Theo Đới Hoàng tiết lộ trong cuốn “Hồ Diệu Bang và việc sửa lại các vụ án oan sai”, năm 1968, Mao Trạch Đông từng làm một cuộc trưng cầu về cách nhìn nhận đối với Cách mạng Văn Hóa, nhưng khi đó toàn hội trường đều lặng ngắt như tờ, không có một người nào dám nói lời thật lòng.

20170601125535 DIADF 5q9v1h
(Từ trái sang): Đặng Tiểu Bình, Diệp Kiếm Anh và Mao Trạch Đông

Mao Trạch Đông có lẽ đã ý thức được sai lầm của mình

Năm 1979, Hồ Diệu Bang nhiều lần phê phán gay gắt “Tiểu tổ Văn Cách trung ương” gồm Khang Sinh, Trần Bá Đạt, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, đại loại như “cái gậy lý luận”, “lý luận cường hào ác bá”. Đồng thời, ông cũng tiết lộ hai cuộc nói chuyện rất ít người biết đến của ông Mao Trạch Đông liên quan tới Cách mạng Văn Hóa.

Lần thứ nhất, đó là cuộc nói chuyện của Mao và Bành Đức Hoài vào năm 1965. Khi đó, Bành Đức Hoài chuẩn bị đi Tứ Xuyên nhậm chức Phó tổng chỉ huy “Tam tuyến”, Mao Trạch Đông mời Bành Đức Hoài ăn cơm, và nói 3 câu: “Ông cần nhìn về phía trước. Vấn đề của ông sẽ do lịch sử đưa ra kết luận. Có lẽ chân lý ở phía ông.”

Lần thứ hai là cuộc nói chuyện của Mao tại Hội nghị toàn thể Trung ương Đảng lần thứ 12 khóa 8, năm 1968, tham gia hội nghị có tổng cộng hơn 130 vị Ủy viên trung ương, Ủy viên trung ương dự khuyết, người đứng đầu các tỉnh, thành và khu tự trị. Chiều 14/10, trong lúc khai mạc hội nghị, Mao Trạch Đông có hỏi người tham dự hội nghị: “Các vị nhìn nhận thế nào về Đại cách mạng Văn Hóa? Toàn bộ hội trường im lặng như tờ, không có người nào trả lời. Mao Trạch Đông tự trả lời: “Tôi thấy 50 năm sau, 100 năm sau, có lẽ khoảng thời gian này của chúng ta sẽ là bản nhạc đệm nhỏ trong lịch sử”.

Khi đó, Hồ Diệu Bang nghe xong và cả đêm mất ngủ.

Khi Hồ Diệu Bang kể về những chuyện cũ này, một số người tham gia hội nghiên cứu lý luận toàn quốc vào hôm đó đã bình luận riêng và nói – rất hiển nhiên, Mao cũng sớm ý thức được bản thân mình có thể đã sai hoặc đúng là đã sai. Nhưng, do thống trị của mê tín hiện đại, Mao được coi là thần tiên vĩnh viễn không mắc sai lầm, dù những năm cuối đời ông từng ít nhiều có chút ít về cách nghĩ thực sự cầu thị, nhưng cũng bị một số người chặn kín lại nhằm tránh tổn hại đến “hình tượng vĩ đại”.

Hồ Diệu Bang dùng câu nói của bản thân Mao để mở ra lỗ hổng nhằm xóa bỏ mê tín hiện đại, việc thần thoại về “lãnh tụ vĩ đại vĩnh viễn không mắc sai lầm” cũng theo đó không đánh mà đã tự biến mất. Điều này đối với việc giải phóng tư tưởng của mọi người, đã khởi tác dụng xúc tác vô cùng quan trọng, làm cho người Trung Quốc dám xung phá những vùng cấm không thể chạm đến được, có thể thực hiện được việc nhận thức lại đối với các loại vấn đề lịch sử nhạy cảm.

Ông Đặng Tiểu Bình cật lực che dấu tội ác của ông Mao Trạch Đông và Đảng Cộng sản Trung Quốc

Tuy nhiên, ông Đặng Tiểu Bình và phe cánh tả trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc lại cật lực che dấu sai lầm của ông Mao Trạch Đông và tội ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tháng 6/1981, Hội nghị toàn thể Trung ương Đảng lần thứ 6 khóa 11 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thảo luận và thông qua “Nghị quyết về nhiều vấn lịch sử từ khi kiến quốc tới nay”. Có tin rằng tới hơn 5000 cán bộ cao cấp không đồng ý với quan điểm của “Bản dự thảo”, họ cho rằng “Bản dự thảo” đã tránh nhắc tới đường lối sai lầm cách đây 17 năm kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc xây dựng chính quyền, “trong 17 năm, đa số tình huống cho thấy đường lối của Đảng ta là chính xác, và đã thu được thành tích vĩ đại”. Kết luận này hoàn toàn trái ngược với thực tế khách quan.

Còn Đặng Tiểu Bình thì chỉ có thể kiên trì nói rằng Mao có công lớn hơn tội, viết về sai lầm của ông Mao và Cách mạng Văn hóa phải viết chung chung chứ không được chi tiết, “đối với sai lầm của đồng chí Mao Trạch Đông không thể viết quá mức. Viết quá mức, sẽ thành bôi nhọ đồng chí Mao Trạch Đông, cũng tức là bôi nhọ Đảng của chúng ta, quốc gia của chúng ta.

Hiểu Chân

Xem thêm: