Truyền thông Úc đưa tin, 20 quốc gia bao gồm Hoa Kỳ, Ấn Độ, Úc, Nhật Bản… đã từ chối ký Hiệp định đình chiến Thế vận hội – một truyền thống có từ thời Hy Lạp cổ đại để đảm bảo xung đột không làm gián đoạn sự kiện – nhằm phản đối sự vi phạm nhân quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). 

Embed from Getty Images

Người biểu tình đeo mặt nạ có hình Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) Thomas Bach bắt tay trước trụ sở IOC trong cuộc biểu tình phản đối Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022, do các nhà hoạt động của Mạng lưới Tây Tạng Quốc tế tổ chức, vào ngày 3/2. (Nguồn: Getty Images)

Vào ngày 2/12,Hiệp định đình chiến tại Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinhdo Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và Bắc Kinh đồng soạn thảo đã được đệ trình lên Liên Hợp Quốc. Cùng ngày, hiệp định đã được thông qua tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. 

Hiệp định đình chiến này kêu gọi tất cả các quốc gia gác lại xung đột trong 7 ngày trước khi khai mạc Olympic Bắc Kinh và 7 ngày sau khi bế mạc Paralympic Bắc Kinh vào ngày 13/3, để hai sự kiện thể thao này trở thành một phương thức thúc đẩy đối thoại và hòa giải hòa bình.

Tuy nhiên, kênh truyền thông Úc “Sydney Morning Herald” đưa tin, 20 quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản… đã từ chối ký Hiệp định để gửi một thông điệp tới Bắc Kinh về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Tân Cương và Hồng Kông cũng như cách đối xử với cầu thủ quần vợt Trung Quốc Bành Soái.

Thượng nghị sĩ đảng Tự do Úc Eric Abetz cho biết: “Úc có cơ hội trở thành một nhà lãnh đạo thế giới và có quan điểm mạnh mẽ về nhân quyền trong bối cảnh chế độ độc tài của ĐCSTQ vi phạm nhân quyền.” 

“Từ người Duy Ngô Nhĩ, mổ cướp nội tạng tù nhân lương tâm, lao động nô lệ, người Hồng Kông, người Tây Tạng, người Mông Cổ, Đức Đạt Lai Lạt Ma, ngoại giao bẫy nợ, các đảo ở Biển Đông, đàn áp tôn giáo và báo chí, danh sách vẫn còn đang tiếp tục.”

Là một quốc gia theo đạo Hồi đa số, Thổ Nhĩ Kỳ cũng quyết định không tham gia ký hiệp nghị do cách đối xử của Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở Tân Cương.

Giới phân tích: Phương Tây thức tỉnh trước các hành vi phản nhân đạo của ĐCSTQ

Nhà bình luận chính trị Lam Thuật (Lan Shu) phân tích với báo Epoch Times rằng ĐCSTQ đệ trình Hiệp định đình chiến thực ra là vì sợ rằng trước và trong Thế vận hội Mùa đông 2022, các nước phương Tây sẽ chỉ trích họ vì vi phạm nhân quyền, phản dân chủ, phản nhân loại và những hành vi xấu xa khác.

“Có 20 quốc gia từ chối ký hiệp định này vì các nước phương Tây hiện đang ngày càng cho rằng ĐCSTQ có thể đe dọa hòa bình của toàn phương Tây và cộng đồng quốc tế trong tương lai. Do đó, họ ngày càng quan tâm hơn đến thảm họa nhân đạo và nhân quyền ở Trung Quốc,” ông Lam Thuật nói.

“Các nước phương Tây hiện đã thấy rõ ràng rằng Olympic của ĐCSTQ là để thiết lập hình ảnh của mình như một quốc gia hùng mạnh trên thế giới. Nhưng sau khi ĐCSTQ trở nên mạnh mẽ, ngoại giao là sự tiếp nối công việc nội bộ của họ, cách mà họ đối xử với người dân Trung Quốc và với các nước phương Tây trong tương lai. Do vậy, các nước phương Tây không muốn ký kết cái gọi là hiệp định đình chiến này.”

Quốc tế tẩy chay Olympic Bắc Kinh

Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh dự kiến ​​khai mạc vào ngày 4/2/2022. Kể từ năm 2020, các tổ chức nhân quyền quốc tế và các tầng lớp nhân dân đã kêu gọi tẩy chay sự kiện này. Khi Olympic Bắc Kinh càng tới gần, sự phản đối của cộng đồng quốc tế ngày càng được đẩy lên cao hơn.

Nhà nghiên cứu Trung Quốc Trương Kiện (Zhang Jian) nói với báo Epoch Times rằng xunh quanh việc Bắc Kinh đăng cai Thế vận hội Mùa hè năm 2008, cũng đã có nhiều lời kêu gọi quốc tế tẩy chay sự kiện này. Tuy nhiên, những người ủng hộ tin rằng một sự kiện thể thao nổi tiếng thế giới như vậy sẽ khiến ĐCSTQ phải dè chừng và khi biểu diễn khả năng cũng như sức mạnh của mình trên trường quốc tế, họ cũng sẽ cải thiện nhân quyền.

“Nhưng thực tế của 13 năm sau đã làm tan vỡ ảo tưởng tốt đẹp về ĐCSTQ của những người ủng hộ này. Sự tàn bạo của ĐCSTQ đã đến mức diệt chủng và vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Cuộc sống của người dân Trung Quốc còn kinh khủng hơn trong tiểu thuyết ‘1984’ mô tả,” ông Trương Kiện nói. “Vì vậy, tẩy chay Thế vận hội Mùa đông đã trở thành một nỗ lực nhân quyền cơ bản được thực hiện bởi tất cả những ai khao khát tự do, công lý và hòa bình.”

Bà Gao Weiwei cầm bức ảnh em gái mình, người đã bị chính quyền Trung Quốc sát hại vì đức tin vào Pháp Luân Công, tại Washington hôm 22/6/2018.
Bà Gao Weiwei cầm bức ảnh em gái mình, người đã bị chính quyền Trung Quốc sát hại vì đức tin vào Pháp Luân Công, tại Washington hôm 22/6/2018. (Ảnh: Epoch Times)

Trước đó, một số nhà quan sát khác đã trích dẫn việc nhà cầm quyền Trung Quốc vây bắt những người biểu tình dân chủ ở Hồng Kông, hàng ngàn tù nhân chính trị Tây Tạng đối mặt với tra tấn, giam giữ ít nhất 1,8 triệu người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương trong các trại lao động… cho thấy nhà cầm quyền Trung Quốc không có ý định cải thiện nhân quyền trong nước.

Kênh truyền thông Sydney Morning Herald dẫn các nguồn tin từ chính phủ Hoa Kỳ và Úc xác nhận rằng chính quyền Biden có khả năng sẽ tuyên bố tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh dưới một số hình thức vào đầu tuần tới. Thủ tướng Úc Morrison cũng đang cân nhắc các biện pháp tương tự.

Các chính trị gia chỉ trích ĐCSTQ vì đã làm ô nhiễm tinh thần thế vận hội

Vào ngày 2/12, Ủy ban Điều hành của Quốc hội Mỹ về Trung Quốc (CECC) đã tuyên bố khởi động dự án “Tù nhân Olympic” (#OlympicPrisoner) – trước Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh, mỗi ngày Ủy ban này sẽ giới thiệu tới công chúng một tù nhân chính trị bị chính quyền ĐCSTQ cầm tù. 

id13413932 Screen Shot 2021 12 02 at 9.34.20 PM
Ngày 2/12, Chủ tịch CECC, Thượng nghị sĩ Jeff Merkley (trái) và đồng Chủ tịch CECC, Dân biểu James McGovern (trái) cùng nhau phát một video nói về dự án “Tù nhân Olympic”. (Ảnh cắt từ video của CECC).

Chủ tịch CECC, Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Jeff Merkley và đồng chủ tịch, Đại diện đảng Dân chủ James McGovern cũng tuyên bố rằng họ sẽ khuyến khích mọi người cùng tham gia kêu gọi Ủy ban Olympic Quốc tế và các đối tác sử dụng ảnh hưởng của họ để gây áp lực buộc ĐCSTQ phải trả tự do cho các tù nhân lương tâm và giảm thiểu ô nhiễm tinh thần Olympic.

Dữ liệu về tù nhân chính trị của CECC bao gồm hơn 1.500 trường hợp tù nhân chính trị nổi tiếng. Vào tháng 1/2021, 16 người đã được đưa vào cơ sở dữ liệu này, bao gồm Thôi Phượng Lan (Cui Fenglan), một người Pháp Luân Công bị kết án 15 năm tù bất hợp pháp và Dư Văn Sinh (Yu Wensheng), một luật sư nhân quyền Trung Quốc bị kết án bất hợp pháp 4 năm.

Nhà nghiên cứu Trung Quốc Trương Kiện nói rằng như mọi người đều biết, tinh thần của thế vận hội là đoàn kết, hữu nghị và hòa bình. ĐCSTQ chưa bao giờ có tinh thần của thế vận hội kể từ khi thành lập, vì vậy việc đăng cai thế vận hội ở Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ là một sự xúc phạm và thiếu tôn trọng đối với nền văn minh, hòa bình và tự do của nhân loại.

Mộc Lan (t/h)

Xem thêm: