Theo nghiên cứu của tổ chức tư vấn Viện Chính sách Chiến lược Úc, 2 quan chức tham gia giám sát mạng lưới trại tạm giam khổng lồ do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thiết lập cho khoảng 1 triệu dân tộc thiểu số của Tân Cương, đã nhận được học bổng đáng ngưỡng mộ của Đại học Harvard.

p3025221a604666774
Khuôn viên Đại học Harvard tại Hoa Kỳ. (Ảnh: Pxfuel / Public Domain)

Financial Times đưa tin, theo một báo cáo của Viện Chính sách Chiến lược Úc, ông Dược Trữ là Bí thư quận được Bắc Kinh khen ngợi vì đã làm việc ở Tân Cương trong năm nay. Đồng thời, từ năm 2010 đến năm 2011, ông Dược Trữ cũng là một nhà nghiên cứu châu Á học tập tại Trung tâm Ash về Quản trị Dân chủ và Đổi mới trực thuộc Đại học Harvard.

Năm 2012, ông Erkin Tuniyaz, Phó Bí thư Đảng ủy Khu tự trị Tân Cương của ĐCSTQ, kiêm quyền Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị Tân Cương, từng là nhà nghiên cứu của Thế giới Mới. Ông cũng học tập tại Trung tâm Ash thuộc Đại học Harvard một vài tháng.

Chủ tịch Tân Cương là quan chức cấp cao thứ hai trong khu vực này, chỉ sau Bí thư Thành ủy Trần Toàn Quốc. Trong một bài phát biểu vào tháng 2, ông Tuniyaz bảo vệ các trại giam giữ ở Tân Cương, cho rằng chúng là “các biện pháp chống khủng bố và chống cực đoan hóa.”

Trong một bài báo do Trung tâm Ash xuất bản năm 2012, nghiên cứu của ông Tuniyaz và một đồng nghiệp từ Đại học Harvard “được kỳ vọng sẽ cung cấp tài liệu tham khảo cho sự nghiệp của họ và làm phong phú danh mục học thuật của trung tâm này về việc đổi mới và quản trị dân chủ.”

Ông Daniel Harsha, người phát ngôn của Trung tâm Ash, cho biết trường đã ban hành một số chương trình đào tạo và học bổng. Những học bổng này được trao cho các nhà nghiên cứu đến từ Trung Quốc. Ông Harsha cho biết: “Các ứng cử viên cho dự án này sẽ chỉ được chấp nhận sau khi họ đã hoàn thành thành công quá trình xét duyệt tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Bắc Kinh.”

Hoa Kỳ cáo buộc chính quyền ĐCSTQ biến vùng Tây Bắc Tân Cương thành một “nhà tù lộ thiên”. Đầu năm nay, chính phủ Biden đã thực hiện một loạt các hành động trừng phạt đối với 5 công ty Trung Quốc hoạt động tại Tân Cương, nhằm phản đối cách ĐCSTQ đối xử với người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác.

Ông Dược Trữ, 36 tuổi, theo học tại Đại học Harvard. Đây là một phần của chương trình Tiến sĩ Chính sách Công của ông tại Đại học Thanh Hoa. Theo một báo cáo của Viện Chính sách Chiến lược Úc, ông Dược Trữ bắt đầu làm việc tại khu vực Kashgar, Tân Cương sau khi hoàn thành chương trình học vào năm 2014. Đầu tiên là tại quận Yengisar, nơi người Duy Ngô Nhĩ chiếm đa số, sau đó là quận Maralbexi.

Báo cáo cho biết thêm: “Đầu năm 2019, ông Dược Trữ được bổ nhiệm làm bí thư quận Maralbexi, một quận nhỏ nơi người Duy Ngô Nhĩ chiếm đa số. Các nhà nghiên cứu từ Viện Chính sách Chiến lược Úc đã phát hiện ra, từ năm 2017 đến nay, tại đây có 9 cơ sở giam giữ đã được xây dựng hoặc mở rộng.”

Báo cáo cũng cho biết: “Vài tháng trước khi ông Dược Trữ đến, chính quyền huyện Maralbexi đã tìm cách tuyển dụng 320 nhân viên trại cải tạo mới.”

Tháng 7 năm nay, trong số 103 quan chức gặp ông Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ông Dược Trữ đã được trao tặng danh hiệu “Bí thư Quận ủy xuất sắc”. Bí thư quận ủy là chức vụ chính trị cao nhất, nghĩa là ông Dược Trữ chịu trách nhiệm về trại giam tại địa phương.

Một báo cáo của Viện Chính sách Chiến lược Úc cho thấy các hình ảnh vệ tinh của một khu phức hợp nhà tù khổng lồ tại quận Maralbexi. Nhà tù này được canh giữ bởi 6 tháp canh và đã hoạt động trong suốt nhiệm kỳ của ông Dược Trữ. Theo báo cáo của Viện, trong suốt năm 2021, việc xây dựng trại vẫn được tiếp tục.

Viện Chính sách Chiến lược Úc cho biết, nghiên cứu của họ cũng chỉ ra rằng ĐCSTQ “mất lòng tin một cách có hệ thống đối với các quan chức người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác”. Hơn nữa ĐCSTQ là do người Hán thống trị.

Nghiên cứu cho thấy, trong số 440 bí thư quận ủy và phó quận trưởng, trong những năm gần đây, “tuyệt đại đa số” bí thư quận ủy, ví như ông Dược Trữ, đều là người Hán. Tháng trước, tổ chức tư vấn này đã không tìm thấy một người Duy Ngô Nhĩ nào làm bí thư quận ủy. “Hiện tượng này mâu thuẫn với cam kết của ĐCSTQ và nhà nước (Trung Quốc) trong việc thực hiện quyền tự trị dân tộc ở Tân Cương, khu tự trị trên danh nghĩa của người Duy Ngô Nhĩ.”

Mục tiêu chính trong sự thâm nhập của ĐCSTQ

Nhờ có Đại học Harvard, Viện Công nghệ Massachusetts và nhiều trường đại học nổi tiếng khác, Boston đã trở thành một trung tâm giáo dục đại học quốc tế, một thị trấn quan trọng về y học, công trình, pháp luật và kinh doanh. Đồng thời đây cũng là nơi tiên phong trong đổi mới và lập nghiệp toàn cầu.

Nhà bình luận Mai Âm về các vấn đề thời sự của Vision Times chỉ ra rằng ĐCSTQ đang tiến hành xâm nhập nhắm vào các trường đại học nổi tiếng trên thế giới. Một là để ảnh hưởng đến giới học thuật. Hai là đánh cắp công nghệ cao cấp thông qua việc hợp tác học thuật. Gần đây, nhiều báo cáo khảo sát tại Anh cho thấy, Đại học Cambridge cũng chịu can dự sâu sắc của ĐCSTQ.

Điều ngoạn mục hơn nữa là vào Ngày Quốc khánh ĐCSTQ, còn được gọi là “Ngày Quốc tang” 1/10 hàng năm, lễ thượng cờ quốc kỳ của ĐCSTQ lại được tổ chức trên Quảng trường của Tòa thị chính ở Boston. Điều này đã làm nổi bật tầm ảnh hưởng và sự thâm nhập toàn diện của ĐCSTQ tại  khu vực Boston suốt nhiều năm qua.

Thành Dung / Vision Times

Xem thêm: