Trước khi diễn ra Hội nghị G20, Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Ngô Chiêu Nhiếp công khai thăm châu Âu, không những có bài phát biểu trước “Liên minh Nghị viện về chính sách Trung Quốc” do 19 nước thành viên Châu Âu tổ hợp thành, mà còn đến thăm thủ đô Brussels (Bỉ) và hội kiến với lãnh đạo Liên minh Châu Âu (EU). Mặc dù hai bên đều giữ kín việc họ đã gặp ai, nhưng ông Ngô Chiêu Nhiếp từ ngàn dặm xa xôi đến Brussels, nếu không gặp ai thì lẽ nào là đi du sơn ngoạn thủy?

(Bài viết của nhà văn Hồng Kông Nhan Thuần Câu, thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.)

1024px Xi Jinping 2017 07 07
(Ảnh: Kramlin.ru)

Mấy thập kỷ qua, Đài Loan bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dồn vào góc tường, chỉ còn lại mười mấy nước bang giao. Một quốc gia nhỏ ở Lục địa Nam Mỹ, Đài Loan đã bỏ rất nhiều công sức để thiết lập quan hệ ngoại giao, mới bước vào được một chân thì lại bị ĐCSTQ phá hoại hảo sự, Đài Loan ngay cả cơ hội kết giao với bạn bè nhỏ cũng không có. 

Hiện nay, ông Ngô Chiêu Nhiếp đang thăm châu Âu, được coi là khách quý, mở mày mở mặt, sự biến đổi thất thường của thế sự khiến người ta than thở. Ngoại trưởng Vương Nghị của ĐCSTQ sau đó sẽ tham dự Thượng đỉnh G20, e là sẽ không có được đãi ngộ như thế. Một lên một xuống, chả trách ông Tập Cận Bình quyết không xuất hiện tại các dịp quốc tế.

ĐCSTQ xuống Đài Loan lên là thời thế mới nhất. Ông Tập Cận Bình thích nói thời thế, hiện nay thời thế chính là do bản thân ông ấy “tạo” ra. 

Ban đầu khi ông Tập Cận Bình mới lên nắm quyền, là lúc mà ĐCSTQ náo nhiệt nhất, kinh tế trong nước luôn thuận lợi tăng trưởng, về ngoại giao thì như cá gặp nước, nếu ĐCSTQ cẩn thận giữ hình thế tốt, thiện chí giúp người, ra sức làm lớn mạnh mình, thì sẽ không rơi vào tình cảnh thê thảm như hôm nay.

Đáng tiếc ông Tập Cận Bình phán đoán sai tình thế, cho rằng thời và thế đang ở hết phía mình, cần nhân cơ hội này để bành trướng ra ngoài, do đó đã thay đổi quốc sách giấu tài, tiến hành thâm nhập vào phương Tây không kiêng dè gì, và giấu tay ở các nước nhỏ bằng “Vành đai và Con đường”, ý đồ xưng bá toàn cầu.

Ông Tập Cận Bình có 3 phán đoán sai lầm lớn. Một là phán đoán sai về kinh tế trong nước, cho rằng thực lực quốc gia hùng mạnh, nhiều tiền nhiều sức, có thể không từ bất cứ việc xấu nào. Thực ra kinh tế của Trung Quốc sau nhiều năm liều lĩnh đã thể hiện ra xu hướng suy tàn, các loại mâu thuẫn tích tụ, động lực phát triển đã dùng hết, về sau chính là đi xuống dốc.

Phán đoán sai lầm thứ hai của ông Tập là sự đấu tranh kịch liệt giữa hai đảng của Mỹ, ý thức hệ phân hóa nghiêm trọng, tích tụ lâu nên khó lật lại. Thực lực quốc gia của Mỹ giảm sút, thực lực quốc gia của ĐCSTQ tăng lên, và đây đúng là lúc dụng binh. Thực ra, sự đấu tranh của lưỡng đảng Mỹ là trạng thái bình thường, tranh chấp kinh tế và văn hóa vĩnh viễn là trạng thái bình thường, xã hội Mỹ có năng lực tự phục hồi, vấn đề xảy ra thì nghĩ biện pháp giải quyết và luôn là như thế.  

Phán đoán sai lầm thứ ba của ông Tập là mối quan hệ Mỹ và Liên minh Châu Âu xấu đi, có không ít tranh chấp, từ lâu đã có tâm bệnh cho rằng phương Tây không đoàn kết và có lợi cho sự bành trướng của ĐCSTQ. Thực ra Mỹ và châu Âu đang thực hiện thể chế dân chủ, cãi xong hòa, hòa xong cãi, xưa nay đều như thế. Mỹ bán tàu ngầm hạt nhân cho Úc, Pháp thẹn quá hóa giận triệu hồi đại sứ, ông Biden chuyển sang giới thiệu Ấn Độ mua tàu ngầm của Pháp, Mỹ – Pháp lại hòa thuận như lúc đầu. Mối quan hệ Mỹ – Âu là mâu thuẫn nội bộ của các nước dân chủ, có lợi ích chung, một khi bị đe dọa đến lợi ích, thì họ ắt sẽ cùng nhau bắt tay đối kháng lại. 

Phán đoán sai của ông Tập Cận Bình là bị dã tâm chính trị che đậy, dã tâm của ông không những trở thành người vĩ đại thứ ba trong lịch sử ĐCSTQ tiếp sau Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, hơn nữa muốn trong nhiệm kỳ của mình, đem “mô thức Trung Quốc” đến các nước dân chủ phương Tây, thực hiện mục tiêu vĩ đại “giải phóng toàn nhân loại”. 

Dã tâm của con người cần xứng với năng lực của chính bản thân, cộng thêm trợ lực của hình thế khách quan thì mới có thể thực hiện được. Ông Tập bị biểu hiện lớn mạnh của Trung Quốc che mắt, đánh giá đối nội, đối ngoại trái ngược với hiện thực, sự liều lĩnh và ngang ngược không những đang gặp phải trắc trở trong hiện thực, mà còn càng khiến cho hình thế trong và ngoài nước trở nên xấu đi.

Dựa vào 3 phán đoán sai lầm, trong công việc nội bộ và ngoại giao của ông Tập Cận Bình càng có 3 thất sách lớn. Thứ nhất, sứt mẻ trong mối quan hệ Mỹ – Trung, trước đó ông Clinton và Obama thực hiện chính sách nhân nhượng đối với ĐCSTQ, hy vọng ĐCSTQ đi con đường cải cách chính trị, ông Obama hối hận vào cuối nhiệm kỳ, do đó mới có sự điều chỉnh chiến lược “trở lại Châu Á – Thái Bình Dương”. Cho đến lúc ông Trump nhậm chức, vốn “xưng anh em” với ông Tập Cận Bình, nhưng ông Tập Cận Bình đã “dở chiêu trò” trong đàm phán thương mại Mỹ – Trung, chọc giận ông Trump, khiến cho quan hệ Mỹ – Trung nhanh chóng trượt dốc.

Thất sách lớn thứ hai của ông Tập Cận Bình là thua hoàn toàn trong xử lý vấn đề Hồng kông, vốn có thể làm lắng lại phong trào Phản đối Dự luật Dẫn độ bằng nhượng bộ nhỏ, nhưng ông Tập lại để cho ‘hắc cảnh’ tàn hại người dân, sau đó dùng Luật An ninh Quốc gia để tính sổ. ĐCSTQ dần dần hiện hình là kẻ thù hung ác của nền dân chủ. Mỹ vì thế mà khó có thể dung thứ, EU cũng kinh hãi tỉnh mộng, hòa bình thống nhất Đài Loan đã hoàn toàn thua, xử lý Hồng Kông không thỏa đáng đã làm hỏng đại cục của ông Tập. 

Thất sách lớn thứ ba của ông Tập là sứt mẻ với EU. EU và Mỹ vốn có mâu thuẫn, ĐCSTQ dùng sức lực lớn mạnh để thúc đẩy ký kết thỏa thuận đầu tư Trung – Âu, vừa đúng có thể ly gián quan hệ Mỹ – EU. Nhưng không ngờ ngoại giao chiến lang không biết chừng mực, đi vào nhà người khác để mắng chửi, đã chọc giận các nước EU. Trong khi EU là nơi của các nước văn minh, lại là cường quốc về công nghiệp và quân sự, làm sao có thể chịu được sự nhục nhã lớn thế? Vì thế mà dân ý đã nghiêng về một bên, quốc hội thức tỉnh, chính phủ liên tiếp trở mặt với ĐCSTQ.

Chuyến thăm Châu Âu của ông Ngô Chiêu Nhiếp ngày hôm nay là kết quả “giấu tài” vài thập kỷ của Đài loan. Năm xưa, ông Tưởng Kinh Quốc bị ĐCSTQ dồn vào góc tường, kiên quyết cải cách chính trị, dựa vào nền kinh tế nội bộ và phát triển công nghệ cao mà có được sự thịnh vượng ngày nay. Người dân Đài Loan phải biết ơn những cải cách chính trị của ông Tưởng Kinh Quốc, cảm ơn năm xưa khổ tâm, gian khổ khi lập nghiệp phát triển khoa học công nghệ hiện đại. Trả lời phỏng vấn, bà Thái Anh Văn cho biết Đài Loan “tuyệt đối không liều lĩnh”, tức là phải thận trọng và sợ hãi, chiến đấu kiên định, không bị chiến thắng nhất thời làm mờ đầu óc.

Hy vọng người Đài Loan nhân trân quý sự nghiệp vĩ đại mà bậc tiền bối sáng lập, đối đãi tốt với người khác, bù đắp cho nhau, bước từng bước lên bậc cao. Người Hồng Kông có sự cảm động đối với thành tựu của Đài Loan, bởi vì họ đang gửi gắm tương lai của Hồng Kông vào Đài Loan.

Nhan Thuần Câu

(Bài viết thể hiện quan điểm và lập trường của cá nhân tác giả, bản gốc từ Facebook của tác giả)

Xem thêm: