Năm nay, Trung Quốc đã phải đối mặt làn sóng sa thải nhân sự hiếm thấy: Ngoài nhiều đại gia bất động sản “sập tiệm” và doanh nghiệp hoạt động giáo dục đào tạo khủng hoảng phá sản kéo theo sa thải nhân sự, các yếu tố khác như nạn dịch COVID-19 (viêm phổi Vũ Hán) và xu thế thoái vốn của các công ty nước ngoài cũng làm gia tăng làn sóng thất nghiệp ở Trung Quốc. Giới chuyên gia tài chính cũng có phân tích rằng việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tiếp tục đàn áp kinh tế tư nhân đã gây bất ổn lớn cho thế giới, và tương lai kinh tế Trung Quốc có thể tiếp tục xấu đi.

shutterstock 1648162273
Có nhận định chính sách chống dịch COVID-19 cực đoan của ĐCSTQ đã ảnh hưởng nặng đến nền kinh tế của Trung Quốc. (Nguồn: Shutterstock)

Từ ngày 8 – 10/12, ĐCSTQ tổ chức Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương với tham dự của toàn bộ 7 Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị. Hội nghị chỉ ra sự phát triển kinh tế của Trung Quốc đang đối mặt với 3 thứ áp lực: nhu cầu thu hẹp, vấn đề nguồn cung, và kỳ vọng suy yếu.

Khi CCTV của ĐCSTQ đưa tin về hội nghị này đã 25 lần đề cập đến từ “ổn định”, hội nghị kêu gọi công tác kinh tế vào năm tới cần “ưu tiên ổn định” để đảm bảo sự ổn định của Đại hội 20. Ngoài ra, hội nghị cũng cho rằng cần mở rộng nhu cầu trong nước và làm tốt “6 ổn định”“6 đảm bảo”, trong đó đặc biệt là “bảo đảm việc làm”.

Về tình hình việc làm ở Trung Quốc, vào tháng 7 năm nay một quan chức của Cục Thống kê đã tuyên bố trong họp báo do Văn phòng Thông tin Trung ương ĐCSTQ tổ chức, cho rằng “tình hình việc làm nhìn chung là ổn định”. Nhưng gần đây, truyền thông NetEase của Đại Lục đã đề cập trong một bài báo đăng ngày 5/12 rằng nhiều công ty ở Thâm Quyến đang phải đối mặt với áp lực chưa từng có. Năm nay hầu hết các công ty ở Thâm Quyến đều gặp khó khăn, nhiều công ty lớn đã chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi trung tâm sản xuất lớn này.

Thâm Quyến không chỉ nằm trong 4 thành phố lớn cấp I của Trung Quốc mà còn chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế toàn Trung Quốc.

Ông chủ Huang của một doanh nghiệp ở Long Hoa – Thâm Quyến nói với truyền thông rằng ông đã mở nhà máy được 20 năm, nhưng những năm gần đây do ảnh hưởng tình hình dịch bệnh bấp bênh và thực trạng tấn công của cơ quan chức năng vào thương mại điện tử khiến đơn hàng giảm, làm ăn thua lỗ nên đã có quyết định sa thải nhân viên. Ông cho biết nhiều doanh nghiệp ở Thâm Quyến gặp phải tình trạng như vậy, phải ngừng hoạt động và sản xuất, bán thiết bị của công ty để giải thể nhân viên và ngăn chặn tình trạng thua lỗ thêm. Nhiều người đã về quê ăn Tết sớm.

 

Chuyên gia: Làn sóng thất nghiệp của Trung Quốc do nhiều yếu tố

Về thực trạng thất nghiệp quy mô lớn ở Trung Quốc này, chuyên gia tài chính Edward Huang của Đài Loan nói với Epoch Times rằng có 4 lý do.

– Thứ nhất là những thay đổi của tình hình quốc tế từ việc ĐCSTQ đối đầu với các nước phương Tây, trong đó có cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung khiến các doanh nghiệp nước ngoài thoái vốn trên quy mô lớn.

– Thứ hai là kể từ năm ngoái, ĐCSTQ đã tiếp tục đàn áp kinh tế tư nhân và thực hiện một loạt các biện pháp quản lý, bao gồm thanh trừng ngành công nghệ theo Luật An ninh Quốc gia và chống độc quyền, đồng thời đàn áp ngành giáo dục và đào tạo với chính sách “giảm kép” (giảm gánh nặng công việc của sinh viên và giảm gánh nặng đào tạo ngoài chính khóa);

– Thứ ba là nền kinh tế Trung Quốc đang suy thoái nhanh, xu thế này có thể thấy rõ từ thực trạng suy thoái của ngành bất động sản.

– Thứ tư là chính sách nghiêm ngặt chống dịch bệnh COVID-19 tại Trung Quốc đã ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Tóm tại sự tích tụ của nhiều yếu tố gây làn sóng thất nghiệp quy mô lớn ở Trung Quốc.

新建项目 1 3
Dịch bệnh ở Đại Liên, Trung Quốc (Chụp màn hình video)

Phân tích: Xu thế phát triển doanh nghiệp nhà nước để kiểm soát nền kinh tế khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao

Năm nay, Trung Quốc đã phải đối mặt làn sóng sa thải nhân sự quy mô lớn hiếm thấy:

– Kể từ đầu tháng 9, các công ty bất động sản liên tiếp “sập tiệm”. Tập đoàn bất động sản khổng lồ Evergrande hiện chính thức vỡ nợ. Nhiều công ty bất động sản khác như Fantasia và Xinli Holding đã liên tiếp thông báo về việc sa thải nhân viên. Tính đến ngày 5/9 có tổng cộng 274 công ty bất động sản phá sản ở Trung Quốc trong năm nay, trung bình mỗi ngày có một công ty phá sản.

– Vào ngày 24/7, ĐCSTQ đã ban hành “Ý kiến ​​về việc giảm gánh nặng công việc của sinh viên và gánh nặng đào tạo ngoài chính khóa”. Chính sách “giảm kép” này đã khiến toàn ngành giáo dục và đào tạo Trung Quốc đối mặt với khủng hoảng sa thải nhân sự, chuyển đổi và phá sản, ảnh hưởng đến khoảng 700.000 cơ sở giáo dục đào tạo và hàng chục triệu người tham gia.

– Từ tháng 5 – 8, ‘gã khổng lồ’ bán lẻ Amazon của Mỹ đã phát động một làn sóng đóng cửa các gian hàng trực tuyến của Trung Quốc do vi phạm quy định về đánh giá chấm điểm, vấn đề ảnh hưởng khoảng 50.000 người bán hàng Trung Quốc và tổn thất của chuỗi ngành ước tính vượt quá 100 tỷ nhân dân tệ (tương đương 15,625 tỷ USD), rất khó ước tính số lượng người bị mất việc làm liên quan.

– Vấn đề nữa làm gia tăng làn sóng thất nghiệp ở Trung Quốc là xu thế doanh nghiệp nước ngoài liên tiếp rút khỏi Trung Quốc và số lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đóng cửa do dịch COVID-19.

Một nhà phân tích tài chính tại Mỹ là Tang Ao nói với Epoch Times rằng làn sóng thất nghiệp tại một số thành phố ở Trung Quốc Đại Lục chủ yếu liên quan đến các chính sách của ĐCSTQ: đàn áp kinh tế tư nhân, củng cố doanh nghiệp nhà nước và tăng cường kiểm soát nền kinh tế chắc chắn sẽ dẫn đến việc rút vốn nước ngoài, đóng cửa các doanh nghiệp tư nhân và làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp.

“Vấn đề nữa là lạm phát rất nghiêm trọng. Chúng ta biết rằng kiềm chế lạm phát thường sẽ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất, kiềm chế đầu tư và tiêu dùng, như vậy thì đồng thời sẽ hạn chế việc làm. Nhà cầm quyền cũng thật khó lựa chọn trong thực trạng mâu thuẫn này”.

Ông Tang Ao cho rằng làn sóng thất nghiệp tương tự trước đó ở Trung Quốc đã cách đây 30 năm, đó là vào những năm 1990 khi ông Giang Trạch Dân và Chu Dung Cơ nắm quyền thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước đã gây làn sóng thất nghiệp quy mô lớn, sau đó nền kinh tế Trung Quốc đã được giải cứu nhờ gia nhập WTO. Về bản chất, chính sách thắt chặt kinh tế của ĐCSTQ ngày nay, giống với chính sách kinh tế mở cửa 30 năm trước: mục đích là nhà cầm quyền cần bảo đảm quyền lực cai trị.

Về xu hướng tương lai của nền kinh tế Trung Quốc, chuyên gia Edward Huang cho biết việc ĐCSTQ đàn áp kinh tế tư nhân đã khiến thế giới bên ngoài khó thấy được tương lai phát triển kinh tế Trung Quốc sẽ như thế nào, điều này sẽ ảnh hưởng dây chuyền gây bất ổn đến kinh tế thế giới. Xu thế tương lai nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục xấu đi.

Theo Cao Tĩnh, Epoch Times

Xem thêm: