Một nhóm nhà sử học Trung Quốc ra tuyên bố phản đối Nga xâm lược Ukraine đã bị lực lượng dư luận viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) công kích và tố giác, khiến sáng kiến ​​chống Nga này đã “biến mất” trong vòng chưa đầy hai giờ. ĐCSTQ đang sợ hãi điều gì?

Embed from Getty Images

Ngày 24/2/2022, một người đàn ông ở Bắc Kinh đọc thông tin về cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine trên đường phố (Nguồn: JADE GAO / AFP/ Getty).

Nhóm nhà sử học Trung Quốc phản đối Nga xâm lược Ukraine

Hôm 28/2, chiến tranh Nga – Ukraine đã bước sang ngày thứ tư, hiện nhiều thành phố ở Ukraine chìm trong khói lửa, thương vong. Theo Telegraph của Anh, khi quân đội Nga tiếp tục tấn công Ukraine, một số người đã nhìn thấy những “lò hỏa táng di động” của quân đội Nga. Những “lò hỏa táng” này được cho là có đủ không gian để làm “bốc hơi” từng thi thể một, nhằm che đậy những thương vong thực sự của quân đội Nga.

Trước thảm họa do con người gây ra này, cộng đồng quốc tế đã lên án Nga, nhưng ĐCSTQ luôn tỏ ra dè dặt và né tránh tuyên bố Nga “xâm lược” Ukraine. Tuy nhiên, gần đây có 5 nhà sử học ở Trung Quốc đã công khai tố cáo việc Nga xâm lược Ukraine, làm dấy lên chú ý của thế giới bên ngoài.

5 nhà sử học là Tôn Giang (Sun Jiang), Vương Lập Tân (Wang Lixin), Từ Quốc Kỳ (Xu Guoqi), Trung Vĩ Dân (Zhong Weimin), và Trần Nhạn (Chen Yan). Ngày 26/2, họ đã cùng xuất bản một bài viết có tiêu đề “Thực trạng Nga xâm lược Ukraine và thái độ của chúng ta”, chỉ trích Nga trong tư cách một thành viên thường trực của Liên Hợp Quốc và một nước lớn có vũ khí hạt nhân lại ra tay tàn bạo đối với nước anh em nhỏ yếu gây kinh động toàn thế giới. “Cuộc chiến này sẽ đi về đâu? Có leo thang thành chiến tranh thế giới quy mô lớn? Vì nhiều thảm họa lớn trong lịch sử thế giới thường xuất phát từ các cuộc xung đột cục bộ nên dư luận quốc tế rất lo lắng”.

Đối với cuộc chiến do Nga phát động vào Ukraine khiến vô số người thiệt mạng này, 5 nhà sử học nổi tiếng Trung Quốc nêu trên đã cực lực phản đối Nga, đồng thời ủng hộ người dân Ukraine bảo vệ quê hương, mạnh mẽ kêu gọi về việc Chính phủ Nga và Tổng thống Putin ngừng chiến tranh và dùng thương lượng để giải quyết tranh chấp.

Cuối bài các tác giả đã viết: “Chúng tôi mạnh mẽ kêu gọi Chính phủ Nga và Tổng thống Putin ngừng chiến tranh, hãy giải quyết tranh chấp bằng đàm phán. Quyền lực sẽ không chỉ phá hủy các thành tựu của nền văn minh, tiến bộ và các nguyên tắc của công lý quốc tế, mà còn gây hậu quả ô nhục và thảm họa nghiêm trọng cho nước Nga. Hòa bình bắt đầu từ khát vọng của trái tim. Chúng tôi chống lại những cuộc chiến tranh phi nghĩa!”.

Nhưng sáng kiến ​​này sau đó đã bị bao vây và đàn áp bởi thế lực dư luận viên ĐCSTQ trên Weibo và WeChat, chỉ trích họ vi phạm quan điểm của ĐCSTQ và là “nỗi ô nhục của ngành giáo dục Trung Quốc”… Sáng kiến cũng bị tố cáo với cơ quan chức năng. Sau đó tài khoản mạng xã hội Trung Quốc của giáo sư Tôn Giang (Sun Jiang) đã bị xóa tất cả các bài viết, đồng thời tên của ông cũng biến mất.

Trước những thông tin liên quan, cư dân mạng ở nước ngoài đã lần lượt bày tỏ: “Sức mạnh công lý đã phai nhạt, có căm hận cũng không được lên tiếng.”; “Chứng minh rằng bài viết của các giáo sư là không tầm thường.”; “Kẻ bất lương luôn triệt tiêu người thiện lương.”; “Hy vọng cả 5 học giả này đều bình an”…

Vì sao ĐCSTQ phải tránh thừa nhận Nga xâm lược Ukraine?

Việc Nga xâm lược Ukraine đã bị đông đảo cộng đồng quốc tế lên án hoặc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga, nhưng Chính phủ ĐCSTQ luôn giữ thái độ kín tiếng và thậm chí ra lệnh cho các phương tiện truyền thông chính thức không đăng tải những nội dung bất lợi cho Nga và thân phương Tây. Động thái khiến thế giới bên ngoài tò mò: ĐCSTQ đang lo lắng hay sợ hãi điều gì?

Theo phân tích của Hãng tin BBC (Anh), lý do ĐCSTQ có thái độ đó là vì Bắc Kinh không muốn từ bỏ nỗ lực thống nhất Đài Loan bằng vũ lực.

Trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc cho thấy những phát ngôn của giới chức (thông qua các kênh truyền thông…) cố gắng truyền tải thông điệp: “Hiện nay là thời cơ tốt nhất để thống nhất Đài Loan!” Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cũng cho biết tại một cuộc họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh rằng Trung Quốc không bao giờ tin rằng các biện pháp trừng phạt là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề.

Thông tin cũng chỉ ra rằng vì phía cơ quan chức năng ĐCSTQ lo lắng nếu công luận Trung Quốc bắt đầu liên hệ việc Nga xâm lược Ukraine với những vấn đề của chính nước họ [chẳng hạn như liên quan Đài Loan], thì điều đó có thể trái với cách giải thích hiện tại của ĐCSTQ về vấn đề chủ quyền. Do đó, các nền tảng mạng xã hội Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ vấn đề tư tưởng của người dân. Người Trung Quốc nào muốn chia sẻ nghi ngờ thì chỉ có thể dùng cách vượt tường lửa để chia sẻ trên các nền tảng xã hội ở nước ngoài.

Có cư dân mạng viết: “Tôi không hiểu tại sao nhiều người Trung Quốc lại ủng hộ Nga và Putin, chẳng lẽ xâm lược là một hành động chính nghĩa? Chúng ta nên phản đối bất kỳ hình thức chiến tranh nào!”; “Putin thừa nhận độc lập của vùng ly khai tại  Ukraine chính là đang can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.”