Chính quyền Trung Quốc đang xây dựng một hệ thống giám sát khổng lồ nhằm theo dõi 1,4 tỉ dân của nước này, trong đó các thủ đoạn bao gồm: từ công nghệ nhận dạng khuôn mặt đến ép người dùng điện thoại tải ứng dụng cho phép chính phủ kiểm soát ảnh của người dùng.

 

Embed from Getty Images

Sự phát triển công nghệ giám sát của chính quyền Trung Quốc đúng vào lúc Hệ thống tính điểm xã hội đăng được đẩy mạnh ra ngoài. Hệ thống này sẽ tiến hành tính điểm dựa vào hành vi của từng công dân, sau đó tiến hành thưởng phạt tương ứng. Trang Business Insider gần đây đã tổng kết ra 10 phương thức mà chính quyền Trung Quốc sử dụng để kiểm soát người dân.

1. Sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt, có thể tóm được mục tiêu trong biển người

Có ít nhất 16 tỉnh thành đã bắt đầu ứng dụng hệ thống nhận dạng khuôn mặt, nó có thể quét 1,4 tỉ người Trung Quốc, theo công bố, độ chính xác lên tới 99,8%. Cảnh sát thành phố Nam Xương cho hay, đã từng bắt được một tội phạm truy nã trong một buổi  biểu diễn âm nhạc có tới 60 nghìn khán giả.

Một phóng viên của BBC đã từng thử nghiệm hệ thống này tại thành phố Quý Dương và đã bị bắt trong vòng 7 phút.

2. Để người quản lý các nhóm chat giám sát người khác

Chính quyền Trung Quốc coi bất cứ bài viết nào trong nhóm chat là chứng cứ phạm tội. Quy định này đúng với bất cứ phần mềm nhắn tin nào, ví dụ như WhatsApp.

Chính quyền cũng yêu cầu các công ty giám sát các cuộc đối thoại của cư dân mạng, cho đến lưu trữ nội dung đối thoại trong 6 tháng, đồng thời cũng báo cáo bất cứ “hoạt đông phi pháp nào”.

3. Ép buộc người dân phải tải ứng dụng cho phép chính quyền theo dõi hình ảnh và video trên điện thoại

Quỹ phát triển công nghệ được chính phủ Mỹ tài trợ nói, chính quyền Trung Quốc ép người Duy Ngô Nhĩ tải ứng dụng quét các tài liệu trên điện thoại như hình ảnh, video, âm thanh, sách điện tử, v.v, ứng dụng này có tên ADSafe.

4. Quan sát việc mua sắm trên mạng của người dân

Trước đó Alibaba từng nói, Hệ thống tín dụng Sesame chính là tính điểm dựa vào các hoạt động trên mạng của người dùng.

Giám đốc kỹ thuật của tín dụng Sesame Lý Anh Vân năm ngoái khi trả lời phỏng vấn có nói, những người chơi trò chơi điện tử hơn 10 tiếng mỗi ngày đều bị coi là “người nhàn rỗi”, còn những người mua tã bỉm trên mạng “có thể là người có trách nhiệm”.

Nhật báo phố Wall (WSJ) đưa tin, các công ty khoa học công nghệ Trung Quốc bao gồm cả Alibaba bị yêu cầu chia sẻ dữ liệu với chính quyền.

5. Cảnh sát đeo kính có chức năng nhận dạng khuôn mặt ở đông người qua lại (như trên phố và bến tàu) để tìm mục tiêu

Kính nhận dạng khuôn mặt sẽ được liên kết với kho dữ liệu về tội phạm. CEO Ngô Phi của công ty Khoa học công nghệ LLVision (công ty sản xuất loại kính này) có chia sẻ với WSJ, ông cho biết công nghệ này có thể tìm đúng mục tiêu trong  hàng trăm nghìn người.

6. Lắp đặt robot tại các ga tàu, nó có thể quét khuôn mặt và so sánh tội phạm truy nã

7. Sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để bắt người đi đường

Trên các đường phố tại nhiều thành phố tại Trung Quốc đã được lắp đặt camera nhận dạng khuôn mặt, nó có thể lập tức so sánh khuôn mặt của người đi đường không tuân thủ quy tắc giao thông với khu dữ liệu của cảnh sát. Hình ảnh người đi đường không tuân thủ quy tắc giao thông, họ tên và trích dẫn số ID để hiển thị trên màn hình lớn đặt ở trên đường. Tại Thâm Quyến, những thông tin này còn được gửi đến tài khoản mạng xã hội. Tại Phúc Châu, cảnh sát còn thông báo đến nơi làm việc của người đi đường không tuân thủ quy tắc giao thông.

8. Có thể yêu cầu người đi đường dừng lại bất cứ lúc nào để kiểm tra điện thoại di động của họ

Cảnh sát Tân Cương có thể yêu cầu người đi bộ dừng lại bất cứ lúc nào, để kiểm tra điện thoại di động và máy tính xách tay của họ xem có thông tin bị cấm hoặc có cài ứng dụng uy hiếp tới chính quyền hay không. Cách kiểm tra này đã khiến nhiều người Duy Ngô Nhĩ bị bắt.

9. Theo dõi các bài đăng của người dân trên mạng xã hội, lần theo dấu vết để tìm người nhà và vị trí của người dùng

Tháng Ba vừa qua, một người tại Vancouver tên Trương Tiêu Ân đã đăng dòng trạng thái lên weibo. Sau vài tiếng, người mẹ Ngô Y tại Trung Quốc đã nhận được điện thoại của cảnh sát. Cảnh sát nói với mẹ của Trương Tiêu Ân, bài đăng này không tốt, yêu cầu lập tức xóa bỏ.

Không biết cảnh sát đã làm thế nào để tìm được địa chỉ của mẹ Trương Tiêu Ân thông qua theo dõi bài viết của anh trên weibo. Trương Tiêu Ân chia sẻ với Business Insider: “Tài khoản mạng xã hội của tôi có thể bị họ bí mật giám sát. Họ có thể đọc từng câu mà tôi nói. Có thể tôi đang trong danh sách theo dõi của họ.

10. Xây dựng phần mềm dự đoán tổng hợp dữ liệu của mọi người, để chỉ ra đâu là người bị chính quyền coi là có tính uy hiếp

Nhà quan sát nhân quyền cho biết, phần mềm này có thể thu thập dữ liệu camera tivi, kiểm tra ID, nghe trộm thông tin qua wifi sau đó tiến hành giải mã. Hệ thống phân tích dữ liệu cá nhân có tên IJOP, dự đoán người dân xem họ liệu có gây hại cho chính quyền hay không, thông báo cho chính quyền những người có thể trở thành phản động. Công nghệ này rất có hiệu quả đối với việc chính quyền dùng để bắt người bất đông chính kiến.

Khu Kashgar ở Tân Cương đã bắt đầu sử dụng hệ thống IJOP này.

So với bất cứ quốc gia nào trên thế giới, chính quyền Trung Quốc sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt và thu thập dữ liệu cá nhân một cách không kiêng nể gì. So với luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân được thi hành tại châu Âu, hạn chế các công ty thu thập dữ liệu cá nhân, dữ liệu sinh trắc học và dữ liệu trên mạng xã hội thì Trung Quốc hoàn toàn khác biệt.

Nhà phân tích Gilliam Collinsworth Hamilton của NSBO có bài viết trên Business Insider chỉ ra, Hệ thống tính điểm xã hội của Trung Quốc được dùng một cách ác ý: nó không chỉ sử dụng dữ liệu khổng lồ để tính điểm tín dụng, mà còn xác định khuynh hướng chính trị của toàn bộ công dân Trung Quốc. Ông nói, hệ thống tính điểm xã hội này có thể thông qua điều chỉnh mới, để tính điểm “yêu nước” – cũng tức là đánh giá quan điểm của một người xem mức độ chấp hành các giá trị quan của Đảng Cộng sản Trung Quốc đến đâu.

Trí Đạt

Xem thêm: