Hôm thứ Bảy (11/9), Nhật Bản và Việt Nam đã ký một thỏa thuận cho phép Nhật Bản xuất khẩu thiết bị và công nghệ kỹ thuật quốc phòng do Nhật Bản sản xuất sang Việt Nam, nhằm tăng cường hợp tác trước hoạt động ngày càng mạnh mẽ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại vùng biển trong khu vực.

image007
Đại tướng Phan Văn Giang và Bộ trưởng Kishi Nobuo chứng kiến lễ ký Thỏa thuận chuyển giao thiết bị và công nghệ quốc phòng Việt Nam – Nhật Bản. (Nguồn: Bộ Quốc phòng)

Theo Nikkei, thỏa thuận này được Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi đưa ra năm ngoái sau khi nhậm chức và có chuyến thăm Hà Nội lần đầu tiên. Sau cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phan Văn Giang, ông Nobuo Kishi đã tuyên bố tại cuộc họp báo trực tuyến rằng Nhật Bản sẽ đẩy nhanh các cuộc đàm phán với Việt Nam về việc bán các tàu của đội tự vệ (SDF).

Là một trong những quốc gia thành viên chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations), Việt Nam là quốc gia thứ 11 ký hiệp định này với Nhật Bản. [Bối cảnh thỏa thuận] này đi cùng việc ĐCSTQ đang nhấn mạnh chủ quyền [một cách phi pháp] đối với Biển Hoa Đông và Biển Đông.

Tuy nhiên, chỉ một ngày trước khi hai bên ký thỏa thuận, Bộ trưởng Ngoại giao ĐCSTQ Vương Nghị đã đến thăm Việt Nam và hội đàm với Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tại Hà Nội. Ông Vương Nghị nói: “Giải quyết xung đột và khác biệt thông qua tham vấn hữu nghị, không thực hiện bất kỳ hành động đơn phương nào để đảm bảo sự ổn định chung của tình hình hàng hải”. Ông Vương Nghị hứa sẽ tặng 3 triệu liều vắc xin mới cho Việt Nam.

Một quan chức Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết thỏa thuận đạt được trong bối cảnh “Việt Nam đang đẩy mạnh đa dạng hóa các nguồn trang bị quốc phòng”.

Việt Nam có quan hệ quốc phòng chặt chẽ với Nga, đa số nguồn thiết bị quân sự của Việt Nam dựa vào nhập khẩu từ Nga, bao gồm cả tàu ngầm và máy bay chiến đấu. 

Ông Nobuo Kishi tuyên bố rằng thỏa thuận này sẽ “củng cố cơ sở công nghiệp quốc phòng của Nhật Bản và đóng góp vào vấn đề an ninh quốc gia”.

Ông cũng nói thêm rằng hai bên nhất trí làm việc cùng nhau để thiết lập một trật tự dựa trên quy tắc và nhắc lại tầm quan trọng của tự do hàng hải và hàng không và tuân thủ luật pháp quốc tế. Không nghi ngờ gì đây là một đòn phản công ngầm nhằm vào Bắc Kinh.

ĐCSTQ đòi lãnh thổ đối với chủ quyền của các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam ở Biển Đông, Việt Nam lên án Bắc Kinh quân sự hóa các tiền đồn xây dựng trên các đảo tại khu vực.

Trong cuộc gặp, ông Nobuo Kishi nói với ông Phan Văn Giang rằng hy vọng sẽ gửi một thông điệp đến cộng đồng quốc tế rằng ông cực lực phản đối “bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng” vì ĐCSTQ tuyên bố rằng họ có chủ quyền tại quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Quần đảo Senkaku) và các đảo trực thuộc ở Biển Hoa Đông mà Nhật Bản chiếm đóng.

Ông Nobuo Kishi bày tỏ quan điểm của mình về việc duy trì và củng cố khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở, đồng thời bày tỏ quan ngại về một đạo luật do ĐCSTQ thực hiện vào tháng Hai cho phép lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc sử dụng vũ khí chống lại các tàu nước ngoài mà họ cho rằng đi vào vùng biển của mình một cách bất hợp pháp.

Ông Nobuo Kishi cho biết ông đã nói với ông Phan Văn Giang: “Sự ổn định của tình hình ở Đài Loan là rất quan trọng đối với an ninh của Nhật Bản và các khu vực khác của thế giới”. Đồng thời hai bên nhất trí tăng cường hợp tác song phương, chẳng hạn như cho phép tàu chiến và máy bay chiến đấu của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cập cảng Việt Nam và hợp tác trong lĩnh vực an ninh mạng.

Ông cũng tuyên bố rằng Nhật Bản sẽ hợp tác với Việt Nam để đạt được mục tiêu đối với Triều Tiên là “tất cả vũ khí hủy diệt hàng loạt và tên lửa đạn đạo ở mọi tầm bắn phải được tháo dỡ toàn bộ, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược”.

Tử Minh, Epoch Times

Xem thêm: