Theo thống kê chưa đầy đủ của cổng thông tin Minghui.org, chỉ tính riêng năm 2021, 155 cục trưởng cục công an và giám đốc sở công an đã gặp phải số phận không may, trong đó 130 người bị điều tra, 19 người tử vong và 4 người bị kết án. Những người này phân bố ở 28 tỉnh, khu tự trị và thành phố. Trong đó nhiều nhất là 14 người ở tỉnh Quảng Đông, 13 người ở tỉnh Liêu Ninh, 13 người ở tỉnh Sơn Đông và 12 người ở tỉnh Hà Bắc.

Minghui.org là một cổng thông tin của Pháp Luân Công ở hải ngoại thường xuyên đăng tải bằng chứng trực tiếp từ nguồn tin sơ cấp (nhân chứng trực tiếp) tại Đại lục về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Tính khả tín của Minghui.org đã được nhiều tổ chức nhân quyền công nhận, trong đó đáng chú ý là được trích dẫn trong các phát biểu và các báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Minghui.org cũng cho biết, theo thống kê các trường hợp tham gia bức hại người tập Pháp Luân Công trong năm 2021 thì có ít nhất 553 người có số phận không may, trong đó số lượng nhiều nhất là 166 người trong hệ thống công an, chiếm 30%. Cổng thông tin này cũng cho biết, tính từ tháng 7/1999 (khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu) đến tháng 7/2018, có 20.784 người tham gia đàn áp Pháp Luân Công đã gặp phải số phận không may. Đặc biệt trong hệ thống cơ quan công an trên toàn Trung Quốc, có 5.512 người lâm nạn.

Dưới đây là 3 trường hợp cụ thể được lược dịch từ Minghui.org.

Lý Văn Hỉ – Giám đốc Sở Công an tỉnh Liêu Ninh

Lý Văn Hỉ, dân tộc Mãn Châu, sinh tháng 3/1950, là người Bản Khê, tỉnh Liêu Ninh. Lý Văn Hỉ được Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai thăng chức vì ông đã tham gia tích cực vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công khi còn là Cục trưởng Cục Công an ở Bản Khê. Từ tháng 1/2001 – 3/2011, ông ta lần lượt giữ các chức vụ quan trọng như phó giám đốc, giám đốc Sở Công an và Trợ lý Tỉnh trưởng tỉnh Liêu Ninh.

Năm 2021: Số phận không may của 155 cục trưởng và giám đốc công an TQ
(Ảnh: The Epoch Times)

Trong nhiệm kỳ 11 năm của Lý Văn Hỉ, người tập Pháp Luân Công ở tỉnh Liêu Ninh bị bức hại nghiêm trọng nhất, số người tử vong vì cuộc bức hại tại tỉnh này đứng thứ 2 tại Trung Quốc theo thống kê không đầy đủ. Một số trường hợp nổi bật tại tỉnh Liêu Ninh có thể kể đến như sau.

Ngày 16/2/2002, người tập Pháp Luân Công ở thành phố An Sơn đã chèn sóng trên truyền hình nói sự thật về cuộc đàn áp. Người tham gia Trương Lị bị bắt cóc vào ngày 19/3/2002 và bị bức hại đến chết vào ngày 27/8 cùng năm. (Xem bài: 20 năm chuỗi sự kiện chèn sóng truyền hình gây chấn động TQ)

Ngày 5/9/2005, người tập Pháp Luân Công ở Đại Liên đã chèn sóng thành công trong 1h30 phút trên truyền hình cáp của huyện Liêu Dương, tỉnh Liêu Ninh. Dưới sự đốc thúc của Lý Văn Hỉ, những người tham gia đã bị bắt cóc, tra tấn và kết án nặng bất hợp pháp. Trong số đó, Dương Xuân Linh bị kết án 7 năm tù phi pháp và bị giam tại nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh. Ra tù chưa đầy năm thì bà qua đời vào năm 2014. Chồng bà là ông Dương Bản Lượng bị kết án 11 năm tù bất hợp pháp và mẹ chồng bà là cụ Tào Ngọc Trân cũng bị kết án 9 năm tù.

Trước Thế vận hội Bắc Kinh 2008, Lý Văn Hỉ đã tổ chức một cuộc họp trong hệ thống công an tỉnh và lên kế hoạch thực hiện các vụ bắt giữ quy mô lớn ở nhiều nơi khác nhau của tỉnh Liêu Ninh. Bà Trần Ngọc Mai, một người tập Pháp Luân Công 48 tuổi đến từ Thẩm Dương, đã bị đánh và đá trong vụ bắt cóc và chết thảm vào ngày hôm sau.

Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia của tỉnh Liêu Ninh cũng một trong những cơ sở giam giữ khét tiếng. Cô Cao Dung Dung đã bị tra tấn và diệt khẩu sau khi khuôn mặt cô bị phá hủy. Lý Văn Hỉ cũng tham gia vào vụ việc này. (Xem bài: Khuôn mặt Cao Dung Dung và mặt thật của một cuộc bức hại tại TQ)

Tháng 7/2021, Lý Văn Hỉ, cựu Giám đốc Sở Công an tỉnh Liêu Ninh, đã bị thu hồi chức danh, bị tình nghi phạm tội, và chuyển sang truy tố.

Cao Đức Nghĩa – Phó Bí thư Đảng ủy, kiêm Phó Giám đốc Sở Công an tỉnh Hắc Long Giang

Cao Đức Nghĩa sinh tháng 5/1965, người Tuy Hóa, tỉnh Hắc Long Giang, từng là Trưởng phòng Công an tỉnh Hắc Long Giang, Cục trưởng Cục Công an thuộc Văn phòng Hành chính Khu vực An Lĩnh, Đại Hưng, Phó Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật của Tỉnh ủy và Phó thị trưởng Chính quyền thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ. Từ tháng 8/2020 đến 8/2021, ông là Phó Bí thư Đảng ủy, kiêm Phó Giám đốc Điều hành Sở Công an tỉnh Hắc Long Giang.

Năm 2021: Số phận không may của 155 cục trưởng và giám đốc công an TQ
(Ảnh: The Epoch Times)

Trong nhiệm kỳ của Cao Đức Nghĩa, nhiều người tập Pháp Luân Công đã bị bức hại đến chết. Một số trường hợp điển hình có thể kể tới như sau.

Bà Lâm Quốc Anh, một người tập Pháp Luân Công ở vùng An Lĩnh, Đại Hưng, đã bị ĐCSTQ bắt cóc 4 lần và 1 lần bị cải tạo lao động. Tháng 8/2000, bà bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Tề Tề Cáp Nhĩ, nơi cảnh sát bí mật bỏ thuốc vào thức ăn của bà. Sau khi về nhà, bà xuất hiện các triệu chứng xuất huyết não, liệt nửa người, cuối cùng trở thành người thực vật. Bà qua đời vào ngày 14/2/2016, hưởng thọ 53 tuổi.

Ông Lý Huệ Phong sống tại tiểu khu Cảnh Tân, quận Thiết Phong, thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ, tỉnh Hắc Long Giang. Lúc sinh thời, ông bị tù oan 12 năm và bị tra tấn. Ngày 22/1/2001, ông bị Đội Cảnh sát hình sự số 3, quận Kiến Hoa, thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ bắt giữ trái phép. Cảnh sát đã sốc dùi cui điện siêu cao áp vào bộ phận sinh dục của ông. Ngày 20/1/2020, ông Lý Huệ Phong bị xuất huyết não và qua đời ngày 28/1 ở tuổi 48.

Cao Đức Nghĩa, Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Phó Giám đốc Sở Công an tỉnh Hắc Long Giang đã chết đuối vào ngày 21/8/2021.

Vương Lập Khoa – Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Tỉnh ủy Giang Tô, kiêm Giám đốc Sở Công an

Vương Lập Khoa sinh ngày 15/12/1964, từng là Phó cục trưởng Cục Công an thành phố Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh, Cục trưởng Cục Công an thành phố Đảo Hồ Lô, Phó Giám đốc Sở Công an tỉnh Liêu Ninh, Cục trưởng Cục Công an thành phố Đại Liên, Giám đốc Sở Công an tỉnh Giang Tô, và Thường ủy Tỉnh ủy Giang Tô, kiêm Bí thư Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

So phan khong may cong an TQ 03
(Ảnh: The Epoch Times)

Trong nhiệm kỳ của Vương Lập Khoa ở Liêu Ninh và Giang Tô, ít nhất 99 người tập Pháp Luân Công đã bị bức hại đến chết, hơn 3.000 người bị bắt cóc và hàng trăm người bị kết án phi pháp.

Trong nhiệm kỳ làm Phó Thị trưởng và Cục trưởng Cục Công an thành phố Đại Liên, Vương Lập Khoa đã được Bộ Công an trao tặng “Tấm gương anh hùng hạng nhất”, thực chất là vì thành tích đàn áp Pháp Luân Công. Một số trường hợp bức hại điển hình có thể kể tới như sau.

Sáng sớm ngày 6/7/2012, bà Trương Quế Liên 69 tuổi trú tại Khu Phát triển Đại Liên đã bị Công an Kim Thạch Than của Khu Phát triển cùng nhân viên an ninh quốc gia bắt cóc. Bà bị giam giữ phi pháp tại Trung tâm giam giữ Diêu Gia. Sau 17 ngày bị bức hại, bà đã xuất huyết não. Vì sợ phải chịu trách nhiệm nên trại giam đã đưa bà về nhà. Ngày 5/8 cùng năm, bà Trương Quế Liên vốn đang khỏe mạnh đã qua đời một cách oan uổng.

Ngày 20/4/2012, bà Trần Xuân Mỹ, y tá tại Bệnh viện Nhi Nam Kinh, bị đưa đến Trung tâm giam giữ Nam Kinh, bị bức hại bằng thuốc và trở thành một bệnh nhân nặng. Ngày 24/12/2016, sau 4 năm chịu đựng, bà qua đời, hưởng thọ 62 tuổi.

Ngày 12/10/2021, Vương Lập Khoa, Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Tỉnh ủy Giang Tô, kiêm Giám đốc Sở Công an, bị truy nã vì tình nghi nhận hối lộ.

*

Nhận xét về các trường hợp không may xảy ra với những người tham gia đàn áp, ông Đường Tĩnh Viễn, nhà bình luận thời sự của Đài truyền hình NTD nói: “Bất cứ ai hoạt động như một công cụ của chủ nghĩa toàn trị và kiếm được một chút lợi ích vật chất bằng cách làm điều ác cuối cùng sẽ không thoát khỏi số phận bị chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc ruồng bỏ.”

Cựu phó giáo sư Lý Nguyên Hoa tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh, từng nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ Epoch Times rằng từ nghìn năm nay, người Trung Quốc luôn tin rằng “thiện ác hữu báo”. Các quan chức cấp cao của ĐCSTQ bức hại càng tàn bạo, thì sẽ càng không thể thoát khỏi sự trừng phạt của thiên lý này.

Theo The Epoch Times tiếng Trung
Tác giả: Lý Khiết Tư

Xem thêm:

Mời xem video: