Truyền thông Trung Quốc đưa tin một vụ tai nạn đắm tàu đã xảy ra tại vùng biển Sihanoukville, Campuchia. Trên tàu chở 41 công dân Trung Quốc, hiện đã cứu được 30 người, 3 người thiệt mạng và 8 người mất tích. Truyền thông nước ngoài chỉ ra rằng hơn 40 này vượt biên vào Campuchia nhưng gặp phải bi kịch đắm tàu.

p3218381a914303271
Ngày 22/9, hơn 40 người Trung Quốc đi tàu vượt biên vào Campuchia và bị đắm tàu ​​thương tâm. (Ảnh chụp màn hình video )

Trang tin Jiemian tại Trung Quốc đưa tin hôm 24/9, theo Ủy ban Chỉ huy Thống nhất của tỉnh Sihanoukville, một vụ tai nạn đắm tàu ​​đã xảy ra tại vùng biển của cảng Sihanoukville vào ngày 22/9. Tính đến 1h30 chiều ngày 24/9, số nạn nhân đã tăng lên 3 người. Tàu đánh cá liên quan đến vụ việc chở tổng cộng 41 công dân Trung Quốc (trong đó có 3 phụ nữ), trong đó 30 người được cứu sống, 3 người thiệt mạng và 8 người vẫn mất tích. Công tác tìm kiếm cứu nạn vẫn đang tiếp tục.

Trước đó, theo thông tin từ Đại sứ quán Trung Quốc tại Campuchia, vào lúc 9h ngày 22/9, Tổng cục Cảnh sát Campuchia đã thông báo với Đại sứ quán Trung Quốc rằng tại vùng biển cảng Sihanoukville xảy ra một vụ tai nạn đắm tàu. Con tàu chở 41 công dân Trung Quốc (3 trong số đó là phụ nữ), 18 người đã được cứu sống và 23 người mất tích.

Một người đàn ông 27 tuổi, họ Trần (Chen), người Phúc Kiến được cứu sống, nói với cảnh sát rằng con tàu khởi hành từ một cảng ở Quảng Châu vào ngày 11/9, đến vùng biển quốc tế vào ngày 17, sau đó chuyển sang một tàu đánh cá để tiếp tục đến cảng Sihanoukville vào ngày 22. Tàu cá bị “hỏng máy” và bắt đầu chìm trong vùng biển của cảng, hai thuyền viên Campuchia trên tàu đã liên lạc với đồng nghiệp và được đưa đi, những người bị bỏ lại phải trôi dạt trên biển.

Về vấn đề này, một số cư dân mạng Chiết Giang đã nêu nghi vấn và trả lời rằng: “Những người trên tàu đánh cá này rõ ràng không phải là ngư dân. Tại sao họ vẫn mãi không giải thích bản chất của chuyến đi này? Liệu có phải là vượt biên?”

Có báo cáo chỉ ra, hơn 40 người Trung Quốc vượt biên đến Campuchia và gặp phải bi kịch chìm thuyền.

Theo Đài Á Châu Tự Do (RFA), trong những năm gần đây, cuộc đối đầu gia tăng giữa Trung Quốc và phương Tây cùng với chính sách “zero COVID” nghiêm ngặt đã đẩy điều kiện sống của người Trung Quốc xuống vực thẳm. Một số người chỉ có thể bỏ nhà ra nước ngoài làm việc. Ông Phạm (Fan), một doanh nhân người Hoa địa phương ở Campuchia, cho biết “thảm kịch này xảy ra vì ở Trung Quốc không có cơ hội việc làm, và mọi người đều cố gắng hết sức để trốn thoát. Nên mới có nhiều vụ vượt biên như vậy”.

Báo chí địa phương cũng xác nhận cách nói của ông Phạm rằng 35 người Trung Quốc đã đến Campuchia vào tháng 8 và tháng 9 năm nay, và 30 người khác đã bị bắt vì vượt biên bằng thuyền mà không có hộ chiếu. Vào tháng 7 năm ngoái, 36 người Trung Quốc cũng bị bắt khi đang vượt biên từ tỉnh Phúc Kiến đến Sihanoukville.

Ông Vương (Wang), người vượt biên trên chuyến tàu xuất phát từ đến từ Quảng Châu lần này cho biết tất cả chỉ vì sinh tồn, có công ăn việc làm thì ai nỡ bỏ quê hương ra nước ngoài trong khi lại không nói được tiếng nước ngoài. Ông Vương cho biết thêm Quảng Châu là một trong những khu vực thịnh vượng nhất Trung Quốc, nhưng hiện nay tình hình kinh tế rất kém, nếu ở lại Quảng Châu không dễ tìm được việc làm. “Phiền não, thật sự thảm, trước đây là nói vượt biên vào Mỹ, giờ thì đều là vượt biên vào Campuchia.”

Anh Luo, một chuyên gia về du lịch Trung Quốc tại Việt Nam cho biết các nguyên nhân như phong tỏa thông tin trên internet, ngừng làm hộ chiếu, sửa chữa lắp đặt lưới thép điện ở biên giới, điều chỉnh chính sách thị thực ở các nước láng giềng, đã buộc người Trung Quốc ở tầng lớp thấp đang phải đối mặt với khủng hoảng sinh tồn, chỉ có một một tia hy vong thì họ cũng sẽ mạo hiểm.

Về vấn đề này, cư dân mạng có bàn tán sôi nổi: 

“Campuchia còn mà còn cần vượt biên ư?”; 

“Không có hộ chiếu thì chỉ có thể vượt biên thôi.”;

“Người dân ở một nước nào đó đến lúc phải vượt biên đến Campuchia rồi sao?”;

“Tin tức trong nước (Trung Quốc) báo cáo nhưng đều không đề cập đến việc ‘vượt biên đến Campuchia’, quá khó để giải thích cho quần chúng.”

Một số cư dân mạng thở dài: 

“Môi trường sống ở Trung Quốc tồi tệ làm sao mới đến mức đánh đổi mạng sống!”;

“Những đồng bào tội nghiệp! Để thoát khỏi nhà tù này và phải trả giá bằng mạng sống! Chúa ơi, ngài ở ở đâu?”;

“Có lẽ là không có hộ chiếu trong tay, hoặc là không cho ra nước ngoài, quá thảm!”.