Sau ngày 2/8 với tổng 6.261/7.455 ca, sang sáng 2/8, TP.HCM tăng thêm 1.998/3.578 ca nhiễm virus Vũ Hán (nCoV) mới, chính thức vượt 100.000 ca sau hơn 3 tháng ghi nhận dịch. 

3.578 ca nhiễm mới trên cả nước gồm 15 ca nhập cảnh và 3.563 ca lây nhiễm trong nước; tiếp tục ghi nhận tới 687 ca đang điều tra dịch tễ, chưa rõ nguồn lây.

chan duong thuan an
Giới chức TP Thuận An (tỉnh Bình Dương) đưa xe cẩu đặt dải phân cách cứng (bê tông) chắn đường để ngăn người dân qua lại. (Ảnh: dẫn qua Tôi là dân Thủ Đức/Facebook)

3.563 ca ghi nhận tại 28 tỉnh thành, gồm: TP.HCM (1.998), Bình Dương (519), Long An (246), Tây Ninh (176), Đồng Nai (147), Vĩnh Long (72), Bình Thuận (72), Đà Nẵng (66), Bến Tre (62), Sóc Trăng (33), Cần Thơ (31), Đồng Tháp (31), An Giang (26), Phú Yên (20), Bình Định (18), Đăk Lăk (11), Đăk Nông (8), Nghệ An (5), Hà Tĩnh (4), Kiên Giang (3), Bạc Liêu (3), Phú Thọ (3), Sơn La (3), Hải Dương (2), Điện Biên (1), Quảng Trị (1), Thanh Hóa (1), Hà Nội (1).

Trong đó, tổng cộng 2.876 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa, 687 ca đang điều tra dịch tễ.

Cập nhật số ca nhiễm mới tại 28 tỉnh thành, tình hình số ca nhiễm tại 62/63 tỉnh thành của Việt Nam như sau:

  • nhóm trên 100.000 ca: TP.HCM 100.557;
  • nhóm trên 18.300 ca: Bình Dương 18.326;
  • nhóm trên 6.700 ca: Long An 6.703;
  • nhóm trên 5.700 ca: Bắc Giang 5.735;
  • nhóm trên 5.000 ca: Đồng Nai 5.078;
  • nhóm trên 3.200 ca: Đồng Tháp 3.295;
  • nhóm trên 2.200 ca: Tiền Giang 2.299, Khánh Hòa 2.294;
  • nhóm trên 1.700 ca: Bắc Ninh 1.720;
  • nhóm trên 1.600 ca: Tây Ninh 1.635;
  • nhóm trên 1.500 ca: Hà Nội 1.571;
  • nhóm trên 1.400 ca: Bà Rịa – Vũng Tàu 1.412;
  • nhóm trên 1.300 ca: Phú Yên 1.399;
  • nhóm trên 1.100 ca: Cần Thơ 1.155;
  • nhóm trên 1.000 ca: Đà Nẵng 1.080;
  • nhóm trên 900 ca: Vĩnh Long 974;
  • nhóm trên 800 ca: Bến Tre 876;
  • nhóm trên 700 ca: Bình Thuận 739;
  • nhóm trên 300 ca: Trà Vinh 353, An Giang 342;
  • nhóm trên 200 ca: Quảng Ngãi 282, Đăk Lăk 266, Hưng Yên 263, Kiên Giang 260, Nghệ An 239, Ninh Thuận 230, Vĩnh Phúc 226, Bình Phước 225, Hậu Giang 220, Bình Định 220, Sóc Trăng 207;
  • nhóm trên 100 ca: Hà Tĩnh 163, Lạng Sơn 131, Quảng Nam 125;
  • nhóm từ 10-100 ca: Đăk Nông 89, Hải Dương 80, Gia Lai 68, Hà Nam 67, Thừa Thiên Huế 65, Điện Biên 59, Lâm Đồng 53, Thanh Hóa 53, Bạc Liêu 33, Thái Bình 31, Cà Mau 31, Hải Phòng 26, Ninh Bình 25, Sơn La 22, Hà Giang 17, Hòa Bình 16, Kon Tum 14, Thái Nguyên 13, Phú Thọ 13, Quảng Trị 12, Nam Định 11, Lào Cai 10;
  • nhóm từ 1-dưới 10 ca: Quảng Bình 9, Quảng Ninh 5, Bắc Kạn 5, Tuyên Quang 2, Yên Bái, Lai Châu mỗi nơi một ca

Nhóm các tỉnh thành đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới giảm xuống còn 4 tỉnh, gồm: Yên Bái, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Thái Bình, loại tỉnh Điện Biên so với cập nhật vào 6h ngày 2/8.

Liền sau TP.HCM với 100.557 ca, Bình Dương đang đứng thứ hai với 18.326 ca, cao gấp 3 lần số ca nhiễm của tỉnh liền dưới là Bắc Giang. Cùng lúc, bản đồ dịch đang phân cấp mạnh khi số tỉnh trên 100 ca giảm mạnh, bổ sung vào các nhóm từ 200 ca trở lên đến trên 1.600 ca. Nhu cầu kiểm soát dịch tễ và điều trị tại các tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Nam Bộ là rất lớn.

Cuối ngày 2/8, giới chức TP.HCM họp với Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19, đề nghị Bộ Y tế cấp thêm cho TP tối thiểu 4 triệu liều vắc-xin trong tháng 8, để sớm hoàn tất tiêm mũi 1 cho 70% dân số.

Đáng chú ý, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 (gồm các đại diện Chính phủ và Bộ Y tế, do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm trưởng ban) cho biết “việc tiêm vắc-xin không bắt buộc theo quy định pháp luật, nhưng là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người đối với sức khỏe bản thân và cộng đồng”. Thông tin này được đưa ra giữa khi báo chí đặt nhiều câu hỏi về việc: Có bị xử phạt khi từ chối tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 hay không, trong bối cảnh vắc-xin Sinopharm (Trung Quốc) đang được TP.HCM nhập lượng lớn, tỉnh Quảng Ninh triển khai tiêm cộng đồng lô do Bộ Y tế phân bổ. 

Sở Y tế Hà Nội cảnh báo số trẻ em mắc COVID-19 trong đợt dịch này đang có dấu hiệu gia tăng đáng kể. Từ ngày 5-30/7, có khoảng 5% tổng số ca mắc COVID-19 ở TP này là trẻ 0-5 tuổi, tỷ lệ khá cao so với những đợt dịch trước, Vnexpress dẫn tin. Về lịch sử dịch tễ, hầu hết trẻ mắc đều do lây nhiễm trong hộ gia đình, tuy nhiên, giới chức ngành y xác định nguyên nhân có thể do biến thể Delta dễ lây nhiễm cho trẻ em.

Cũng báo này cho dẫn ý kiến của TS Phan Hữu Phúc, khoa Điều trị Tích cực Nội khoa, ngày 2/8 rằng hầu hết trẻ em mắc COVID-19 có triệu chứng nhẹ, một số trẻ có thể bị diễn biến nặng. Đặc biệt, trẻ có bệnh nền hoặc trẻ nhỏ, do sức đề kháng yếu, hệ thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, sẽ dễ chuyển nặng nếu nhiễm nCoV.

Trong ngày 2/8, Bệnh viện Đa khoa Long An dỡ bỏ phong tỏa và chính thức hoạt động trở lại, đón bệnh nhân đến khám, chữa bệnh sau 34 ngày tạm ngừng hoạt động (từ ngày 29/6). Toàn tỉnh vẫn giãn cách theo Chỉ thị 16 trong 14 ngày từ 0h ngày 2/8.

Với trên 6.700 ca, tỉnh này đang cùng lúc thiết lập 3 bệnh viện dã chiến (trưng dụng từ một phần Khu phức hợp giải trí Khang Thông (Happyland); Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ và Trường THCS Nguyễn Trung Trực) quy mô khoảng 1.550 giường, nhằm tiếp nhận, điều trị F0 nhẹ và không triệu chứng.

Đồng thời, một Trung tâm Hồi sức COVID-19 được thiết lập tại tỉnh này (quy mô 500 giường) theo yêu cầu của Bộ Y tế, để điều trị F0 nặng. Trung tâm được trưng dụng từ Nhà khách Tổng Liên đoàn Lao động (phường 3, TP Tân An).

Tổng số ca nhiễm trong cộng đồng của đợt bùng phát hiện tại, từ ngày 27/4 đến nay, là 161.431 ca. 44.191 bệnh nhân được công bố bình phục, tăng 3.808 người so với thời điểm 6h ngày 2/8 (40.383 người).

436 bệnh nhân nặng đang điều trị ICU (tăng 4 người); 14 bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO (giảm 4 người so với thời điểm 6h ngày 2/8).

Tổng số ca mắc COVID-19 Việt Nam từ đầu mùa dịch (tháng 1/2020) đến nay theo Bộ Y tế công bố là 165.339 ca (2.287 ca nhập cảnh và 163.052 ca mắc trong nước). Số tử vong/tổng số bệnh nhân đang điều trị: 1.881/116.493, lần lượt tăng 575 và tăng 3.449 so với con số tương ứng cập nhật lúc 6h ngày 2/8.

Có 186 ca tử vong (1696-1881) tại 10 tỉnh, thành phố  được Bộ Y tế thông báo bổ sung trong sáng 3/8 gồm:

  • TP.HCM: từ ngày 28/7 đến 2/8: 165 ca
  • Đồng Tháp từ ngày 28/7 đến 2/8: 10 ca
  • Bến Tre từ ngày 31/7 đến 1/8: 2 ca
  • Vĩnh Long từ ngày 31/7 đến 1/8: 2 ca
  • Cần Thơ từ ngày 1-2/8: 2 ca
  • Hà Nội ngày 31/7: 1 ca
  • Đà Nẵng ngày 1/8: 1 ca
  • Ninh Thuận ngày 1/8: 1 ca
  • Bình Thuận ngày 2/8: 1 ca
  • Khánh Hòa ngày 2/8: 1 ca

Trong ngày 2/8, thêm 538.488người đã tiêm vắc-xin COVID-19 (AstraZeneca, Sinopharm, Moderna, Pfizer), nâng tổng số liều Việt Nam đã tiêm là 6.959.197.  Trong đó 6.246.333  người tiêm 1 mũi, 712.864 người tiêm đủ 2 mũi.

Đây là ngày Việt Nam tiêm chủng được nhiều nhất từ khi bắt đầu tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 từ tháng 3/2021, do TP.HCM thúc đẩy tốc độ tiêm đối với toàn bộ dân trong TP. Số lượng yêu cầu là tối thiểu 200 người/điểm/ngày, với tổng 1.200 đội tiêm, ít nhất TP này một ngày sẽ tiêm cho 240.000 người.

Theo cập nhật riêng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) vào lúc 7h sáng 2/8, trong ngày 1/8, TP có thêm 3.207 bệnh nhân xuất viện, cộng dồn từ khi dịch bệnh bắt đầu là 37.846 bệnh nhân.

Hiện 34.438 bệnh nhân dương tính đang được điều trị (gồm bệnh nhân có kết quả xét nghiệm PCR xét nghiệm nhanh dương tính), trong đó có 924 bệnh nhân nặng đang thở máy (giảm 9 người) và 8 bệnh nhân can thiệp ECMO (giảm 4 người) so với cập nhật lúc 7h sáng 1/8.

Tổng số bệnh nhân tử vong cộng dồn đến nay tại TP này không được công bố như thường lệ. Trong bản tin trước đó, cập nhật lúc 7h sáng 1/8, có 1.338 bệnh nhân tử vong, tăng 174 ca so với báo cáo liền trước vào 7h ngày 31/7.

Nguyễn Sơn

Xem thêm:

CDC Hoa Kỳ: 397 trẻ em bị viêm tim sau khi tiêm vắc-xin Pfizer