Truyền thông ngoài Trung Quốc nói về một số thủ đoạn mà chính quyền Trung Quốc áp dụng công nghệ để đối phó người Hồng Kông và Duy Ngô Nhĩ, đồng thời hy vọng tương lai sẽ không tái diễn đoạn lịch sử thế này. Hành vi lạm dụng khoa học công nghệ của Trung Quốc đáng là một cảnh báo, để nhắc nhở chính phủ các nước thế giới làm thế nào sử dụng hợp lý khoa học công nghệ.

nhận diện khuôn mặt
Hệ thống nhận dạng khuôn mặt tại Trung Quốc (Ảnh chụp từ video)

Duy trì trật tự bằng cách dự đoán trước

Theo Liên đoàn quốc tế các nhà báo, duy trì trật tự mang tính dự đoán là một phần của “hệ thống Orwellian”, “Cảnh sát Trung Quốc nhận được chỉ đạo thu thập dữ liệu quy mô lớn và hệ thống phân tích, hệ thống này sử dụng trí tuệ nhân tạo để lựa chọn câu lưu người Tân Cương”. 

Dưới vỏ bọc tấn công chủ nghĩa khủng bố, Trung Quốc tùy tiện bắt giữ khoảng 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ, đây là việc giam giữ người dân tộc thiểu số quy mô lớn nhất kể từ sau Thế chiến thứ 2.

Thông qua việc sử dụng ứng dụng trên điện thoại di động của cơ quan thực thi pháp luật, “kế hoạch cảnh vụ sẽ tổng hợp dữ liệu của những người liên quan cho các quan chức khi những người này bị cho là có khả năng tạo thành mối đe dọa”. Tổ chức Quan sát Nhân quyền (HRW) hồi tháng 5 đã báo cáo nói rằng, trong đó có một số người bị giam giữ và đưa đến các trại giáo dục chính trị. 

Ở Trung Quốc, người ta có thể bị bắt giữ và bị đưa đến “viện giáo dưỡng” khi không làm bất hành vi phạm tội nào, ví dụ như “không giao thiệp với hàng xóm, thường xuyên không sử dụng cửa trước”, chỉ cần chính quyền Trung Quốc cho rằng là khả nghi, thì có thể bị cho là tham gia vào hoạt động khủng bố. 

Giám sát quy mô lớn, nơi nào cũng có camera công nghệ cao

So với bất cứ nơi nào trên thế giới, Trung Quốc là nơi có nhiều camera hơn cả, có thể thu thập nhiều dữ liệu hơn. Công nghệ cưỡng chế quét khuôn mặt và nhận dạng khuôn mặt cũng bị lạm dụng. 

Báo cáo cho biết, Trung Quốc có “siêu máy ảnh” 5 triệu điểm ảnh, có thể lập tức nhận diện bất cứ khuôn mặt nào trong đám đông. 

Xem xem ở Hồng Kông đã xảy ra chuyện gì? Trong phong trào kháng nghị dân chủ, có người bị cảnh sát Trung Quốc sát hại. 

Chả trách nhiều người kháng nghị đều che mặt, họ biết chức năng mạnh mẽ của công nghệ này, cũng biết về nguy hiểm của nó. 

Tại Trung Quốc, người để râu quai nón có thể sẽ bị cho rằng là người có liên quan đến hoạt động khủng bố mà bị bắt, còn kích thước râu lớn nhỏ rất dễ được máy ảnh ghi lại. 

Phân tích DNA của toàn bộ trại giam giữ

Trung Quốc thu thập dữ liệu mẫu DNA của 40 triệu người, những dữ liệu này được cung cấp cho cơ quan thực thi pháp luật.

Đồng thời, chính phủ Trung Quốc thông qua công nghệ nhận diện khuôn mặt và công nghệ phân tích kiểu hình DNA để tích cực truy bắt người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. 

Tạp chí MIT Technology Review cho biết: “Nhân viên nghiên cứu Trung Quốc đang sử dụng dịch máu lấy từ người Duy Ngô Nhĩ để thử nghiệm làm thế nào sử dụng mẫu DNA để xây dựng lại hình dạng khuôn mặt.”

Phân tích kiểu hình DNA là “phân tích đặc trưng liên liên quan đến gen của tổ tiên, màu da, màu mắt, v.v, dùng các mức độ khác nhau để dự đoán xác định ngoại quan của nguồn cung cấp mẫu.”

Trung Quốc có dữ liệu về trình tự gen của người dân Mỹ nhiều hơn so với chính phủ Mỹ có có dữ liệu của người dân trong nước. 

Chế độ kiểm duyệt

Người ta thông thường chỉ có thể căn cứ vào những thông tin mà họ nhận được để đưa ra phán đoán. 

Ở Trung Quốc, khi các phương tiện truyền thông được liên kết với hệ tư tưởng chính trị và nhằm mục đích thúc đẩy chương trình nghị sự, truyền thông đã trở thành một bộ phận của chính phủ.  

Khi tất cả các tin tức bên ngoài bị ngăn chặn, những thông tin còn sót lại chỉ là tuyên truyền. 

Hơn 10.000 trang web (ví dụ như Wikipedia) được người phương Tây truy cập mỗi ngày, nhưng ở Trung Quốc đều bị “vạn lý tường lửa” ngăn chặn.

Những trang web bị ngăn chặn bao gồm: Các tổ chức nhân quyền như Tổ chức Quan sát Nhân quyền, Tổ chức Ân xá quốc tế, v.v.; Truyền thông phương Tây, ví dụ như Fox News, Reuters, The Guardian, v.v; Các trang tìm kiếm như Google, Yahoo, DuckDuckGo; Các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, WhatsApp, Twitter, Instagram, Pinterest, Snapchat…

Theo cách nói của Quỹ Tiền tuyến điện tử (Electronic Frontier Foundation): “Khi cố gắng tiêu diệt những tiếng nói kháng nghị bên ngoài ‘vạn lý tường lửa’, Trung Quốc đang thể hiện cơ bắp của họ trên phạm vi toàn thế giới và triển hiện các công cụ dùng để tiêu diệt tiếng nói bất đồng chính kiến và phê bình họ trên phạm vi toàn thế giới.”

Mặc dù như vậy, công nghệ cung cấp cho Trung Quốc giám sát và công tác cảnh vụ trên mô lớn đều có thể dùng vào mục đích tốt ở nhiều nơi trên thế giới. Ví dụ như dùng công nghệ nhận dạng khuôn mặt có thể tìm kiếm người mất tích, thuật toán dự báo trợ giúp việc bắt giữ tội phạm, tìm hiểu về trình tự DNA có thể giúp đỡ tạo thế giới tốt đẹp hơn. Đây mới là phương thức sử dụng chính xác.

Trí Đạt

Xem thêm: