Sau ngày 21/7 với 5.357 ca, sang sáng 22/7, Bộ Y tế Việt Nam thông báo ghi nhận thêm 2.967 ca nhiễm virus Vũ Hán (nCoV) mới, gồm 2 ca nhập cảnh và 2965 ca trong nước. Bản tin tiếp tục không có thông tin mã số ca và thông tin dịch tễ (nguồn lây) của toàn bộ các ca (thay đổi từ ngày 19/7).

gao tu thien tphcm
Một cụ bà trong khu giãn cách quận 4, TP.HCM nhận gạo và mì từ nhóm từ thiện. (Ảnh: Nam Nguyên/Tôi là dân quận 4/Facebook)

2.967 ca mắc mới, trong đó 2 ca nhập cảnh và 2965 ca trong nước ghi nhận tại: TP.HCM (2.433), Long An (233), Bình Dương (64), Đồng Nai (53), Tiền Giang (41), Vĩnh Long (38), Bến Tre (28), Đà Nẵng (27), An Giang (15), Kiên Giang (10), Hậu Giang (5), Bình Phước (5), Hải Phòng (3), Cần Thơ (3), Hà Nội (2), Sơn La (2), Quảng Bình (2), Huế (1).

Trong đó, tổng cộng 2.784 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa, 181 ca đang điều tra dịch tễ; lần lượt tăng 402 ca và giảm 212 ca so với con số tương ứng 2.382 ca và 393 ca vào thời điểm 6h sáng 21/7.

Trong 61/63 tỉnh thành ghi nhận dịch, số ca tại 18 tỉnh thành có ca mắc mới nâng lên như sau:

  • nhóm trên 43.700 ca: TP.HCM 43.776;
  • nhóm trên 5.700 ca: Bắc Giang 5.733;
  • nhóm trên 4.700 ca: Bình Dương 4.753;
  • nhóm trên 1.700 ca: Bắc Ninh 1.702;
  • nhóm trên 1.500 ca: Đồng Tháp 1.548;
  • nhóm trên 1.300 ca: Đồng Nai 1.368;
  • nhóm trên 1.100 ca: Long An 1.163;
  • nhóm trên 1.000 ca: Tiền Giang 1.001;
  • nhóm trên 800 ca: Phú Yên 808;
  • nhóm trên 700 ca: Hà Nội 761 ca;
  • nhóm trên 600 ca: Khánh Hòa 623;
  • nhóm trên 500 ca: Đà Nẵng 528;
  • nhóm trên 400 ca: Vĩnh Long 499;
  • nhóm trên 200 ca: Bến Tre 291, Hưng Yên 254, Bà Rịa – Vũng Tàu 237, Quảng Ngãi 223;
  • nhóm trên 100 ca: Cần Thơ 178, Nghệ An 171, An Giang 147, Tây Ninh 137, Vĩnh Phúc 134, Bình Thuận 127, Hà Tĩnh 125, Lạng Sơn 118, Bình Phước 103;
  • nhóm từ 10-100 ca: Kiên Giang 95, Ninh Thuận 92, Trà Vinh 78, Sóc Trăng 70, Hà Nam 59, Điện Biên 58, Hậu Giang 55, Hải Dương 51, Bình Định 44, Đăk Lăk 37, Thái Bình 31, Lâm Đồng 26, Hải Phòng 25, Thanh Hóa 20, Quảng Nam 19, Cà Mau 19, Gia Lai 17, Đăk Nông 17, Bạc Liêu 16, Hòa Bình 12, Thừa Thiên Huế 12, Nam Định 10;
  • nhóm từ 1-dưới 10 ca: Lào Cai 9, Hà Giang 6, Phú Thọ 6, Ninh Bình 5, Quảng Ninh 5, Bắc Kạn 5, Quảng Trị 3, Thái Nguyên 3, Sơn La 3, Kon Tum 2, Quảng Bình 2, Yên Bái, Tuyên Quang mỗi nơi 1 ca.

Với việc tỉnh Quảng Bình ghi nhận 2 ca mắc đầu tiên (cùng là F1 đã được cách ly), hiện Việt Nam chỉ còn hai tỉnh Cao Bằng và Lai Châu chưa ghi nhận ca nhiễm virus Vũ Hán trong đợt bùng phát hiện tại.

Từ 0h hôm nay 22/7, Hà Nội thay giải pháp cách ly tại nhà 14 ngày bằng cách ly tập trung người đến từ vùng có dịch, vùng đang giãn cách xã hội (trừ lực lượng phòng ngừa dịch, người làm công tác công vụ). Cụ thể, người về từ 19 tỉnh, thành sau sẽ phải cách ly tập trung: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, TP Cần Thơ, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang.

Từ 12h ngày 22/7, giới chức Đà Nẵng yêu cầu người dân ở nhà, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết như đi công tác, công vụ, làm việc tại công sở, nhà máy, mua thực phẩm…, nhưng phải giữ khoảng cách 2 m và không tập trung quá 2 người. Dừng hoạt động kinh doanh không thiết yếu, chỉ cho buôn bán lương thực, thực phẩm, khám chữa bệnh, cấp cứu; dừng hoạt động taxi, xe 9 chỗ và grab car; dừng hoạt động shipper, chỉ cho phép bán mang về.

Người dân trong thành phố buộc phải dừng đi bộ, tập thể dục, đạp xe; không được tổ chức tiệc tùng trong nhà; chỉ tổ chức tang lễ trong 48 tiếng và không quá 20 người. Quyết định được đưa ra khi tổng số ca tại TP này vượt 500 ca, 12/28 ca mắc mới trong ngày 21/7 là ca ngoài cộng đồng.

Cùng từ 12h ngày 22/7, chính quyền tỉnh Quảng Nam yêu cầu không để người dân từ Đà Nẵng vào Quảng Nam. Các chuyên gia, người lao động từ Đà Nẵng vào Quảng Nam làm việc phải thu xếp ở lại, không được quay về.

Với số ca nhiễm đang tiến đến mốc 44.000 ca vào ngày thứ 55 ghi nhận dịch, giới chức TP.HCM tăng kiểm soát bằng cách tiến hành song song đợt tiêm vắc-xin lần 5 (hơn 930.000 liều, từ ngày 22/7), chuyển F0 không triệu chứng hoặc tải lượng virus thấp về cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà (200 F0 đầu tiên đã xuất viện vào chiều 21/7), thông báo sẽ áp dụng Chỉ thị 16 tăng cường tại một số vùng trong TP (nhà trọ của công nhân, người lao động…).

Đợt 5 tiêm vắc-xin được tiến hành tại 615 điểm, dự trù tiêm 120 người/ngày/điểm sau khi rút kinh nghiệm tình trạng tập trung đông trong đợt 4.

Giới chức TP công bố tổng số lượng vắc-xin được phân bổ là hơn 930.000 liều, gồm vắc-xin AstraZeneca, Moderna (235.000 liều) và Pfizer (gần 55.000 liều); sẽ tiêm trước cho người mắc các bệnh nền (bệnh thận mãn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tăng huyết áp, đái tháo đường), người trên 65 tuổi.

Ngoài số vắc-xin trên, hôm 17/7, Phó chủ tịch UBND TP.HCM – ông Dương Anh Đức cho biết TP nhận một lượng nhỏ vắc-xin Sinopharm (số lượng cụ thể không được công bố); sẽ tiêm trước cho công dân Trung Quốc theo yêu cầu của nhà tài trợ phía Trung Quốc. Sau khi hết nhóm này, TP mới tiêm cho các đối tượng khác.

Tổng số ca mắc COVID-19 Việt Nam đã công bố từ đầu mùa dịch (tháng 1/2020) đến nay là 71.144 ca (2.101 ca nhập cảnh và 69.043 ca mắc trong nước). Tổng số bệnh nhân hiện đang điều trị tăng lên 58.803 bệnh nhân (tổng 11.971 người được công bố bình phục, 370 người tử vong).

Trong đợt bùng phát hiện tại, từ ngày 27/4 đến nay, tổng số ca nhiễm trong cộng đồng là 67.422 ca. 9.197 bệnh nhân được công bố bình phục, tăng 528 người so với thời điểm 6h ngày 21/7 (8.669 người).

123 bệnh nhân nặng đang điều trị ICU; 18 bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO (giữ nguyên so với thời điểm 6h ngày 21/7).

Trong đó, số ca COVID-19 do lây nhiễm trong nước cao kỷ lục “leo thang” tập trung trong đợt dịch lần 4, gồm các ngày 25/6 (845 ca); ngày 3/7 (914 ca); ngày 4/7 (873 ca); ngày 5/7 (1.089 ca); ngày 6/7 (1.029 ca); ngày 7/7 (1.007 ca), ngày 8/7 (1.307 ca); ngày 9/7 (1.616 ca); ngày 10/7 (1.853 ca); ngày 11/7 (1.945 ca); ngày 12/7 (2.383 ca); ngày 13/7 (2.296 ca); ngày 14/7 (2.934 ca); ngày 15/7 (3.379 ca); ngày 16/7 (3.321 ca); ngày 17/7 (3.705 ca), ngày 18/7 (5.887 ca); ngày 19/7 (4.175 ca); ngày 20/7 (4.789 ca); ngày 21/7 (5.343 ca).

Số tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới giảm xuống còn 9 tỉnh, gồm: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hoà Bình, Bắc Kạn, loại trừ các tỉnh Sơn La, Phú Thọ so với thời điểm 6h ngày 21/7.

Trong ngày 21/7, thêm 31.220 người đã tiêm vắc-xin COVID-19 (AstraZeneca, Sinopharm, Moderna, Pfizer), nâng tổng số liều Việt Nam đã tiêm là 4.367.939.  Trong đó 4.042.984 người tiêm 1 mũi, 324.955 người tiêm đủ 2 mũi.

Nguyễn Sơn

Xem thêm:

Liệu có cần tiêm liều vắc-xin COVID-19 bổ sung sau khi đã tiêm chủng đầy đủ?