Phía chính quyền tỉnh thì kiến nghị được chi viện thêm khoảng 200 bác sĩ, 250 điều dưỡng và hỗ trợ 50 máy thở, trang thiết bị test COVID-19…

Yêu cầu Bình Dương tăng công suất điều trị COVID-19 còn nhằm hỗ trợ TP.HCM và các tỉnh trong vùng. Ông Đam cho hay năng lực điều trị cho F0 tại Bình Dương cần tính “dôi ra”, để khi dịch bệnh tại tỉnh được khống chế còn hỗ trợ cho TP.HCM và các tỉnh lân cận. Mặc dù đứng thứ 3 về số ca nhiễm trên toàn quốc , số ca nhiễm tại tỉnh Bình Dương bằng 1/10 số ca của TP.HCM, và đứng giữa 17 tỉnh phía Nam có số ca nhiễm từ 16 – trên 1.400 ca.

Tổng số ca mắc COVID-19 Việt Nam đã công bố từ đầu mùa dịch (tháng 1/2020) đến nay là 60.180 ca (58.100 ca trong nước và 2.080 ca nhập cảnh). Tổng số bệnh nhân hiện đang điều trị tăng lên 48.796 bệnh nhân (tổng 11.443 người được công bố bình phục, 334 người tử vong).

Trong đợt bùng phát hiện tại, từ ngày 27/4 đến nay, tổng số ca nhiễm trong cộng đồng là 61.889 ca. 8.669 bệnh nhân được công bố bình phục, tăng 396 người so với thời điểm 6h ngày 20/7 (8.273 người).

123 bệnh nhân nặng đang điều trị ICU (tăng 5 người so với thời điểm 6h ngày 20/7); 18 bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO.

Trong đó, số ca COVID-19 do lây nhiễm trong nước cao kỷ lục “leo thang” tập trung trong đợt dịch lần 4, gồm các ngày 25/6 (845 ca); ngày 3/7 (914 ca); ngày 4/7 (873 ca); ngày 5/7 (1.089 ca); ngày 6/7 (1.029 ca); ngày 7/7 (1.007 ca), ngày 8/7 (1.307 ca); ngày 9/7 (1.616 ca); ngày 10/7 (1.853 ca); ngày 11/7 (1.945 ca); ngày 12/7 (2.383 ca); ngày 13/7 (2.296 ca); ngày 14/7 (2.934 ca); ngày 15/7 (3.379 ca); ngày 16/7 (3.321 ca); ngày 17/7 (3.705 ca), ngày 18/7 (5.887 ca); ngày 19/7 (4.175 ca); ngày 20/7 (4.789 ca).

Số tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới giữ ở con số 11 tỉnh, gồm: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Sơn La, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Kạn.

Trong ngày 20/7, thêm 26.355 người đã tiêm vắc-xin COVID-19 (AstraZeneca, Sinopharm, Moderna, Pfizer), nâng tổng số liều Việt Nam đã tiêm là 4.336.833.  Trong đó 4.019.161 người tiêm 1 mũi, 317.672 người tiêm đủ 2 mũi.

Nguyễn Sơn

Xem thêm:

Vụ ‘hoa khôi’ tiêm vắc-xin không cần đăng ký: Bệnh viện Hữu nghị bị yêu cầu giải trình