Vụ ‘chuyến bay giải cứu’: 37 người của 8 bộ, ngành, địa phương bị bắt

Từ cuối tháng 3/2020, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 lây lan, Việt Nam tạm dừng các chuyến bay thương mại quốc tế.

Sau đó, Việt Nam tổ chức nhiều chuyến bay để đưa người Việt ở nước ngoài về nước, mà báo chí nhà nước gọi là các “chuyến bay giải cứu” hay “chuyến bay nhân đạo”.

Điều đáng nói, các chuyến bay tuy mang danh là “giải cứu”, là “nhân đạo”, nhưng có rất nhiều người “kêu cứu” vì họ phải trả giá vé cao ngất ngưởng, gặp nhiều khó khăn trong việc làm thủ tục mới được về quê hương.

Từ 27/1/2022 đến tháng 12/2022, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 37 bị can thuộc 8 bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp, để điều tra tội “Nhận hối lộ”, “Đưa hối lộ”, “Môi giới hối lộ”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Nhận định về vụ “chuyến bay giải cứu” gắn với các bê bối khác xảy ra thời đại dịch nói riêng và trong xã hội Việt Nam nói chung, Võ sư Đoàn Bảo Châu viết trên trang Facebook cá nhân (có hàng trăm ngàn người theo dõi) rằng: “Các cán bộ thời nay không có lý tưởng phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân gì mà trong đầu họ chỉ có một lý tưởng duy nhất là kiếm lợi trong bất kì hoàn cảnh nào, ngay cả khi ‘đồng bào’ của họ khốn cùng nhất”.

Nhiều người nổi tiếng khác trên mạng xã hội và dư luận cũng đưa ra các quan điểm, đánh giá như: “Lợi dụng dịch bệnh ăn trên mồ hôi xương máu của đồng bào”; “Nhân văn ở đâu?”; “Giải cứu chỗ nào?”; “Ngạo nghễ đón ai hay chỉ là cuộc bán mua sòng phẳng thậm chí cao giá…”; “Thiêng liêng hai tiếng đồng bào bao nhiêu, thì kiếm ăn trên nỗi sợ hãi của đồng bào càng man rợ bấy nhiêu”

chuyen bay giai cuu PC1
Ảnh: Trí Thức VN thiết kế

 

Bình Luận