Chính quyền Bắc Kinh hôm 15/5 đã tổ chức cái gọi là Đại hội Đối thoại văn minh châu Á, tại lễ khai mạc, lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc nói rằng “cùng tồn tại hài hòa”, đồng thời cũng đưa ra 4 chủ trương lớn. Tuy nhiên, do lần đại hội “văn minh” số nước tham dự thưa thớt nên khiến cho chính quyền Trung Quốc bối rối, chủ trương “4 kiên trì” cũng bị chuyên gia nghi ngờ.

Embed from Getty Images

Ông Tập Cận Bình phát biểu tại Đại hội Đối thoại văn minh châu Á 2019 (Ảnh: Getty Images) 

Ngày 15/5, chính quyền Trung Quốc tổ chức “Đại hội đối thoại văn minh châu Á” tại Bắc Kinh, số người tham dự thưa thớt. Mặc dù phía chính quyền Trung Quốc nói rằng lần đại hội này có 2000 người thuộc 40 nước châu Á tham gia, nhưng những nhân vật chính trị quan trọng thuộc các nước châu Á tới tham dự chỉ có 4 nước Campuchia, Singapore, Sri Lanka, Armenia, và một nước châu Âu là Hy Lạp.

Truyền thông Hồng Kông đưa tin, lần “Đại hội Đối thoại văn minh châu Á” này, các nước châu Á không có phản hồi háo hức.

Đài Tiếng nói Đức (Deutsche Welle) đưa tin, trải qua 5 năm, sáng kiến của tầng lãnh đạo tối cao của đảng Cộng sản Trung Quốc biến thành một cuộc tụ họp mà Bắc Kinh gọi là Đại hội của “Yếu nhân châu Á và các nước, liên quan đến người phụ trách tổ chức quốc tế”.

Được biết, chính quyền Trung Quốc từng nhiều lần đề nghị muốn tổ chức Đại hội Đối thoại văn minh châu Á, nhưng chưa thể tổ chức được. Từ tháng 5/2014, tại Hội nghị về các biện pháp tương tác và xây dựng lòng tin ở châu Á,  ông Tập Cận Bình từng đề xuất phía Trung Quốc tổ chức Đại hội Đối thoại văn minh châu Á; tại Diễn đàn Bác Ngao 2015, ông Tập tiếp tục đề xướng tổ chức Đại hội Đối thoại văn minh châu Á; tại Hội nghị Đông Á tổ chức ở Kuala Lumpur vào tháng 11/2015, ông Lý Khắc Cường tuyên bố “Trung Quốc sẽ tổ chức Đại hội Đối thoại văn minh châu Á vào năm 2016”, nhưng vẫn chưa tổ chức được; sau đó, truyền thông nhà nước Trung Quốc dự kiến đại hội sẽ tổ chức vào năm 2017, nhưng rốt cuộc vẫn không thành.

Đến năm nay (2019), rốt cuộc cũng đã tổ chức được, nhưng số người tham dự thưa thớt đã khiến nước chủ nhà Trung Quốc phải bối rối.

Tại đại hội này, mục đích phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là đề xuất 4 chủ trương, cũng là 4 kiên trì: (1) Kiên trì tôn trọng lẫn nhau, đối đãi bình đẳng; (2) Kiên trì bao dung và thưởng thức cái đẹp của người khác tạo ra, bao dung lẫn nhau, cùng học tập văn hóa ưu tú mỗi dân tộc mỗi quốc gia; (3) Kiên trì mở cửa bao dung, cùng học tập cùng làm gương; (4) Kiên trì sáng tạo mới và phát triển cùng thời đại.

Về vấn đề này, nhà bình luận thời sự Trần Phá Không ở nước ngoài có một bài viết đăng trên Đài Á châu Tự do (RFA) hôm 16/5 và đặt ra những nghi ngờ.

Ông Trần Phá Không cho biết, thực sự “ Kiên trì tôn trọng lẫn nhau, đối đãi bình đẳng”? Vậy thì giải thích thế nào việc ĐCSTQ dỡ bỏ phá hủy các nhà thờ, chùa chiền Phật giáo Tây Tạng, nhà thờ Hồi giáo Tân Cương, đàn áp người tín ngưỡng tôn giáo như Duy Ngô Nhĩ và người Tây Tạng, cưỡng chế hoàn tục, Hán Hóa, đỏ hóa, nhốt hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ và người Kazakh trong các trại tập trung, …?

Thực sự là “Kiên trì bao dung và thưởng thức cái đẹp của người khác tạo ra, bao dung lẫn nhau, cùng học tập văn hóa ưu tú mỗi dân tộc mỗi quốc gia”? Chính quyền giải thích thế nào về việc làm cái gọi là “7 không giảng” trong các cơ sở giáo dục bậc cao, nhất là không cho phép truyền thụ giá trị quan phương Tây, bao gồm dân chủ, tự do, nhân quyền, hiến chính, v.v. Quan chức cấp cao ĐCSTQ, bao gồm cả bản thân ông Tập Cận Bình, lại âm thầm đưa con cái của mình đến các nước phương Tây học tập, tiếp thu nền giáo dục của phương Tây, trong khi lại không cho con cái của người dân bình thường trong nước tiếp xúc với văn hóa phương Tây?

Thực sự “Kiên trì mở cửa bao dung, cùng học tập cùng làm gương”? Vậy thì chính quyền làm thế nào để giải thích việc ĐCSTQ ôm giữ một đảng chuyên chính, đảng lãnh đạo tất cả, nhất nguyên hóa, dùng văn hóa đảng cưỡng chế tẩy não và ép buộc người dân chấp nhận tẩy não. Cưỡng chế phá hoại “một nước hai chế độ” của Hồng Kông, lại muốn Đài Loan chấp nhận “một nước hai chế độ”. Sự phong tỏa internet của ĐCSTQ, là bức tường lớn nhất cản trở giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và nước ngoài. Sao không “dùng tấm lòng rộng mở, biển lớn chứa trăm sông để phá vỡ bức tường này? Phá vỡ sự phong tỏa internet, để người dân Trung Quốc nhìn ra thế giới?

Thực sự là “Kiên trì tiến lên sáng tạo mới và phát triển cùng thời đại”? Vậy thì chính quyền giải thích thế nào việc ĐCSTQ không những không tiến lên cùng thời đại, mà ngược lại là đi lùi với thời đại, thời đại Cách mạng Văn hóa, thời đại Mao Trạch Đông, thậm chí là đi lùi lại thời đại Tùy Dạng Đế, phô trương, tiêu xài phung phí, khỏe của, khỏe giàu. Còn cái gọi là “sáng tạo phát triển”, dưới sự lãnh đạo của ĐCSTQ chẳng qua chỉ là đánh cắp của người khác. Đúng như một đảng chuyên chính, ở mức độ lớn nhất chính là bóp nghẹt năng lực sáng tạo của dân tộc Trung Hoa.

Ông Trần Phá Không chỉ ra, trong cái gọi là “Đại hội Đối thoại văn minh châu Á” ĐCSTQ đã tận lực “quảng bá”, tức không phải văn hóa Trung Hoa truyền thống, cũng không phải văn minh của thế giới hiện đại, mà là văn hóa đảng của ĐCSTQ. Cái gọi là 4 chủ trương, 4 kiên trì, chính là dùng một hình thức khác, một loại ngôn ngữ khác để đóng gói và quảng bá 4 kiên trì cũ kỹ của ĐCSTQ: Kiên trì con đường Chủ nghĩa xã hội, kiên trì giai cấp vô sản chuyên chính, kiên trì sự lãnh đạo của ĐCSTQ, kiên trì chủ nghĩa Mác – Lê và tư tưởng Mao Trạch Đông.

Bài viết chỉ ra, logic của ĐCSTQ có lẽ là có ý muốn khiến cho thế giới tiếp nhận mô thức một đảng chuyên chính của ĐCSTQ, thì mới thể hiện đa nguyên văn hóa và tính đa dạng của văn hóa thế giới. Vậy, 2000 người trong và ngoài Trung Quốc tham dự đại hội này, có thể hỏi ngược lại một cách khách khí: Vì sao không thể hiện đa nguyên văn hóa, triển hiện tính đa dạng văn hóa ở Trung Quốc trước tiên? ĐCSTQ hô hào “đối thoại văn minh châu Á” vì sao không đối thoại văn minh với người dân Trung Quốc và các dân tộc trên đất nước Trung Quốc trước?

Ông Trần Phá Không đặt ra nghi ngờ, chỉ đối thoại với người nước ngoài, mà kiên quyết không đối thoại với người dân các dân tộc của Trung Quốc, rốt cuộc là logic gì, là đạo lý gì? Đây có thể nói là một loại kỳ thị, tự lừa mình dối người.

Điều đáng lưu ý là, cái mà ĐCSTQ gọi là đại hội “văn minh” nói về văn hóa, tuyên truyền ra ngoài là “cùng tồn tại hài hòa”, nhưng trong thời gian diễn ra đại hội này, chính quyền lại dùng thủ đoạn cũ, ngăn chặn người dân nói lên tiếng nói bất đồng.

Theo RFA, để ứng phó cho đại hội này, chính quyền ĐCSTQ tiếp tục dùng thủ đoạn phong tỏa trong nước. Một cư dân Bắc Kinh nói với RFA rằng, chính quyền, các hương, trấn, huyện và các đơn vị nhận được thông báo yêu cầu tham chiếu mô hình duy trì ổn định trật tự áp dụng khi tổ chức “Lưỡng hội” và Hội nghị “Một vành đai, một con đường”. Từ ngày 11/5 – 23/5, khởi động cơ chế công tác duy trì ổn định thời chiến, hàng ngày thông báo về tình hình người đến Bắc Kinh khiếu oan. Đối với khu vực trọng điểm, vấn đề trọng điểm, nhóm người trọng điểm, người trọng điểm, cần tiến hành kiểm soát nhiều phương hướng và triệt để.

Nhiều nhân sĩ bất đồng chính kiến tại Bắc Kinh cũng bị giam lỏng từ cuối tháng 4, ví dụ như học giả Cao Du (Gao Yu), Tra Kiến Quốc (Cha Jianquo), Hà Đức Phổ (He Depu) và nhân sĩ bị tàn tật trong sự kiện Lục Tứ Tề Chí Dũng (Ji Zhiyong).

Sau khi Đại hội Đối thoại văn kinh kết thúc, Bắc Kinh sẽ bước sang “giai đoạn duy trì ổn định” trong dịp kỷ niệm 30 năm sự kiện thảm sát “Lục Tứ” trên Quảng trường Thiên An Môn.

Trí Đạt

Xem thêm: