Hàng loạt thảm kịch kinh hoàng vẫn tiếp diễn tại Trung Quốc Đại Lục. Từng là những sinh mệnh đầy sức sống, họ bị hủy hoại đến chết chỉ vì thực hành niềm tin “Chân, Thiện, Nhẫn”. Chỉ riêng nhà tù Mẫu Đơn Giang ở Hắc Long Giang, đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 16 nam học viên Pháp Luân Công.

id13295093 1bab6fabd6a32c482f153d612b7a5cbe
Các học viên Pháp Luân Công bị nhà tù Mẫu Đơn Giang tại Hắc Long Giang bức hại đến chết (từ trái sang phải): Khổng Tường Trụ, Nguỵ Hiểu Đông, Đỗ Sĩ Lương. (Ảnh: Minghui.org)

Mời xem Phần 1 tại đây.

Các học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết trong nhà tù Mẫu Đơn Giang gồm: Hoàng Quốc Đống, Uông Kế Quốc, Phan Hưng Phúc, Nguỵ Hiểu Đông, Đỗ Sĩ Lương, Khổng Tường Trụ, Ngô Nguyệt Khánh, Kim Hựu Phong, Khang Vận Thành, Vu Quân Tu, Đới Quân, Bạch Sương, Lý Nho Thanh, Trữ Quân, Trương Hồng Quyền, Vu Cát Hưng.

Tất cả họ đều bị tra tấn. Một số không lâu sau khi về nhà đã chết chỉ trong vòng vài năm. Dưới đây là mô tả ngắn gọn về tình hình bức hại mà họ gặp phải.

Anh Uông Kế Quốc bị bức hại đến mức lâm trọng bệnh lìa đời

id13295061 2021 10 1 203214 2 1
Anh Uông Kế Quốc (Nguồn: Minghui.org)

Anh Uông Kế Quốc, 40 tuổi, là nhân viên hậu cần tại Đại học Sư phạm Mẫu Đơn Giang tỉnh Hắc Long Giang. Vào tháng 6 và tháng 7/2000, anh Uông bị giam giữ bất hợp pháp tại Trại lao động cưỡng bức Tứ Đạo, thành phố Mẫu Đơn Giang và bị bức hại. Sau khi xuất hiện tình trạng bệnh nghiêm trọng, anh mới được “bảo lãnh tại ngoại để chữa trị.”

Từ tháng 6 đến tháng 7/2003, anh Uông Kế Quốc lại bị bức hại trong nhà tù Mẫu Đơn Giang một lần nữa. Những hình thức tra tấn dã man đã khiến anh mắc bệnh xơ gan cổ trướng, tính mạng lâm nguy. Nhà tù đã không thành công trong việc tống tiền gia đình anh. Họ trì hoãn vài ngày mới thả anh về. Vào tháng 9, anh Uông hàm oan lìa đời.

Anh Nguỵ Hiểu Đông từ chối “chuyển hoá” bị bức hại đến chết

id13295064 2021 10 1 203214 5
Anh Nguỵ Hiểu Đông (Nguồn: Minghui.org)

Anh Nguỵ Hiểu Đông, 34 tuổi, nguyên là giảng viên Học viện Công trình, thuộc Đại học Khai hoang Bát Nhất Hắc Long Giang. Anh đã bị bỏ tù vì tu luyện Pháp Luân Công và không được phép ngủ suốt 2 ngày 2 đêm. Quản ngục sai tù nhân dội nước lạnh vào người anh, buộc anh ta phải từ bỏ việc tu luyện của mình.

Cuối năm 2004, trong hơn một tháng, nhà tù Mẫu Đơn Giang đã thực hiện một cuộc cưỡng bức “chuyển hoá” (buộc học viên từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công). Phó cai ngục Loan Cảnh Hòa đã dẫn đầu cảnh sát và tù nhân, bức hại các học viên Pháp Luân Công bằng những thủ đoạn tàn bạo, như đánh đập hàng ngày, lao động chân tay quá sức và không cho phép ngủ.

Ngày 20/3/2005, anh Nguỵ Hiểu Đông đã gần hấp hối, nhưng cai ngục vẫn buộc anh phải từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Anh Nguỵ Hiểu Đông kiên quyết nói: “Luyện!

Ngày hôm sau anh ấy đã bị tra tấn đến chết.

Sau khi anh qua đời, viện cớ kiểm tra nguyên nhân cái chết, Viện kiểm sát Mẫu Đơn Giang đã cưỡng chế giải phẫu cơ thể anh, mặc cho gia đình anh kiên quyết phản đối.

Ông Đỗ Sĩ Lương nhiều lần bị đánh đập dã man

id13295066 2021 10 1 203214 6
Ông Đỗ Sĩ Lương (Nguồn: Minghui.org)

Ông Đỗ Sĩ Lương, ngoài 50 tuổi, là một học viên Pháp Luân Công tại thành phố Hải Lâm, tỉnh Hắc Long Giang. Trong nhiều năm, ông từng mắc bệnh tim nặng và bệnh polyp dạ dày (tiền ung thư dạ dày – các khối u của các tế bào hình thành trên lớp lót bên trong dạ dày).

Ông bị bệnh tật và các cơn đau hành hạ, thống khổ tới mức không nói lên lời. Sau vài tháng tu luyện Pháp Luân Công, căn bệnh ngoan cố của ông đã khỏi. Ông cũng vứt bỏ lọ thuốc mà ông từng dùng nhiều năm.

Cuối tháng 9/2002, ông bị bắt cóc đến nhà tù Mẫu Đơn Giang. Tại đây ông bị buộc phải lao động nô lệ quá tải vào ban ngày, và bị cấm ngủ vào ban đêm. Quản ngục đã xúi giục tù nhân đánh đập và tra tấn ông nhiều lần bằng những thủ đoạn đê hèn.

Ngày 20/1/2006, gia đình ông bất ngờ nhận được tin dữ rằng ông Đỗ đã bị tra tấn đến chết.

Vì vậy, Ủy ban Chính trị và Pháp luật Mẫu Đơn Giang và phía nhà tù tỏ ra vô cùng căng thẳng, như thể xưa nay chưa từng có. Các nhân viên từ 20 đến 30 phòng ban, trong những bộ đồng phục khác nhau, đã vây kín các thành viên trong gia đình ông Đỗ Sĩ Lương, ngăn không cho họ nhận thi thể, và buộc phải hỏa táng di thể ông.

Anh Khổng Tường Trụ bị tra tấn bởi chiếc túi ni lông chụp vào đầu

id13295069 2021 10 1 203214 7
Anh Khổng Tường Trụ (Minghui.org)

Anh Khổng Tường Trụ, 39 tuổi, cư dân tại quận Tiêm Sơn, thành phố Song Áp Sơn.

Tối ngày 1/5/2002, cảnh sát hình sự thành phố Song Áp Sơn đã bắt cóc Khổng Tường Trụ, với lý do anh ấy đã chèn sóng truyền hình, để phát sóng sự thật về Pháp Luân Công. Anh bị đánh trọng thương bầm dập khắp người. Toàn bộ lưng bị cháy sém bởi dùi cui điện. Khi cổ bị dập nát, anh được đưa vào phòng mổ cấp cứu của bệnh viện.

Sau khi anh Khổng Tường Trụ bị giam tại nhà tù Mẫu Đơn Giang, vì không từ bỏ đức tin của mình, cảnh sát Lý Diễm của “Phòng 610″ (tổ chức bất hợp pháp chuyên bức hại Pháp Luân Công), và những người khác, đã buộc anh phải phơi nắng ngoài trời. Họ còn rắc mù tạt vào túi ni lông và chụp lên đầu anh. Anh Khổng Tường Trụ bị ngạt thở đến mức mặt mày tím tái, toàn thân quằn quại vì đau đớn.

Tháng 6/2006, anh Khổng Tường Trụ bị bức hại trong nhà tù Mẫu Đơn Giang đến mức hôn mê. Sau 10 tháng nỗ lực của người nhà, cuối cùng trại giam cũng cho phép gia đình cõng anh về với điều kiện phải nộp 5.000 nhân dân tệ (tương đương 17.000.000 VNĐ). Sau hơn 2 tháng bị thống khổ giày vò, anh Khổng Tường Trụ đã qua đời vào tối ngày 23/6/2007.

Ông Khang Vận Thành là cựu quản lý của Công ty Cổ phần Bất động sản Mẫu Đơn Giang, kiêm cựu Trạm trưởng Trạm Hướng dẫn Pháp Luân Công Mẫu Đơn Giang.

Năm 2004, hơn 10 học viên Pháp Luân Công, gồm ông Khang Vận Thành, đã bị giam giữ bất hợp pháp tại nhà tù Mẫu Đơn Giang. Họ đã bị bức hại, như nhốt vào “phòng giam nhỏ” (ẩm thấp, chật hẹp và phong bế) và bị cưỡng bức “chuyển hoá” (ép học viên Pháp Luân Công từ bỏ tu luyện).

Ngày 13/1/2007, ông Khang Vận Thành lâm trọng bệnh và hôn mê sau khi trải qua 2 cuộc phẫu thuật. Người nhà ông đã tìm đến nhà tù. Nhà tù hẹn rằng phải vào tháng 4 ông mới được “bảo lãnh tại ngoại để chữa trị”. Cuối cùng ông qua đời vào tháng 11/2010 ở tuổi 56.

Bạch Sương, một giáo viên tại Trường Kỹ thuật, trực thuộc Nhà máy Sản xuất Dầu số 2 của thành phố Đại Khánh, bị bắt cóc vào ngày 15/1/2010 và sau đó bị kết án. Vào giữa tháng 6, anh bị nhà tù Mẫu Đơn Giang bức hại đến nỗi bị xuất huyết não. Ngày 20/6/2011 anh bị tra tấn đến chết.

Ông Lý Nho Thanh, 66 tuổi, một cựu nhân viên của Nhà máy Cơ Điện thuộc Cục Khai thác mỏ Song Áp Sơn, bị giam cầm bất hợp pháp trong nhà tù Mẫu Đơn Giang. Chưa đầy hai tháng sau, khoảng ngày 9/10/2003, ông đã bị tra tấn đến chết.

Anh Vu Cát Hưng, khoảng 30 tuổi, bị tra tấn đến chết tại khu phòng giam số 4 của nhà tù Mẫu Đơn Giang.

Những nhân viên tham gia bức hại Pháp Luân Công gặp vận rủi

Minghui.org đưa tin tính đến tháng 12/2018, hơn 20.000 nhân viên phạm pháp của ĐCSTQ tham gia vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã gặp vận rủi.

Hắc Long Giang là một trong những tỉnh bức hại Pháp Luân Công nghiêm trọng nhất. Số lượng học viên Pháp Luân Công bị bắt cóc, bỏ tù, kết án và tra tấn đến chết luôn đứng đầu trong cả nước Trung Quốc.

Chỉ tính riêng từ tháng Một đến tháng 7/2021, một lượng lớn quan chức các cấp tham gia cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã bị cách chức tại Hắc Long Giang. Ví như:

Ngày 15/7, ông Bộ Diên Thắng, cựu Phó bí thư đảng đoàn Viện Kiểm sát tỉnh Hắc Long Giang, kiêm Phó kiểm sát trưởng Ban Thường vụ, đã bị điều tra.

Ngày 1/6, ông Cam Vinh Khôn, nguyên Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Hắc Long Giang, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam, kiêm Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật, đã bị “ngã ngựa”.

Ngày 27/4, ông Lưu Phong, Bí thư Đảng ủy nhà tù Giai Mộc Tư, kiêm quản giáo trưởng, và cảnh sát trưởng cấp hai, bị điều tra.

Ngày 5/1, ông Trương Thế Huy, Phó tổng thư ký của chính quyền thành phố Cáp Nhĩ Tân, bị sa thải.

Theo Minghui.org

Mời xem Phần 1 tại đây.