Sau khi phiên bản Hồng Kông của Luật An ninh Quốc gia được thực thi vào ngày 1/7/2020, một làn sóng di cư chưa từng có đã nổ ra ở Hồng Kông. Sau một năm rưỡi, bao nhiêu người đã rời Hồng Kông? Trang web của nhà phân tích thị trường chứng khoán Hồng Kông David Webb (webb-site.com) cập nhật số lượng khách đến và đi hàng ngày tại sân bay Hồng Kông và các cảng lớn dựa trên dữ liệu của Sở Di trú Hồng Kông. 

id13059844 210630122304100311 600x400 1
Ngày 30/6/2021, rất đông người Hồng Kông rời khỏi mảnh đất này từ sân bay quốc tế Hồng Kông, cảnh tượng chia ly tại sân bay thật bi thương. (Ảnh: Tống Bích Long / Epoch Times)

Theo thống kê từ trang web này, từ ngày 1/7/2020, ngày đầu tiên Luật An ninh Quốc gia được thực thi, đến ngày 31/12/2021, đã có tổng cộng 380.943 lượt người nhập cảnh vào sân bay Hồng Kông và 586.724 lượt người xuất cảnh trong vòng 18 tháng (số lượt xuất cảnh trừ lượt đi số lượt nhập cảnh) cao tới 205.781 người, tức hơn 200.000 người Hồng Kông đã rời khỏi Hồng Kông.

p3086211a257690235
Hình ảnh tháng 7/2020 đến tháng 12/2021, số lượng người dân Hồng Kông xuất cảnh và nhập cảnh tại Sân bay Hồng Kông, trong 18 tháng, số người rời khỏi Hồng Kông lên đến 260.000 lượt người. (Nguồn: Vision Times)

Tra lại hồ sơ, làn sóng di cư Hồng Kông cuối cùng xảy ra vào những năm 1980 và 1990. Theo số liệu của Cục An ninh Hồng Kông, vào năm 1981, số lượng người di cư khỏi Hồng Kông là 18.300 người, và sau đó, có xu hướng tăng dần theo từng năm. Những năm có số lượng người di cư lớn nhất là từ 1990 đến 1994, với 50.000 đến 60.000 người mỗi năm. Đỉnh điểm là vào năm 1992, 66.200 người Hồng Kông di cư đến các quốc gia khác. Sau đó có xu hướng giảm dần theo từng năm, đến năm 1997 giảm xuống còn hơn 30.000 người, năm 1998 chỉ còn dưới 20.000 người, năm 2002 giảm xuống còn 10.000 người.

Chính quyền Hồng Kông ước tính, số lượng cư dân Hồng Kông đã di cư ra nước ngoài trong khoảng thời gian 10 năm từ 1987 đến 1996 là khoảng 503.800 người. Tuy nhiên, một số lượng lớn người Hồng Kông và con cái của họ đã quay trở lại Hồng Kông sau khi có hộ chiếu nước ngoài. Theo thông tin từ Cục quản lý xuất nhập cảnh, hiện có khoảng 290.000 thường trú nhân Hồng Kông có quốc tịch nước ngoài. Tuy nhiên, con số thực tế có thể lên đến hơn 290.000.

So với 66.200 người di cư vào thời điểm cao điểm năm 1992, lượng dân cư di cư thuần của Hồng Kông vào năm 2021 là 153.448 người, cao hơn gấp đôi so với trước đây. Sau khi thực thi Luật An ninh Quốc gia vào tháng 7/2020, tổng cộng 52.333 cư dân Hồng Kông đã rời Hồng Kông trong 6 tháng tính đến tháng 12 cùng năm. Trên đây chỉ là số lượng người dân Hồng Kông đã rời đi, dự đoán số lượng người quốc tịch nước ngoài rời khỏi Hồng Kông cũng không hề nhỏ.

Sau khi Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông được thực thi, nhiều quốc gia đã mở cửa cho người Hồng Kông. Vương quốc Anh đã ra mắt thị thực BNO 5 + 1, được gọi tắt là thị thực BNO. Tất cả cư dân Hồng Kông có hộ chiếu BNO và thành viên gia đình trực hệ của họ có thể đăng ký học tập, làm việc hoặc sinh sống tại Vương quốc Anh. Sau 5 năm cư trú có thể được quyền cư trú, sau 1 năm cư trú có thể nhập quốc tịch. Thị thực BNO chính thức mở cửa và nhận hồ sơ vào ngày 31/1 năm ngoái. Tính đến tháng 9 năm ngoái, Bộ Nội vụ Anh thông báo rằng toàn bộ thị thực BNO đã nhận được gần 89.000 hồ sơ đăng ký trong 3 quý đầu tiên. Ngoài nhập cư vào Vương quốc Anh, nhiều người Hồng Kông cũng chọn đến Canada, Úc và Mỹ.

Một số người Hồng Kông cho rằng khi đó việc di dân dựa trên nỗi sợ không xác định, nhưng bây giờ việc di dân dựa trên nỗi sợ xác định, họ tin rằng nếu Điều 23 được lập pháp thành công vào năm 2003, hàng trăm ngàn người Hồng Kông sẽ không trở lại. Bây giờ Luật An ninh Quốc gia đã được ban hành và thực thi, chứng kiến ​​sự giải tán của một số lượng lớn các đoàn thể dân sự, truyền thông đóng cửa, bỏ tù một số lượng lớn các nhà hoạt động dân chủ và đấu tranh, chính phủ đổi trắng thay đen, xã hội Hồng Kông bị Đại Lục hóa, sự sụp đổ của tự do, pháp trị và nhân quyền, Hồng Kông đã thay đổi hoàn toàn so với trước đây, ở lại nhưng không nhận ra Hồng Kông, chi bằng thể rời khỏi nơi đáng buồn này.

Một người Hồng Kông vẫn còn ở lại Hồng Kông tiết lộ rằng Hồng Kông dù đã bị tàn phá thê thảm nhưng xét cho cùng đây vẫn là “ngôi nhà” mà từ nhỏ ông đã lớn lên. Ông mô tả rằng rễ của mình đã bén tại Hồng Kông, rất khó “cắt đứt”. Mặc dù đối mặt với thời cuộc, mỗi ngày đều tràn đầy cảm giác bất lực, nhưng ông vẫn hy vọng sống tích cực. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận rằng nếu tình hình ở Hồng Kông tồi tệ hơn giới hạn chịu đựng của mình, ông sẽ di cư sang Nhật Bản, nơi gần Hồng Kông hơn, và sẽ không chọn những quốc gia quá xa.

Vũ Tâm, Vision Times

Xem thêm: