310 cảnh sát từ các Tiểu đoàn ở Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nguyên đã vào tới TP.HCM trong tối 21/8. Đợt huy động được thực hiện theo kết luận của Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an tại cuộc họp Đảng ủy Công an Trung ương mở rộng ngày 19/8, truyền thông trong nước đưa tin.

canh sat co dong tay nguyen
Cảnh sát cơ động thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nguyên trong một buổi luyện tập ngăn chặn, trấn áp các vụ gây rối, tháng 4/2021. (Ảnh minh họa: baodaklak.vn)

Số lượng 310 cảnh sát cơ động nói trên sẽ là lực lượng chính, phối hợp với Công an TP.HCM và Cục Cảnh sát hình sự trực chốt tại 12 chốt cửa ngõ thành phố.

Mỗi chốt gồm 30 cảnh sát cơ động, chia làm 3 ca trực khép kín 24/24h. Mỗi ca gồm 10 người, trong đó 1 công an thuộc Công an TP.HCM làm chốt trưởng, 8 cảnh sát cơ động và 1 công an thuộc Cục Cảnh sát hình sự.

Thượng tá Diêm Công Toàn, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nguyên, cho biết việc điều động hơn 300 cảnh sát cơ động nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ về việc chung tay cùng các lực lượng và người dân cả nước phòng, chống đại dịch COVID-19, theo báo Pháp luật TP.HCM.

Phía báo Công An Nhân Dân cho hay 310 cảnh sát cơ động được tăng cường vào TP.HCM làm nhiệm vụ “kiểm soát đảm bảo an ninh trật tự và phòng, chống dịch COVID-19“, thực hiện theo kết luận của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an tại cuộc họp Đảng ủy Công an Trung ương mở rộng ngày 19/8.

Cũng theo báo này, vào ngày 20/8, Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nam Bộ đã huy động gần 200 cảnh sát cơ động chi viện Công an tỉnh An Giang phòng, chống dịch COVID-19. Chỉ tính từ đầu năm 2021 đến nay, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động đã huy động gần 4.000 cảnh sát cơ động tới kết hợp với công an 15 tỉnh, thành tuần tra kiểm soát trong đợt dịch COVID-19. Trong đó, TP.HCM gần 1.000 cảnh sát cơ động; Bình Dương 600, Hải Dương 510, Bắc Giang gần 500…

Tối muộn 21/8, 310 cảnh sát cơ động từ các Tiểu đoàn ở Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nguyên đã tập kết tại Nhà Thiếu nhi Thủ Đức (TP Thủ Đức), từ bản tin của Vnexpress.

Đợt huy động được triển khai trong bối cảnh TP.HCM sẽ áp dụng quy định “ai ở đâu, ở yên đó” kể từ 0h ngày 23/8 tới. Shipper buộc dừng hoạt động tại TP Thủ Đức và 7 quận, huyện; tại những quận, huyện còn lại của TP, shipper chỉ được hoạt động nội khu vực, phải có đặc điểm nhận diện.

Các công tác đặc biệt của quân đội với sự tham gia của các cựu chiến binh, phụ nữ, thanh niên… sẽ giám sát cách ly và đưa lương thực, thực phẩm, thuốc điều trị tới các hộ gia đình.

Những người được cấp giấy đi đường, gồm: Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh các cấp; lực lượng trực tiếp tham gia phòng, chống dịch; xử lý hạ tầng kỹ thuật. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị (không quá 10% trên tổng số). Các trường hợp đặc biệt khác do Thủ trưởng các cơ quan tự chịu trách nhiệm cấp giấy và có báo cáo cho Công an TP. Những người ra đường phải mặc đồng phục ngành/áo nhận diện do TP cấp.

Các cơ quan cấp giấy đi đường phải thông báo số lượng và ký hiệu về Công an TP để kiểm tra, giám sát.

Kết thúc ngày 21/8, Bộ Y tế công bố TP.HCM tăng thêm 4.084 ca COVID-19 mới, đứng thứ hai sau Bình Dương (4.505 ca). Ngày 21/8 cũng ghi nhận tổng số ca nhiễm cao nhất của Việt Nam kể từ đầu dịch tới nay, 13.417 ca, tại 39 tỉnh thành.

Tổng số ca nhiê