Sau ngày 6/8 với tổng số ca nhiễm tăng cao hơn 1 nghìn ca (8.324 ca) so với ngày liền trước, sang sáng 7/8, Bộ Y tế Việt Nam công bố tăng thêm 3.794 ca nhiễm virus Vũ Hán (nCoV) mới, đều là ca lây nhiễm trong nước. Trong đó, thêm 933 ca đang điều tra dịch tễ, chưa rõ nguồn lây.

Cả nước tăng thêm 296 bệnh nhân COVID-19 tử vong sau 24h cập nhật, từ con số công bố của Bộ Y tế.

tiem vac xin 1
Một “thư mời” của P.10 (Q.4, TP.HCM) báo người dân thời gian và địa điểm tiêm vắc-xin COVID-19 (không ghi loại vắc-xin được tiêm). (Ảnh: Ngọc Loan/Tôi là dân quận 4/Facebook)

3.794 ca nhiễm mới tại 17 tỉnh thành, gồm: TP.HCM (1.836), Bình Dương (882), Đồng Nai (466), Tiền Giang (165), Long An (160), Bà Rịa – Vũng Tàu (100), Vĩnh Long (62), Phú Yên (31), Sơn La (20), Kiên Giang (17), Bình Định (17), Lâm Đồng (12), Đồng Tháp (11), Đắk Nông (7), Hải Dương (3), Bạc Liêu (3), Thanh Hóa (2).

Trong đó, tổng cộng 2.861 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa, 933 ca đang điều tra dịch tễ.

Cập nhật số ca nhiễm mới tại 17 tỉnh thành, tình hình số ca nhiễm tại 62/63 tỉnh thành của Việt Nam như sau:

  • nhóm trên 115.800 ca: TP.HCM 115.812;
  • nhóm trên 24.400 ca: Bình Dương 24.429;
  • nhóm trên 9.100 ca: Long An 9.184;
  • nhóm trên 7.000 ca: Đồng Nai 7.062;
  • nhóm trên 5.700 ca: Bắc Giang 5.739;
  • nhóm trên 3.800 ca: Đồng Tháp 3.827;
  • nhóm trên 2.900 ca: Khánh Hòa 2.998;
  • nhóm trên 2.800 ca: Tiền Giang 2.886;
  • nhóm trên 2.200 ca: Tây Ninh 2.288;
  • nhóm trên 1.800 ca: Hà Nội 1.877;
  • nhóm trên 1.700 ca: Bắc Ninh 1.724, Bà Rịa – Vũng Tàu 1.705;
  • nhóm trên 1.600 ca: Phú Yên 1.629;
  • nhóm trên 1.500 ca: Cần Thơ 1.540;
  • nhóm trên 1.400 ca: Đà Nẵng 1.403;
  • nhóm trên 1.200 ca: Vĩnh Long 1.217;
  • nhóm trên 1.000 ca: Bình Thuận 1.041, Bến Tre 1.024;
  • nhóm trên 400 ca: Trà Vinh 457, An Giang 434;
  • nhóm trên 300 ca: Đăk Lăk 348, Ninh Thuận 345, Quảng Ngãi 335, Kiên Giang 319, Bình Định 314;
  • nhóm trên 200 ca: Sóc Trăng 276, Nghệ An 273, Hưng Yên 268, Hậu Giang 258, Bình Phước 249, Vĩnh Phúc 231;
  • nhóm trên 100 ca: Hà Tĩnh 199, Quảng Nam 167, Gia Lai 165, Lạng Sơn 136, Đăk Nông 120, Hải Dương 114, Thừa Thiên Huế 101;
  • nhóm từ 10-100 ca: Thanh Hóa 85, Lâm Đồng 71, Hà Nam 67, Điện Biên 60, Bạc Liêu 53, Thái Bình 46, Sơn La 44, Ninh Bình 40, Lào Cai 36, Cà Mau 33, Quảng Bình 31, Hải Phòng 26, Quảng Trị 21, Kon Tum 20, Hà Giang 19, Hòa Bình 16, Thái Nguyên 13, Phú Thọ 13, Nam Định 12;
  • nhóm từ 1-dưới 10 ca: Quảng Ninh 5, Bắc Kạn 5, Yên Bái 3, Tuyên Quang 2, Lai Châu 1 ca.

Nhóm các tỉnh thành đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới hiện còn 2 tỉnh, gồm: Quảng Ninh, Bắc Kạn, loại trừ tỉnh Thái Bình so với cập nhật vào 6h ngày 6/8.

Cuối giờ chiều 6/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp khẩn cấp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thống nhất cho phép Chính phủ áp dụng 4 quy định khác luật để kiểm soát dịch.

Cụ thể, 1. Cho phép các Bộ Y tế, Quốc phòng, Công an, UBND các tỉnh quyết định thành lập cơ sở thu dung, điều trị người nhiễm COVID-19 và đề nghị bổ sung thời hạn hiệu lực của nội dung này (đến hết năm 2022).

2. Bộ Y tế được quy định thủ tục hành chính trong thông tư theo thủ tục rút gọn.

3. Việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân COVID-19 do ngân sách Nhà nước bảo đảm theo chi (với bệnh nhân mắc COVID-19 có các bệnh nền khác thì thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo quy định luật).

4. Đồng ý giao Thường trực HĐND quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền và báo cáo HĐND tại kỳ họp gần nhất, vì rất nhiều tỉnh thành đang hạn chế tập trung đông người, thực hiện giãn cách xã hội.

Tại TP.HCM, từ hôm nay, ngày 7/8, 3 Trung tâm Hồi sức do các bệnh viện: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Trung ương Huế chi viện (nhân lực, thiết bị) bắt đầu hoạt động, tổng quy mô 1.500 giường. 3 trung tâm này nhằm giảm bớt gánh nặng cho hệ thống y tế, đặc biệt là trong cấp cứu bệnh nhân nặng tại TP.

Trong ngày 6/8, TP này tiếp tục chuyển một phần Bệnh viện Nguyễn Trãi (quận 1) và toàn bộ Bệnh viện Hoàn Mỹ (TP Thủ Đức) thành bệnh viện điều trị COVID-19 với tổng cộng 500 giường, khi hơn 112.400 ca nhiễm đã được ghi nhận.

Tổng cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 tại TP.HCM đã lên con số 41, vận hành theo mô hình tháp 5 tầng, với hơn 46.000 giường. Tại cuộc họp báo chiều 5/8, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM – ông Phan Văn Mãi thừa nhận tầng 3 và 4 trong mô hình điều trị đang chịu rất nhiều áp lực; các bệnh viện 3 tầng cuối này gần như đã hoạt động hết công suất.

mo hinh dieu tri thap 5 tang tp hcm
Mô hình điều trị tháp 5 tầng tại TP.HCM. (Đồ họa: medinet.hochiminhcity.gov.vn)

Tại Khánh Hòa, Bí thư Tỉnh ủy đang yêu cầu ngành y tế tiêm vắc-xin sớm cho các tiểu thương, người bán hàng trong siêu thị, tình nguyện viên, shipper. Đây cũng là một trong 5 tỉnh thành muốn tiêm thử vắc xin Nano Covax – vắc-xin sản xuất trong nước vẫn còn đang trong quá trình thử nghiệm (giai đoạn 3). Trong hôm nay, 7/8, Bộ Y tế mới họp hội đồng thẩm định giai đoạn 2 vắc-xin này.

Tổng số ca nhiễm trong cộng đồng của đợt bùng phát hiện tại, từ ngày 27/4 đến nay, là 193.216 ca. 59.558 bệnh nhân được công bố bình phục, tăng 4.292 người so với thời điểm 6h ngày 6/8 (55.266 người).

518 bệnh nhân nặng đang điều trị ICU (tăng 32 người); 18 bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO (giảm 2 người so với thời điểm 6h ngày 6/8).

Tổng số ca mắc COVID-19 Việt Nam từ đầu mùa dịch (tháng 1/2020) đến nay theo Bộ Y tế công bố là 197.175 ca (2.338 ca nhập cảnh và 194.837 ca mắc trong nước). Số tử vong/tổng số bệnh nhân đang điều trị: 3.016/131.827lần lượt tăng 296 và tăng 3.521 so với con số tương ứng cập nhật lúc 6h ngày 6/8.

Trong ngày 6/8, thêm 451.256 người đã tiêm vắc-xin COVID-19 (AstraZeneca, Sinopharm, Moderna, Pfizer), nâng tổng số liều Việt Nam đã tiêm là 8.528.267.  Trong đó 7.664.944 người tiêm 1 mũi, 863.323 người tiêm đủ 2 mũi.

Nguyễn Sơn

Xem thêm:

Tập Cận Bình hứa sẽ cung cấp 2 tỷ liều vắc xin COVID-19 cho các nước trong năm 2021