Sau ngày 27/7 với số ca nhiễm kỷ lục “đi ngang” ở 7.913 ca, sang sáng 28/7, Bộ Y tế Việt Nam tiếp tục công bố thêm 2.861 ca nhiễm virus Vũ Hán (nCoV) trên cả nước, gồm 3 ca nhập cảnh và 2.858 ca trong nước. 

Với 2.115 ca mắc mới, tổng số ca nhiễm tại “tâm dịch” TP.HCM đang tiến sát đến mốc 75.000 ca – con số cao kỷ lục từ trước tới nay tại Việt Nam, trên quy mô cả nước và quy mô một tỉnh. Bệnh viện dã chiến thứ 16 tiếp tục khởi động, trong khi nhân lực y tế của các bệnh viện công và tư trong TP cũng như nhân lực từ phía Bắc tiếp tục được huy động để điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19 tại TP.

Số ca nhiễm tại các tỉnh thành lân cận TP.HCM cũng đang tăng lên nhanh chóng, Bình Dương đã tiến sát mốc 9.000 ca, Long An gần 4.000, Đồng Nai gần 3.000, Đồng Tháp gần 2.500…

dua f0 di cach ly
Đoàn xe buýt lớn đưa F0, F1 đi cách ly, tại chung cư Ấn Quang (phường 9, quận 10), tối 27/7. (Ảnh: Hellen Nguyễn/Tôi là dân quận 10/Facebook)

2.858 ca ghi nhận tại: TP.HCM (2.115), Đồng Nai (134), Tây Ninh (120), Đồng Tháp (91), Khánh Hoà (86), Hà Nội (69), Bà Rịa – Vũng Tàu (56), Trà Vinh (38), Bến Tre (32), Phú Yên (30), Tiền Giang (30), An Giang (24), Đăk Lăk (13), Sóc Trăng (12), Cần Thơ (5), Bình Định (2), Hải Dương (1).

Trong đó, tổng cộng 2.455 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa, 403 ca đang điều tra dịch tễ; lần lượt tăng 231 ca và giảm 135 ca so với con số tương ứng 2.224 ca và 538 ca vào thời điểm 6h sáng 27/7.

Cập nhật số ca nhiễm mới tại 17 tỉnh thành, tình hình số ca nhiễm tại 62/63 tỉnh thành của Việt Nam như sau:

  • nhóm trên 74.800 ca: TP.HCM 74.855;
  • nhóm trên 8.900 ca: Bình Dương 8.909;
  • nhóm trên 5.700 ca: Bắc Giang 5.735;
  • nhóm trên 3.900 ca: Long An 3.931;
  • nhóm trên 2.800 ca: Đồng Nai 2.848;
  • nhóm trên 2.400 ca: Đồng Tháp 2.488;
  • nhóm trên 1.800 ca: Tiền Giang 1.855;
  • nhóm trên 1.700 ca: Bắc Ninh 1.719;
  • nhóm trên 1.100 ca: Phú Yên 1.121;
  • nhóm trên 1.000 ca: Khánh Hòa 1.079, Hà Nội 1.076 ca, Tây Ninh 1.058;
  • nhóm trên 700 ca: Đà Nẵng 714, Vĩnh Long 708;
  • nhóm trên 600 ca: Bà Rịa – Vũng Tàu 663;
  • nhóm trên 500 ca: Bến Tre 583;
  • nhóm trên 400 ca: Cần Thơ 452, Bình Thuận 402;
  • nhóm trên 200 ca: Quảng Ngãi 265, Hưng Yên 261, An Giang 250;
  • nhóm trên 100 ca: Vĩnh Phúc 192, Nghệ An 190, Trà Vinh 183, Ninh Thuận 164, Kiên Giang 161, Đăk Lăk 142, Bình Phước 133, Hà Tĩnh 129, Sóc Trăng 121, Lạng Sơn 120, Bình Định 109, Hậu Giang 102;
  • nhóm từ 10-100 ca: Hà Nam 62, Điện Biên 58, Hải Dương 52, Quảng Nam 51, Đăk Nông 46, Lâm Đồng 41, Gia Lai 32, Thái Bình 31, Hải Phòng 25, Cà Mau 25, Bạc Liêu 24, Thanh Hóa 22, Thừa Thiên Huế 22, Hòa Bình 14, Nam Định 10, Lào Cai 10;
  • nhóm từ 1-dưới 10 ca: Hà Giang 8, Phú Thọ 6, Kon Tum 6, Ninh Bình 5, Quảng Ninh 5, Bắc Kạn 5, Thái Nguyên 4, Quảng Trị 3, Sơn La 3, Quảng Bình 2, Tuyên Quang 2, Yên Bái, Lai Châu mỗi nơi một ca.

Tại TP.HCM, trong hôm nay, 28/7, Bệnh viện Dã chiến số 16 tại quận 7 quy mô 2.800 giường dự kiến sẽ tiếp nhận bệnh nhân. Ngày 27/7, 87 bác sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên, nhân viên Bệnh viện Hùng Vương được huy động đến bệnh viện này. Phía Bệnh viện Hùng Vương cho biết đây là đoàn tiếp ứng cho bệnh viện dã chiến thứ 2 mà nơi đây đã cử đi; đoàn trước đó đã đến Bệnh viện Dã chiến Cần Giờ.

Ngay tại Bệnh viện Hùng Vương, khu vực điều trị cũng đã được chia thành 2 khu: một khu điều trị các bệnh nhân mắc bệnh thông thường, không có nguy cơ nhiễm và không nhiễm COVID-19; một khu chuyên điều trị các các bệnh nhân nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19 có nhu cầu sinh hoặc chăm sóc sức khỏe sinh sản (quy mô 120 giường).

Thêm các bệnh viện tư nhân: Bệnh viện Hoàn Mỹ Thủ Đức, Bệnh viện Triều An, Bệnh viện Xuyên Á, Bệnh viện Nam Sài Gòn cũng chuyển đổi công năng hoặc chuyển đổi một phần để tiếp nhận và điều trị bệnh nhân COVID-19.

Trong chiều 27/7, hơn 70 y bác sĩ của 2 bệnh viện tuyến trung ương là Bệnh viện K và Bệnh viện E vào TP.HCM hỗ trợ cho tuyến đầu ngăn ngừa dịch, hai ngày tới, 29/7, sẽ có thêm 30 y bác sĩ của Bệnh viện Lão khoa trung ương đến hỗ trợ cho TP.

Bộ Y tế xác nhận tính đến ngày 27/7, TP.HCM đã tiếp nhận hơn 6.000 nhân lực (700 bác sĩ, 1553 điều dưỡng, 78 kỹ thuật viên,  1.629 sinh viên…) hỗ trợ trong đợt dịch. Mặc dù vậy, TP này vẫn rất cần sự hỗ trợ thêm về nhân lực, vật lực trong thời gian tới.

Tại Nghệ An, từ đêm 26/7, Bệnh viện Đa khoa Minh An đang phải phong tỏa tạm thời sau khi 2 nhân viên được phát hiện dương tính nCoV. Liền sau một ngày, từ 27/7, TP Biên Hòa (Đồng Nai) chính thức thí điểm cách ly F1 tại nhà.

Tại Hà Nội, từ 22h đêm 27/7, Grab dừng thêm dịch vụ giao hàng (GrabExpress) và đi chợ hộ (GrabMart) tại Hà Nội cho đến khi có thông báo mới. Trước đó, Grab cũng dừng các dịch vụ vận chuyển (GrabBike, GrabCar, GrabTaxi) và dịch vụ giao nhận thức ăn (GrabFood) tại Hà Nội từ 6h ngày 24/7. Điều này có nghĩa Grab đã dừng mọi hoạt động ở Hà Nội. Ngoài Grab, ứng dụng Be, Gojek cũng đang dừng cung cấp tất cả dịch vụ tại TP này.

Sở Công Thương và các đơn vị bưu chính viễn thông sẽ đăng ký cho nhân viên giao nhận hàng hóa thiết yếu, bưu phẩm, bưu chính hoạt động, bao gồm cả lực lượng vận chuyển của các doanh nghiệp thương mại điện tử.

TP.HCM đề nghị được hỗ trợ thêm 1.000 bác sĩ, 4.000 nhân viên y tế

Trong đợt bùng phát hiện tại, từ ngày 27/4 đến nay, tổng số ca nhiễm trong cộng đồng là 113.294 ca. 20.172 bệnh nhân được công bố bình phục, tăng 1.602 người so với thời điểm 6h ngày 27/7 (18.570 người).

211 bệnh nhân nặng đang điều trị ICU; 17 bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO (lần lượt tăng 85 bệnh nhân và giữ nguyên so với thời điểm 6h ngày 27/7).

Trong đó, số ca COVID-19 do lây nhiễm trong nước cao kỷ lục “leo thang” tập trung trong đợt dịch lần 4, gồm các ngày 25/6 (845 ca); ngày 3/7 (914 ca); ngày 4/7 (873 ca); ngày 5/7 (1.089 ca); ngày 6/7 (1.029 ca); ngày 7/7 (1.007 ca), ngày 8/7 (1.307 ca); ngày 9/7 (1.616 ca); ngày 10/7 (1.853 ca); ngày 11/7 (1.945 ca); ngày 12/7 (2.383 ca); ngày 13/7 (2.296 ca); ngày 14/7 (2.934 ca); ngày 15/7 (3.379 ca); ngày 16/7 (3.321 ca); ngày 17/7 (3.705 ca), ngày 18/7 (5.887 ca); ngày 19/7 (4.175 ca); ngày 20/7 (4.789 ca); ngày 21/7 (5.343 ca); ngày 22/7 (6.164 ca), ngày 23/7 (7.295 ca), ngày 24/7 (7.937 ca); ngày 25/7 (7.525 ca); ngày 26/7 (7.859 ca); ngày 27/7 (7.911 ca).

Số tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới giảm xuống còn 6 tỉnh, gồm: Yên Bái, Quảng Trị, Điện Biên, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Nam Định, loại các trừ các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hải Dương, và bổ sung tỉnh Nam Định so với cập nhật vào 6h ngày 27/7 (trong đó Tuyên Quang ghi nhận một tài xế taxi nhiễm nCoV từ hôm 24/7, kết thúc 70 ngày không có ca mắc mới tại tỉnh này).

Tổng số ca mắc COVID-19 Việt Nam đã công bố từ đầu mùa dịch (tháng 1/2020) đến nay theo Bộ Y tế công bố là 117.121 ca (2.206 ca nhập cảnh và 114.915 ca mắc trong nước). Tổng số bệnh nhân hiện đang điều trị tăng lên 93.651 bệnh nhân; 22.946 người được công bố bình phục; 524 người tử vong.

Trong ngày 27/7, thêm 258.077 người đã tiêm vắc-xin COVID-19 (AstraZeneca, Sinopharm, Moderna, Pfizer), nâng tổng số liều Việt Nam đã tiêm là 5.013.175 .  Trong đó 4.562.339 người tiêm 1 mũi, 450.836 người tiêm đủ 2 mũi.

Nguyễn Sơn

Xem thêm:

Mô thức ĐCSTQ khiến thế giới phải trả giá: Từ SARS đến COVID-19