Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) biến “một quốc gia, hai hệ thống” của Hồng Kông thành “chế độ độc tài một đảng“, cuộc khủng hoảng ở eo biển Đài Loan đã tiếp tục gia tăng, dẫn đến một bài báo trên tạp chí Economist của Anh cho rằng Đài Loan đã trở thành “nơi nguy hiểm nhất trên trái đất”. Bạn có hiếu kỳ về việc vì sao ĐCSTQ lại bị ám ảnh bởi “thống nhất Đài Loan” hay không? Trên thực tế, tuyên bố “thống nhất Đài Loan” của ĐCSTQ không liên quan gì đến cái gọi là bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh. Vì sao lại nói như vậy?

id12861980 40e0b11d25744d0271952a6f50f47e77 600x400 1
Ngày 9/2/2020, máy bay quân sự của ĐCSTQ bay qua đường trung tuyến eo biển Đài Loan, và máy bay chiến đấu F-16 của Quân đội Trung Hoa Dân Quốc (trái) gấp rút cất cánh giám sát trên không. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Trung Hoa Dân Quốc)

Ngày 9/12/1999, nhà độc tài ĐCSTQ Giang Trạch Dân và Tổng thống Nga Yeltsin đã ký “Nghị định thư về biên giới quốc gia Trung – Nga”. Ông Giang Trạch Dân ngoài việc thừa nhận hiệp ước bất bình đẳng “Điều ước Aigun” mà Đế Quốc Nga ký với Chính phủ Đế quốc Thanh, mà còn dâng vô điều kiện hơn một triệu km vuông lãnh thổ ở đông bắc Trung Quốc, tương đương với hàng chục Đài Loan và bị chiếm đóng bởi Nga hoàng cho phía Nga. ĐCSTQ “hào phóng” đến như vậy, nhưng tại sao lại cứ nhìn chằm chằm vào Đài Loan mà không buông?

Thực tế có 4 nguyên nhân chính:

1. ĐCSTQ không nắm quyền hợp pháp

Năm 1921, ĐCSTQ được thành lập dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản Liên Xô, lấy ngữ cảnh của ĐCSTQ mà nói, thì chính là được “các thế lực thù địch nước ngoài” nâng đỡ, và mục đích thành lập của nó là lật đổ Trung Hoa Dân Quốc, một chính quyền hợp pháp của Trung Quốc, và để thiết lập lại một nước chư hầu của Liên Xô.

Khi Nhật Bản xâm chiếm 3 tỉnh đông bắc Trung Quốc vào ngày 7/11/1931, trong lúc Trung Quốc đang gặp quốc nạn, ĐCSTQ thành lập Cộng hòa Xô viết Trung Hoa tại Giang Tây theo chỉ thị của Đảng Cộng sản Liên Xô. Từ năm 1921 đến năm 1949, việc chính mà ĐCSTQ làm là lật đổ chính quyền.

Sau khi ĐCSTQ đoạt được quyền lực vào năm 1949, ĐCSTQ đã nhiều lần nhấn mạnh rằng “quyền lực đến từ nòng súng”. Nhưng “nòng súng” đại diện cho bạo lực, cưỡng chế và đàn áp, không phải quyền lực do người dân trao cho và hầu như không có tính hợp pháp nào cả.

Mặc dù tên nước của ĐCSTQ được gọi là “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, nhưng ĐCSTQ không thể đại diện cho Trung Quốc. Bởi vì tổ tiên của dân tộc Trung Quốc là Viêm đế, Hoàng đế, người Trung Quốc được gọi là “con cháu của Viêm Hoàng”, trong khi tổ tiên của ĐCSTQ là chủ nghĩa Marx – Lenin ở phương Tây, và con dân của ĐCSTQ được gọi là con cháu của Marx – Lenin.

Hơn nữa, kể từ khi ĐCSTQ lên nắm quyền, ĐCSTQ chỉ kiên định độc đảng độc tài, đảng cao hơn pháp luật và lớn hơn nhân dân, kết quả là người dân Trung Quốc đã bị tước hết “quyền tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do không sợ hãi và tự do không thiếu thốn”.

Hơn nữa, chính quyền ĐCSTQ chỉ là một nhà nước chuyên chế, không phải là một “nền cộng hòa“. Bởi vì ĐCSTQ chưa bao giờ tiến hành các cuộc bầu cử công bằng và tự do; tuy nhiên, ĐCSTQ lấy danh hiệu “nước cộng hòa”, rõ ràng là nói dối.

Mặc dù ĐCSTQ đã lật đổ Trung Hoa Dân Quốc trên đất Trung Hoa, nhưng Trung Hoa Dân Quốc không bị diệt vong, và đã di cư đến Đài Loan, quốc tỷ truyền quốc của Trung Hoa Dân Quốc tượng trưng cho chính quyền hợp pháp của Trung Quốc hiện vẫn đang truyền thừa tại Đài Loan. Vì vậy, ĐCSTQ bất hợp pháp phải loại bỏ Đài Loan, một cái gai đâm vào da thịt vô cùng khó chịu.

2. Chính sách của ĐCSTQ đối với Đài Loan đã thất bại

Lý do thứ hai khiến ĐCSTQ không quên việc thống nhất Đài Loan chính là chính sách của đảng này đối với Đài Loan đã thất bại.

Vào những năm 1980, Đặng Tiểu Bình, lãnh đạo ĐCSTQ, đưa ra khái niệm “một quốc gia, hai chế độ” để giải quyết vấn đề Đài Loan. Đặng Tiểu Bình lần lượt đề xuất rằng sau khi thu hồi lại Hồng Kông vào ngày 1/7/1997, “một quốc gia, hai chế độ” sẽ được thực hiện ở Hồng Kông, như một cuộc diễn tập cho sự thống nhất Đài Loan trong tương lai. Ngay sau khi ĐCSTQ chiếm lại Hồng Kông, nó tiếp tục làm suy yếu quyền tự do và tự chủ của Hồng Kông, dẫn đến phong trào chống Dự luật Dẫn độ lớn nhất trong lịch sử Hồng Kông vào tháng 6/2019, khiến hơn hai triệu người Hồng Kông xuống đường biểu tình.

Ngày nay, dưới sự đàn áp bạo lực ngày càng leo thang của ĐCSTQ, Hồng Kông đã nhanh chóng trở thành một thành phố có “quyền lực tối cao của cảnh sát”, và thể chế “một quốc gia, hai chế độ” cũng chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa. Nhiều người Đài Loan cũng đã thấy rõ được tình hình hiện tại ở Hồng Kông. Ngày nay, hầu hết người Đài Loan không đồng ý với “một quốc gia, hai chế độ”, và ý đồ của ĐCSTQ nhằm thống nhất Đài Loan thông qua chính sách này đã thất bại.

Trong những năm gần đây, Đài Loan đã nỗ lực để vượt qua nhiều trở ngại do ĐCSTQ gây ra, sáng tạo những kỳ tích về dân chủ, kinh tế và phòng chống dịch bệnh, và đã trở thành một lực lượng thiện lương, được cộng đồng quốc tế công nhận. ĐCSTQ nhìn thấy chính sách đối với Đài Loan đã thất bại trong nhiều năm, thật sự khó có thể nuốt trôi nỗi thất vọng của mình, vì vậy, nó phải làm khó Đài Loan mọi lúc, mọi nơi để nguôi ngoai sự tức giận.

taipei taiwan gf5c92c4d0 1280
Cảnh đêm Đài Bắc của Đài Loan. (Nguồn: tingyaoh/ Pixabay)

3. ĐCSTQ được thúc đẩy bởi hệ tư tưởng Marx phải “đánh bại chủ nghĩa tư bản”

Marx, ông tổ của ĐCSTQ, rất ghét chủ nghĩa tư bản, vào năm 1848, ông đề xuất rằng chủ nghĩa tư bản phải bị đánh bại và thay thế bằng chủ nghĩa cộng sản.

Các đảng cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu đã chiến đấu chống lại chủ nghĩa tư bản trong nhiều thập kỷ, nhưng các chính quyền cộng sản này đều sụp đổ vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, sau đó trở thành các nước tư bản. Sau những thay đổi mạnh mẽ ở Liên Xô và Đông Âu, ĐCSTQ vốn vẫn kiên trì lấy chủ nghĩa Marx làm chỉ đạo và tiếp tục đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản, đã trở thành đảng cộng sản lớn nhất và duy nhất trên thế giới.

ĐCSTQ từng có khẩu hiệu gọi là “giải phóng toàn bộ nhân loại”; ngày nay khẩu hiệu mới của nó là “xây dựng một cộng đồng nhân loại cùng chung vận mệnh”. Mặc dù hai khẩu hiệu khác nhau, nhưng trên thực tế, cả hai đều hướng tới mục tiêu xây dựng một thế giới do ĐCSTQ thống trị.

Như chúng ta đã biết, sau khi ĐCSTQ chiếm Hồng Kông, mục tiêu tiếp theo tất nhiên là Đài Loan. Tuy nhiên, Đài Loan nằm ở tuyến đầu trong chuỗi đảo thứ nhất, không phải là một hòn đảo biệt lập, mà là chia sẻ những giá trị phổ quát với các nước tư bản trên thế giới, đây còn là một thế giới tự do do Mỹ đứng đầu. Bởi vì Đài Loan chiếm một vị trí chiến lược quan trọng, nếu ĐCSTQ chiếm được Đài Loan, các nước tư bản chủ nghĩa như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và tất nhiên là Mỹ xa xôi, cũng sẽ bị ĐCSTQ đe dọa. Nói tóm lại, phạm vi đe dọa của ĐCSTQ là toàn bộ thế giới tư bản.

Do đó, trước một Đài Loan như vậy, ĐCSTQ, vốn luôn cố gắng “đánh bại chủ nghĩa tư bản”, đương nhiên không buông tha cho bất kỳ khả năng lật đổ Đài Loan nào.

4. Nhu cầu chuyển dịch các xung đột trong nước

Sau khi ĐCSTQ lật đổ Trung Hoa Dân Quốc thì luôn luôn lo lắng rằng chính quyền của mình sẽ bị lật đổ, vì vậy đã từ chối tự do và dân chủ một cách dứt khoát, và chỉ dựa vào sự đàn áp và lừa dối để duy trì chế độ độc tài độc đảng.

Trong thời đại Mao Trạch Đông, hàng chục phong trào chính trị đẫm máu và tàn bạo đã được phát động, chẳng hạn như cuộc Cách mạng Văn hóa kéo dài mười năm được gọi là “thảm họa mười năm”.

Sau khi Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền, ông ta buộc phải thực hiện cái gọi là “cải cách và mở cửa” để cứu đảng. Khi đó, Đặng Tiểu Bình đã đưa ra khẩu hiệu “để một bộ phận người giàu lên trước trước”. Nhưng ai thuộc “bộ phận người này”? Tất nhiên, nó không liên quan đến những người dân thường, mà là đề cập đến con cháu của các quan chức cấp cao, những người đứng đầu!

Sau khi Giang Trạch Dân lên nắm quyền, ông ta đưa ra khẩu hiệu “im lặng phát tài”, và do con trai ông ta là Giang Miên Hằng dẫn đầu, vừa làm quan, và làm kinh doanh. Kết quả là ai được lợi? Tất nhiên, đó không phải là vấn đề của dân thường, và tất nhiên là các quan chức của ĐCSTQ lấy hết chỗ tốt! Từ gia đình Giang Trạch Dân cho đến các quan chức tầng cơ sở như quan chức thôn, họ đều sử dụng quyền lực của mình để kiếm tiền. Những người nắm quyền ở tất cả các cấp, từ trên xuống dưới, tất cả đều noi gương gia đình họ Giang và đang cố hết sức để vơ vét kiếm tiền.

Mặt khác, ở Trung Quốc ngày nay, một mặt là một số rất ít gia đình quyền quý của ĐCSTQ sử dụng quyền lực của mình để kiếm lợi nhuận khổng lồ và hưởng thụ cuộc sống xa hoa và tham nhũng; mặt khác, chính ông Lý Khắc Cường cho biết: thu nhập hàng tháng của 600 triệu người dân Trung Quốc chỉ là 1.000 nhân dân tệ (khoảng 3,5 triệu đồng). Nhiều người đang gặp khó khăn trong việc đi học, nhà ở, đi khám bệnh, dưỡng lão và mai táng.

Danh sách những người hiện đang bị đàn áp ở Trung Quốc đã dài đáng kinh ngạc. Ví dụ như người Hồng Kông, người Tân Cương, người theo Cơ đốc giáo, luật sư nhân quyền, nạn dân tài chính, công nhân thất nghiệp, nông dân mất đất, cựu chiến binh, dân oan, v.v. Những người này tiếp tục phản đối sự đàn áp của ĐCSTQ bằng nhiều cách khác nhau, các sự kiện mang tính quần thể liên tiếp xuất hiện.

Tuy nhiên, ĐCSTQ ứng phó như thế nào? Tất nhiên, bên cạnh việc tiếp tục cực lực đàn áp ra, thì còn có thủ đoạn như tạo ra các chủ đề, chuyển hướng mâu thuẫn, thỉnh thoảng lại thổi phồng vấn đề Đài Loan, tạo dư luận rằng một số người đang cổ súy cho “Đài Loan độc lập”, và ngụy tạo bản thân ĐCSTQ thành một đảng yêu nước “bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh”, cố gắng hết sức để kích động “chủ nghĩa yêu nước” “chủ nghĩa dân tộc” của người dân Trung Quốc.

Tuy nhiên, mấu chốt lớn nhất của vấn đề Đài Loan không phải là “thống nhất” hay “độc lập”, mà là có “được lòng dân” hay không. ĐCSTQ, vốn đang đàn áp Đài Loan trên mọi phương diện, đột nhiên cấm nhập khẩu dứa, cá mú và các mặt hàng khác của Đài Loan, và đột ngột cấm các nước khác có quan hệ tốt với Đài Loan. Mọi hành động đàn áp sẽ chỉ đẩy trái tim của 23 triệu người Người dân Đài Loan ngày càng xa ĐCSTQ.

TS. Vương Hữu Quần
(Bài viết của TS. Vương Hữu Quần, cựu Giám sát viên Ủy ban Kỷ luật Trung ương của ĐCSTQ, hiện đang sống tại New York, Hoa Kỳ, thể hiện lập trường và quan điểm riêng của cá nhân tác giả.)