“Tân Hoa xã”, kênh truyền thông chính thức của ĐCSTQ, đã đăng một bản tin ảnh về chuyến khảo sát của ông Tập Cận Bình tại huyện Cương Sát, khu Hải Bắc, tỉnh Thanh Hải. Hai bức ảnh trong bản tin này đã thu hút sự chú ý và bình luận của cư dân mạng. 

p2950921a454057576
Một số hình ảnh về chuyến thăm Thanh Hải của ông Tập Cận Bình được truyền thông nhà nước tung ra đã thu hút sự chú ý. (Ảnh chụp màn hình video)

Theo “Tân Hoa xã”, chiều ngày 8/6, ông Tập Cận Bình đã đến huyện Cương Sát, khu tự trị Tây Tạng Hải Bắc, tỉnh Thanh Hải, để nghe giới thiệu về bảo vệ môi trường sinh thái núi Kỳ Liên và hồ Thanh Hải tại vịnh Tiên nữ, hồ Thanh Hải. Sau đó, ông Tập Cận Bình đến thôn Cống Ma, Golog, thị trấn Sa Liễu Hà.

Trong số rất nhiều bức ảnh do Tân Hoa Xã đăng tải, bức cuối cùng dường như lộ ra một chút kỳ lạ. Ông Khương Duy Bình (Jiang Weiping) Cựu phóng viên của tờ “Wen Wei Po” (Văn Hối Báo) Hồng Kông tại Đại Liên nhận thấy bức ảnh này giống như một “di ảnh”.

Ông Khương Duy Bình chỉ ra rằng cửa kính ô tô mà ông Tập Cận Bình nghiêng người ra trông giống như một khung ảnh. Cùng lúc đó, những chiếc khăn lụa khata màu trắng bay trong gió ở hai bên, giống như những cái chướng (vải hay lụa viết chữ dùng để viếng người đã khuất) hai bên linh đường.

Ông Khương Duy Bình nói rằng “Tân Hoa Xã” đã lựa chọn cẩn thận từ hàng trăm, hàng chục bức ảnh do nhiếp ảnh gia chụp tại chỗ. Hơn nữa còn phải trải qua nhiều tầng xét duyệt, nên đây có lẽ không phải là lỗi kỹ thuật, có thể là cố ý, hoặc có thể là cố tình bôi nhọ ông Tập.

Ngoài ra, một bức ảnh khác chụp ông Tập Cận Bình đứng bên bờ hồ Thanh Hải, trông giống như bước tới vực thẳm, do kênh truyền thông chính thức của ĐCSTQ tung ra, cũng thu hút sự chú ý của cư dân mạng.

Ông Đường Tĩnh Viễn, nhà bình luận nổi tiếng, đã tweet một bức ảnh ông Tập Cận Bình đứng tại hồ Thanh Hải ngày 9/6 và nói rằng: “Các kênh truyền thông của đảng thực sự đã đăng một bức ảnh như vậy … Phải chăng ngụ ý rằng ông ấy đang tiến vào vực thẳm của bể khổ? Nhưng có lẽ ông Tập lại lý giải bức ảnh này theo cách khác, như thể ông ấy mới leo lên khỏi vực thẳm của bể khổ chăng?”

7 “ngọn núi” đè nặng trên đầu ông Tập Cận Bình

Thời gian gần đây, hàng loạt thông tin mới về việc truy tìm nguồn gốc, giải trình trách nhiệm và yêu cầu bồi thường đối với virus Trung Cộng (virus corona mới, Covid-19) đã được báo chí quốc tế đưa tin rầm rộ. Ngày 8/6, ông Vương Hữu Quần, một cây bút của ông Úy Kiện Hành, cựu Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ, kiêm Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, đã viết một bài báo nói rằng Trung Nam Hải lại phải đối mặt với ‘sóng to biển động’ vào cuối năm 2021. Ông Tập Cận Bình có ít nhất 7 “ngọn núi” đè nặng trên đầu ở cả trong và ngoài nước.

Trong số đó, ông Tập Cận Bình phải đối mặt với 3 áp lực lớn từ nước ngoài và 4 áp lực lớn trong nước.

Áp lực ngoài nước:

Áp lực lớn đầu tiên từ nước ngoài là phải đối mặt với việc bị truy tìm nguồn gốc, giải trình trách nhiệm và yêu cầu bồi thường của cộng đồng quốc tế đối với virus Trung Cộng.

Gần đây, một loạt tin tức mới về đại dịch virus viêm phổi Vũ Hán đã được các kênh truyền thông quốc tế lớn đưa tin rầm rộ. Bao gồm: Tháng 11/2019, ba nhà nghiên cứu từ Viện Virus học Vũ Hán đã bị nhiễm bệnh. Các bài luận văn của 3 nghiên cứu sinh từ Viện Virus học Vũ Hán đã được công bố. Ông Chu Dục Sâm, chuyên gia quân sự của ĐCSTQ, người từng làm việc chặt chẽ với Viện Virus học Vũ Hán và nộp đơn xin cấp bằng sáng chế vắc-xin virus Trung Cộng vào tháng 2 năm ngoái, đã chết một cách bí ẩn vào tháng Năm. Tiếp đó, 3.200 email cá nhân của ông Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ, bị lộ. “Kẻ mưu phản” cấp cao của ĐCSTQ đã hợp tác với Cơ quan Tình báo Quốc phòng Hoa Kỳ trong 3 tháng.

Virus Trung Cộng đã tàn phá thế giới hơn một năm qua, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguồn gốc của chủng virus này. Gần đây, thế giới đang tập trung vào khả năng virus Trung Cộng bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán. Ông Jamie Metzl, chuyên gia tư vấn của Tổ chức Y tế Thế giới, dự đoán rằng nếu thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán được xác nhận, toàn thế giới sẽ đòi ĐCSTQ phải bồi thường. ĐCSTQ sẽ phải đối mặt với một đòn địa chính trị lớn và chế độ của ông Tập Cận Bình e rằng khó có thể bảo toàn.

Theo “Daily Telegraph” của Anh ngày 28/5, một quan chức an ninh cấp cao trong Chính phủ Anh đã xác nhận, rằng các quan chức tình báo Anh đang hợp tác với các cuộc điều tra mới nhất của các cơ quan tình báo Mỹ, nhằm tìm cách xác định nguồn gốc của virus Trung Cộng.

Áp lực thứ 2 từ nước ngoài là cáo buộc diệt chủng.

Ngày 8/3, Viện nghiên cứu chính sách và chiến lược đổi mới ở Washington đã đưa ra một báo cáo khẳng định, rằng việc ĐCSTQ đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đã vi phạm tất cả các điều khoản của Công ước Liên hợp quốc về “Công ước ngăn chặn và trừng phạt tội diệt chủng” và ĐCSTQ phải gánh mọi trách nhiệm.

Áp lực thứ 3 từ nước ngoài là trở ngại của “chính sách ngoại giao sói chiến”.

Tại cuộc họp học tập của Bộ Chính trị vào cuối tháng Năm, ông Tập Cận Bình đã có bài phát biểu trước các hệ thống, tổ chức ở nước ngoài. Ông yêu cầu các nhà ngoại giao phải “nắm vững ngữ điệu”, “khiêm tốn, ôn hòa”, “phải chú ý đến các chiến lược và nghệ thuật đấu tranh dư luận”, tăng cường “khả năng thuyết phục của Trung Quốc”. Đồng thời nỗ lực tạo dựng một hình ảnh quốc tế “đáng tin cậy, đáng mến và đáng kính trọng.”

Ông Vương Hữu Quân nói rằng đội “các nhà ngoại giao sói chiến” của ĐCSTQ đã quát mắng khắp nơi trên thế giới. Họ liên tục truyền bá những lời bàn tán kỳ lạ về việc “người khác luôn luôn sai, và bản thân luôn luôn đúng”. Thậm chí họ còn liên tiếp bùng nổ những ngôn từ xấu xa, dơ bẩn, khiến ĐCSTQ mất thể diện khắp thế giới.

Áp lực trong nước:

Áp lực đầu tiên bên trong Trung Quốc, là làn sóng dịch bệnh nối tiếp nhau.

Từ cuối năm 2019 đến nay, dịch ở Trung Quốc vẫn liên tục nối tiếp nhau. Gần đây, tình hình dịch bệnh ở Quảng Đông đã diễn biến nghiêm trọng. Những ca chẩn đoán nhiễm bệnh có liên quan bắt đầu xuất hiện tại các khu vực khác. Một đợt dịch bệnh nghiêm trọng có thể bùng phát trở lại ở Trung Quốc.

Áp lực thứ hai là phe Mao Trạch Đông đang quay trở lại với cuộc Cách mạng Văn hóa.

Cách mạng Văn hóa, vốn đã mang lại những thảm họa nghiêm trọng cho đất nước Trung Quốc, gần đây lại hồi sinh. Trong sách giáo khoa Trung học phổ thông mới được biên soạn, bài đầu tiên là những bài thơ của Mao Trạch Đông. Trong ấn bản mới của sách giáo khoa lịch sử lớp 8, 2 chữ “sai lầm” đã bị xóa bỏ trong phần mô tả về “Cách mạng Văn hóa”.

Ông Vương Hữu Quần nói rằng ĐCSTQ đang ở trong một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng và ngày càng tả hóa. Sự lãnh đạo tập thể đã trở thành sự tập trung quyền lực cá nhân. Sự tách rời giữa đảng và chính phủ, sự tách biệt giữa chính phủ và doanh nghiệp, đã trở thành sự đoàn kết của đảng và chính quyền, sự thống nhất của chính quyền và doanh nghiệp. Việc phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp tư nhân đã trở thành doanh nghiệp nhà nước thì tiến, doanh nghiệp tư nhân thì lui. Việc giải phóng tư tưởng đã trở thành đóng khung tư tưởng. Quyền tự do ngôn luận bị hạn chế đã trở thành cấm hoàn toàn những quan điểm bất đồng.

Áp lực thứ ba là đàn áp những người theo chủ nghĩa cải cách.

Ông Vương Hữu Quần nói rằng trong cuộc Thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989 ông Triệu Tử Dương bị lật đổ, những người theo chủ nghĩa cải cách của ĐCSTQ đã dần mất đi quyền lực. Tuy nhiên, Trung Quốc đã mở cửa hơn 40 năm, nhiều người Trung Quốc được đi du học ở nước ngoài. Một số thường xuyên ra nước ngoài hoặc người nhà, con cái di cư ra nước ngoài. Họ vẫn luôn khao khát cải cách mở cửa. Họ vẫn đang cố gắng hết sức để tiếng nói của mình được lắng nghe.

Áp lực thứ tư là áp lực đấu tranh của các tầng lớp nhân dân.

Năm nay là kỷ niệm 100 năm ngày thành lập ĐCSTQ và 72 năm ĐCSTQ nắm quyền. Người Trung Quốc luôn chống lại sự chuyên chế của ĐCSTQ bằng nhiều cách khác nhau. Như nhóm thanh niên Trung Quốc nằm ngửa“, nạn nhân của đại dịch, nạn nhân của các vụ án oan sai, doanh nhân tư nhân, luật sư nhân quyền, giáo sư đại học, cựu chiến binh, dân oan, nhà báo công dân, nhà hoạt động ủng hộ dân chủ, Các Bà mẹ Thiên An Môn, người dân Tân Cương, người Hồng Kông, học viên Pháp Luân Công, v.v.

Ông Vương Hữu Quần nói rằng nền tảng cai trị của ĐCSTQ đã bị lung lay. Đồng thời, nhiều áp lực lớn trong và ngoài nước đang nhất loạt đè lên Trung Nam Hải. Một số người nói thẳng rằng sự sụp đổ của chế độ ĐCSTQ chỉ còn thiếu một cơ hội để bùng phát.

Miêu Vi, Vision Times

Xem thêm: