Trong số 12 người Hồng Kông bị dẫn độ Trung Quốc vì vượt biên sang Đài Loan, 10 người trong số họ đã bị kết án tù tại Tòa án quận Diêm Điền (Yantian), thành phố Thâm Quyến vào ngày 30/12, với mức án tù từ 7 tháng đến 3 năm. Hai trẻ vị thành niên không bị truy tố và bị chuyển đến cảnh sát Hồng Kông trong cùng ngày. Luật sư Hồng Kông Trương Diệu Lương (Zhang Yaoliang) cho rằng vụ án được xét xử kín và phán quyết sơ sài, đã cho thấy sự bất cập của pháp quyền Đại Lục. Trung Quốc-Hồng Kông không có cơ chế cho người Hồng Kông nộp đơn trở lại Hồng Kông để thi hành án. Nhà bình luận thời sự Lưu Duệ Thiệu (Liu Ruishao) chỉ ra rằng âm mưu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đằng sau việc “bên tù bên thả” là để giảm bớt phản ứng từ dư luận Hồng Kông cùng cộng đồng quốc tế, nhưng vẫn không thể che giấu tính chất đàn áp chính trị.

Screen Shot 2020 12 31 at 1.17.21 PM
Bức ảnh chụp gia đình của 12 cư dân Hồng Kông (Ảnh: Sky Lantern / Vision Times)

Trong số 10 công dân Hồng Kông bị kết án vào ngày 30/12, Đặng Khê Nhiên (Deng Jiran) và Kiều Ánh Du (Qiao Yingyu) bị kết án nặng nhất, lần lượt là 3 năm tù và 2 năm tù, 8 người còn lại bị 7 tháng tù. Tờ Apple Daily đưa tin, luật sư Hồng Kông Trương Diệu Lương (Zhang Yaoliang), người lo ngại về tình hình tư pháp ở Đại Lục, cho biết vụ án không được xét xử công khai và rất khó để biết bằng chứng nào đã được đưa ra trong phiên tòa. Ông nói rằng, theo tư duy pháp lý của Hồng Kông, 2 hoặc 3 năm tù là không quá phi lý nếu có bằng chứng cho thấy hai người họ tổ chức cho người khác vượt biên. Nhưng vấn đề là bản án quá sơ sài, phản ánh việc dùng pháp luật thiếu rõ ràng ở Đại Lục, ví dụ, đề cập rằng tội của mỗi người là nghiêm trọng, nhưng lại không giải thích thế nào là “nghiêm trọng“, chẳng hạn như cho dù người lái tàu không có kiến thức hàng hải, để 12 người gặp nguy hiểm khi đi biển, v.v.

Luật sư: Trung Quốc-Hồng Kông không có cơ chế xin trở lại Hồng Kông để thi hành án

Đồng thời, luật sư Trương nhấn mạnh rằng nhân quyền của 12 người Hồng Kông hoàn toàn không được bảo vệ, kể cả luật sư do thân nhân ủy thác cũng không thể tiếp xúc với đương sự, và ngoại giới không có cách nào để biết liệu các luật sư của chính quyền có cố gắng giảm án cho họ hay không…

Theo luật Đại Lục, trong vòng 10 ngày, 10 người này có thể kháng cáo nếu thấy rằng phán quyết là chưa phù hợp. Khi đó, vụ việc sẽ được chuyển lên Tòa án Trung cấp thành phố Thâm Quyến và phiên tòa sẽ được kết thúc trong vòng 2 tháng. Nếu không có kháng cáo, bản án sẽ có hiệu lực, Đặng Khê Nhiên (Deng Jiran) và Kiều Ánh Du (Qiao Yingyu) sẽ bị chuyển đến nhà tù, 8 người còn lại sẽ thụ án trong trại tạm giam.

Luật sư Trương chỉ ra rằng việc sắp xếp thụ án ở Đại lục thường được tính từ ngày bị bắt, trừ những ngày trong thời gian tạm giam, từ đó ước tính 8 công dân Hồng Kông bị kết án 7 tháng sẽ trở về Hồng Kông vào cuối tháng 3 năm sau. Về việc liệu họ có thể nộp đơn trở lại Hồng Kông để thi hành án hay không, luật sư Trương nói rằng Trung Quốc-Hồng Kông không có cơ sở và cơ chế pháp lý liên quan, mọi người đều tin rằng rất khó để áp dụng cho tất cả họ có thể trở lại Hồng Kông. Dự kiến ​​sau khi những người này bắt đầu chấp hành bản án, người nhà của họ có thể đến thăm trại tạm giam hoặc nhà tù, nhưng khả năng là trước tiên phải nộp đơn cho sở công an.

10 người ở lại làm “con tin“, hai người trở về không dám phơi bày sự thật

Trong trường hợp của 12 người dân Hồng Kông, hai trẻ vị thành niên, Liêu Tử Văn (Liao Ziwen) và Hoàng Lâm Phúc (Huang Linfu), không bị truy tố, và đã được chuyển giao cho cảnh sát Hồng Kông vào ngày 30/12. Hai người này được sắp xếp để gặp gia đình và luật sư vào buổi chiều. Một nhóm ngươi quan tâm đến 12 cư dân Hồng Kông này tiết lộ rằng, hai đứa trẻ trông rất căng thẳng và từ chối nói về tình hình ở Trung tâm giam giữ Diêm Điền.

Luật sư Trương thẳng thắn nói rằng, khi hai trẻ vị thành niên trở về Hồng Kông, về mặt lý thuyết, chính quyền Đại Lục hẳn là lo lắng về việc những người trở về sẽ phơi bày những gì đã xảy ra trong trại giam. Nhưng ông tin rằng vì chính quyền Đại Lục vẫn còn 10 “con tin” trong tay, hai người này có thể đã được cảnh báo không được nói gì “bừa bãi” trước khi trở về Hồng Kông. Ngay cả khi 8 người khác được thả về Hồng Kông vào tháng 3 năm sau, thì Đặng Khê Nhiên và Kiều Ánh Du, những người bị kết án 3 và 2 năm tù giam, vẫn nằm trong tay của chính quyền Đại lục. Chờ đến khi hai người còn lại cũng được tha thì mọi chuyện đã rơi vào quên lãng!

Lưu Duệ Thiệu: Không thể che đậy tính chất đàn áp chính trị

Liên quan đến việc tòa án Đại Lục trả tự do cho hai người vào buổi sáng, và sau đó kết án nghiêm khắc những người còn lại, ông Chu Khải Địch (Zhu Kaidi), một cựu nhà lập pháp hỗ trợ thân nhân họ, đã mô tả động thái này trên Facebook là “một phép thử đối với dư luận Hồng Kông.”  

Nhà bình luận về các vấn đề thời sự, người quen thuộc với tình hình Đại Lục, ông Lưu Duệ Thiệu cũng phân tích với tờ Apple Daily rằng, cách làm “bên tù bên thả” tại các tòa án ở Đại Lục là nhằm để giảm đi các phản ứng từ xã hội Hồng Kông và giảm áp lực từ quốc tế. “Bởi vì có liên quan đến trẻ vị thành niên, ĐCSTQ sẽ khó ăn nói hơn trước những cáo buộc từ nước ngoài.”

Tuy nhiên, ông Lưu Duệ Thiệu chỉ ra rằng, ĐCSTQ thực sự chỉ là đang “tay trái giao cho tay phải” hai trẻ vị thành niên Hồng Kông, và sau đó, cảnh sát Hồng Kông sẽ tiếp tục truy tố họ vì những tội danh liên quan đến đặc khu. Bất kể phán hình cuối cùng là gì, “nó không thể che giấu tính chất đàn áp chính trị của ĐCSTQ lần này.” Trước đó, ĐCSTQ đã xử lý vụ việc của 12 công dân Hồng Kông bằng một phiên tòa xử kín. Ông mô tả quá trình xử lý này không hề có chút văn minh, mặc dù không truy tố hai trẻ vị thành niên cũng không thể bù đắp cho hình ảnh tiêu cực về sự đàn áp toàn thể người dân Hồng Kông.

Lý Gia Hoành, Vision Times tiếng Trung

Xem thêm: