Thời Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mới xây dựng chính quyền, kỹ thuật quân sự rõ ràng chưa thể sánh được với Mỹ hoặc Liên Xô. Tuy nhiên, công nghệ vũ khí của ĐCSTQ đã được nâng cao đáng kể qua từng thời kỳ: những năm 1950 là chuyển giao công nghệ từ Liên Xô, đến những năm 1970 và 1980 là chuyển giao công nghệ từ Mỹ và châu Âu. Nhưng Cách mạng Văn hóa (1966 – 1976) đã kìm hãm khả năng phát triển khoa học – công nghệ của ĐCSTQ. Trong cuộc chạy đua khó khăn này, ĐCSTQ đã không ngừng thúc đẩy hoạt động gián điệp công nghệ thay cho thúc đẩy chuyển giao công nghệ hợp pháp và đổi mới trong nước.

p3037581a340749423 ss
Một chiếc F-35B của Mỹ đang chuẩn bị cất cánh (Nguồn: Hải quân Mỹ / CC BY 2.0).

Tóm lại, ĐCSTQ đã có thói quen đánh cắp công nghệ vũ khí từ Nga và Mỹ. Theo thời gian, thủ đoạn của gián điệp ĐCSTQ ngày càng lão luyện và linh hoạt. Robert Farley, một chuyên gia an ninh quân sự tại Trường Ngoại giao và Thương mại Quốc tế Patterson (the Patterson School of Diplomacy and International Commerce) thuộc Đại học Kentucky (the University of Kentucky) đã giới thiệu về 5 hệ thống vũ khí bị ĐCSTQ đánh cắp hoặc sao chép toàn bộ hay một phần.

Sản xuất J-7 dựa theo MiG-21 của Nga

Quan hệ giữa Liên Xô (cũ) và ĐCSTQ đặc biệt căng thẳng vào năm 1961, vì vậy Cộng sản Liên Xô đã chuyển giao cho ĐCSTQ bản thiết kế và vật liệu chế tạo máy bay đánh chặn MiG-21 mới để xoa dịu tình hình. Tuy vậy quan hệ giữa hai bên vẫn không ngừng căng thẳng và cuối những năm 1960 tưởng như lên đến mức độ chiến tranh.

Dựa trên bản thiết kế và tài liệu do Liên Xô cung cấp, cuối cùng ĐCSTQ đã hoàn thành việc sao chép MiG-21 và sản xuất được J-7, có thể cạnh tranh với các máy bay chiến đấu MiG của Liên Xô trên thị trường toàn cầu. Sau khi quan hệ Mỹ-Trung bớt căng thẳng vào những năm 1970, ĐCSTQ đã bán J-7 cho quân đội Mỹ, còn Mỹ cũng tận dụng được loại máy bay này trong huấn luyện phi công Mỹ nhằm ứng phó với Liên Xô.

Sản xuất J-11 dựa theo Su-27 của Nga

Sau khi Liên Xô tan rã, vấn đề che giấu công nghệ quân sự tiên tiến nhất trước ĐCSTQ cũng được Nga nới lỏng. Quan trọng hơn nữa là quân đội Nga cũng không thể mua được thêm các thiết bị mới, trong khi tổ hợp công nghiệp-quân sự khổng lồ kế thừa từ Liên Xô cũ đang cần những bên chịu mua như Trung Quốc. Còn đối với ĐCSTQ, sau vụ thảm sát ở Thiên An Môn đã bị châu Âu và Mỹ áp đặt lệnh cấm vận vũ khí, họ cũng cần những nguồn cung thiết bị quân sự công nghệ cao mới.

Trong những năm 1990 đã có một số hợp đồng mua bán vũ khí lớn giữa Moscow và Bắc Kinh; trong đó một trong những hạng mục quan trọng nhất liên quan đến việc mua bán, cấp phép và chuyển giao công nghệ của Su-27. Su-27 là máy bay chiến đấu đa chức năng, NATO gọi là Flanker, loại máy bay chiến đấu một chỗ ngồi này do Liên Xô phát triển trong những năm 1970 và 1980 để cân bằng với F-15 và F-16 của Mỹ.

Bước đột phá của ĐCSTQ là vào năm 1996 khi họ trả cho Nga 2,5 tỷ USD để được lắp ráp 200 chiếc Su-27 tại Công ty Máy bay Thẩm Dương. Theo thỏa thuận này thì máy bay có tên J-11 (tên mã của Trung Quốc ở bên cạnh) sẽ bao gồm nhập khẩu từ Nga hệ thống điện tử hàng không, radar và động cơ, nhưng không được xuất khẩu. Theo các quan chức và chuyên gia quốc phòng Nga, sau khi chế tạo 105 máy bay thì vào năm 2004, ĐCSTQ bất ngờ hủy hợp đồng với lý do loại máy bay này không còn đáp ứng yêu cầu của họ. Tuy nhiên, 3 năm sau kênh truyền hình quốc gia của ĐCSTQ giới thiệu J-11, những lo ngại của Nga đã được xác thực.

Người Nga tuyên bố rằng ĐCSTQ gần như ngay lập tức vi phạm các điều khoản cấp phép bằng cách lắp đặt hệ thống điện tử hàng không của chính Trung Quốc trên J-11. Phía Trung Quốc cũng đã bắt đầu cải tiến hàng không mẫu hạm liên quan đến J-11, điều này trực tiếp vi phạm thỏa thuận. Việc ĐCSTQ vi phạm thỏa thuận công nghệ với Nga đã phá hoại quan hệ và khiến người Nga cảnh giác hơn về việc chuyển giao quân sự cho quân đội ĐCSTQ.

Sản xuất J-31 dựa theo F-35 của Mỹ

Ngay cả trước vụ rò rỉ thông tin liên quan nhân viên kỹ thuật Snowden của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) vào năm 2013, người Mỹ vẫn nghi ngờ ĐCSTQ hoạt động gián điệp công nghiệp trên diện rộng. Các nhà phân tích Mỹ nghi ngờ ĐCSTQ đang đánh cắp thông tin liên quan đến F-35. Khi thông tin về tiêm kích tàng hình J-31 xuất hiện thì vấn đề đánh cắp công nghệ quốc phòng này đã quá rõ ràng: J-31 của Trung Quốc rất giống chiếc F-35 hai động cơ của Mỹ; nhưng không có khả năng cất và hạ cánh thẳng đứng, bay lơ lửng và bay tới, lùi và bay ngang (VSTOL) như F-35B của Mỹ.

Người ta cũng suy đoán, J-31 còn thiếu nhiều thiết bị điện tử hàng không tiên tiến, những trang bị khiến F-35 trở thành máy bay chiến đấu có sức công phá lớn. Dù vậy cuối cùng, J-31 của Trung Quốc cũng có thể cất cánh từ tàu sân bay và có thể cạnh tranh với F-35 của Mỹ trên thị trường xuất khẩu.

Đánh cắp công nghệ máy bay không người lái của Mỹ

Hồi năm 2010, Trung Quốc vẫn còn lạc hậu rất nhiều so với Mỹ về công nghệ máy bay không người lái (UAV). Nhưng giờ đây Trung Quốc đã bắt kịp, các máy bay không người lái do họ sản xuất có thể cạnh tranh với các mẫu của Mỹ trên thị trường vũ khí quốc tế. Vì sao Trung Quốc có thể bắt kịp nhanh chóng như vậy?

Theo tình báo Mỹ, tin tặc ĐCSTQ đã thu thập công nghệ từ một số nguồn, bao gồm Chính phủ Mỹ và công ty tư nhân (hãng General Atomics) liên quan đến sản xuất máy bay không người lái. Máy bay không người lái mới nhất của ĐCSTQ có tầm nhìn và hiệu suất rất giống với máy bay Mỹ, đây là một chu kỳ phát triển đáng kinh ngạc của ngành hàng không Trung Quốc.

Đánh cắp công nghệ quan sát ban đêm của Mỹ

Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, quân đội Mỹ quyết định đầu tư mạnh vào công nghệ quan sát ban đêm, cho phép từng binh sĩ, xe bọc thép và máy bay Mỹ có thể quan sát chiến đấu trong bóng tối. Kể từ những năm 1980, trang bị này đã mang lại cho Mỹ một lợi thế to lớn trong một số cuộc xung đột.

ĐCSTQ đang tìm cách chấm dứt lợi thế này của quân đội Mỹ. Các hoạt động gián điệp của họ đều hướng tới việc tiếp thu và sao chép công nghệ của Mỹ trong lĩnh vực này: gồm hành vi đánh cắp qua mạng internet, nhưng ĐCSTQ cũng sử dụng các hoạt động gián điệp kiểu cũ để doanh nghiệp Trung Quốc do ĐCSTQ hậu thuẫn có được công nghệ một cách bất hợp pháp từ các công ty Mỹ – những công nghệ mà bị Chính phủ Mỹ cấm xuất khẩu.

Người Mỹ cũng ngày càng chú trọng hơn trong hoạt động ngăn chặn gián điệp công nghệ của ĐCSTQ: khởi kiện và lên án mạnh mẽ hoạt động gián điệp từ Trung Quốc, trả đũa nhằm vào một số công ty Trung Quốc do nhà nước hậu thuẫn.

Vọng Cầm, Vision Times

Xem thêm: