Khi Mỹ khôi phục quan hệ với Trung Quốc Đại lục và cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, đã để lại một chiếc “Định hải thần trâm”, đó chính là “Luật Quan hệ Đài Loan”. Ngày 10/4 năm nay, đạo luật này đã ra đời được 40 năm, Trung Quốc không cách nào vượt qua được khung của của đạo luật này, Đài Loan vẫn luôn nằm trong sự bảo vệ của đạo luật này. Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan hình dung, Luật Quan hệ Đài Loan là cái đinh trong mắt Trung Quốc, Trung Quốc càng muốn nhổ thì nó lại càng cắm sâu.

cờ Đài Loan
Ảnh từ Hãng Thông Tân Trung ương Đài Loan (CNA)

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Luật Quan hệ Đài Loan, Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Thái Anh Văn đã nhận lời mời của “Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế” (Center for Strategic and International Studies) và Viện Brookings (Brookings Institution), tham gia hội nghị trực tuyến vào tối ngày 9/4. Bà Thái Anh Văn cho biết, Luật Quan hệ Đài Loan không chỉ thể hiện cam kết của Mỹ cùng Đài Loan duy hộ hòa bình, an ninh, ổn định của khu vực Thái Bình Dương, đồng thời cũng giúp đỡ Đài Loan phát triển năng lực tự phòng vệ để đối phó với bất cứ hình thức đe dọa nào. Bà Thái Anh Văn cũng chỉ ra, mới đây chiến cơ của Trung Quốc bay qua đường trung tuyến thuộc khu vực eo biển Đài Loan, là một sự thách thức đến tự do dân chủ và đời sống của người dân Đài Loan, Đài Loan cần phải đứng ra đối kháng lại. Bà cũng cho biết, đối với những vũ khí mà Đài Loan không thể sản xuất được, sẽ tuân theo Luật quan hệ Đài Loan để mua từ quân đội Mỹ.

Dưới áp lực to lớn từ việc Trung Quốc Đại lục ngày càng lớn mạnh, quân lực ngày càng được nâng cấp, ông Tập Cận Bình đang muốn gấp rút hoàn thành thống nhất, và đối diện với đe dọa quân sự chính trị, Đài Loan vẫn là một xã hội tự do dân chủ. Và không thể không nhắc đến tác dụng của Luật quan hệ Đài Loan cách đây 40 năm. Năm 1972, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã ký Thông cáo Thượng Hải tại Bắc Kinh, triệt để thay đổi cục diện 3 bên Mỹ – Trung Quốc – Đài Loan. Trong 40 năm qua, Bắc Kinh liên tục thách thức Luật Quan hệ Đài Loan, Washington một mặt dùng 3 thông cáo Mỹ – Trung để lôi kéo Bắc Kinh, một mặt dùng Luật Quan hệ Đài Loan và “Sau đảm bảo” để hãm chân Bắc Kinh.

Năm 1978, sau khi Tổng thống Mỹ Jimmy Carter cùng Bắc Kinh bí mật đàm phán, đã bất ngờ tuyên bố bắt đầu từ ngày 1/1/1979 sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đồng thời cắt đứt quan hệ ngoại giao với Trung Hoa Dân Quốc. Phía Mỹ lần đầu tiên thừa nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là nền chính trị và pháp luật hợp pháp duy nhất của Trung Quốc.

Tuy nhiên, dưới sự kháng nghị kịch liệt của người dân Đài Loan, Quốc hội Mỹ đã khởi động và cuối cùng đã thông qua dự luật “Luật quan hệ Đài Loan”, thay thế hiệp ước cùng phòng ngự giữa Trung Hoa Dân Quốc và Mỹ bị chấm dứt do cắt đứt quan hệ ngoại giao. Đạo luật này xác định sau khi Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, Mỹ và Đài Loan vẫn duy trì các mối quan hệ dựa trên cơ sở quan hệ không chính thức. Nội dung quan trọng trong đạo luật này chính là duy trì an ninh trên eo biển Đài Loan. Ngoài việc cung cấp nguồn bán vũ khí cho Đài Loan, còn cho thấy rõ việc dùng bất cứ phương thức phi hòa bình nào để quyết định đến tương lai Đài Loan đều sẽ bị Mỹ coi là đe dọa đến an ninh và ổn định của Tây Thái Bình Dương; khi an toàn của người dân Đài Loan bị đe dọa và gây hại đến lợi ích của Hoa Kỳ, sẽ khiến cho Mỹ “quan ngại nghiêm trọng” và Mỹ sẽ có “hành động thích đáng”.

“Hành động thích đáng” có hàm nghĩa mơ hồ không rõ ràng, nhưng lại đảm bảo không gian giải thích uyển chuyển cho “chiến lược mơ hồ”. Năm 1996, khi eo biển Đài Loan bùng phát khủng hoảng, Mỹ đã điều 2 mẫu hàm triển khai bên ngoài eo biển Đài Loan, kìm chế hành động quân sự của Trung Quốc, đây được coi là thể hiện của “hành động thích đáng”. Ngày 31/3 năm nay, hay chiến cơ của Trung Quốc bay qua đường trung tuyến trên eo biển Đài Loan, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton cảnh báo: “Luật quan hệ Đài Loan và cam kết của Mỹ là rõ ràng và minh xác”.

Luật quan hệ Đài Loan đã khiến chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc bất mãn, khi ông Ronald Reagan lên làm Tổng thống Mỹ, vì để không làm ảnh hưởng đến mục tiêu “liên kết Trung Quốc đối kháng Liên Xô”, năm 1982, ông đã ký “Thông cáo Trung – Mỹ về giải quyết vấn đề Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan”. Thông cáo này cam kết, số lượng vũ khí Mỹ bán cho Đài Loan sẽ không được vượt quá mức cung ứng sau trong vài năm sau khi Mỹ và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao, đồng thời chuẩn bị giảm thiểu bán vũ khí cho Đài Loan.

Tuy nhiên, theo Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan, Tổng thống Reagan sau đó đã cắt cử Chủ tịch Hiệp hội Mỹ tại Đài Loan (AIT) David Dean và Giám đốc Văn phòng AIT tại Đài Bắc James R. Lilley đề xuất miệng “Sáu đảm bảo” với Tổng thống Đài Loan Tưởng Kinh Quốc, trong đó có việc Mỹ không đồng ý đặt kỳ hạn kết thúc bán vũ khí cho Đài Loan, không đồng ý hiệp thương trước với Trung Quốc về việc bán vũ khí cho Đài Loan.

“Sáu đảm bảo” sau đó đã được Bộ Ngoại giao Trung Hoa Dân Quốc chính thức công bố, Trung Quốc Đại lục vẫn luôn nghi ngờ về hiệu lực của 6 đảm bảo này, mỗi khi Mỹ bán vũ khí hoặc hợp tác quân sự với Đài Loan, Bắc Kinh lại nhắc nhắc lại 3 bản Thông cáo liên hợp Trung – Mỹ, yêu cầu Mỹ nhanh chóng chấm dứt bán vũ khí cho Đài Loan.

Năm 2016, bà Thái Anh Văn lên làm Tổng thống Đài Loan, quan hệ trên eo biển Đài Loan ngày càng căng thẳng, Hạ viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết chung vào năm đó, và lần đầu tiên, “sáu bảo đảm” đã được khẳng định bằng văn bản. Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan đăng bài phân tích nói, “Luật quan hệ Đài Loan nhiều năm qua luôn bị Bắc Kinh coi như cái gai trong mắt, để cân bằng sức mạnh ngày càng lớn của Trung Quốc, Mỹ không chỉ không nhổ cái gai đó ra, mà còn cắm sâu hơn nữa.”

Theo RFI

Xem thêm: