Trong vài tuần qua, chính quyền Bắc Kinh đã dùng đến nhiều phương pháp để đối kháng lại người biểu tình ở Hồng Kông. Từ cấm những nhân viên hàng không có chính kiến khác, đến khuyến khích “nhân sĩ yêu nước” xuống đường đối kháng với người biểu tình. Bắc Kinh vẫn đang có sức ảnh hưởng chính trị rất lớn đến khu vực Hồng Kông, trong hệ thống lập pháp được bầu chọn qua bầu cử vẫn có phe kiến chế trung thành, và vẫn có quyền phủ quyết đối với việc bổ nhiệm nhân sự cấp cao. Bloomberg News đã phân tích về 5 thủ đoạn mà Bắc Kinh có thể sử dụng trước khi cần phái quân đội đến khống chế người biểu tình Hồng Kông.

Embed from Getty Images

Một người đàn ông thân ĐCSTQ tấn công người biểu tình Hồng Kông phản đối dự luật dẫn hộ ở khu vực North Point hôm 11/8. (Ảnh: Getty Images)

1. Ảnh hưởng chính trị

Mặc dù quan chức Trung Quốc vẫn liên tục khoác lác rằng họ cam kết để Hồng Kông “tự trị ở mức độ cao”, nhưng họ đã bắt đầu sử dụng đòn bẩy quyền lực một cách trực tiếp hơn. Cơ quan cao nhất của Trung Quốc phụ trách giám sát Hồng Kông là Văn phòng Sự vụ Hồng Kông và Macau, đã tổ chức 3 cuộc họp báo về sự kiện biểu tình ở Hồng Kông, triệu tập đại biểu tại Hồng Kông tham dự hội nghị kín tại Thâm Quyến, người tham dự cho biết, quan chức đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bỏ ý định thoả hiệp với người biểu tình. 

Những hành động này cho thấy ĐCSTQ có năng lực tiến hành kiểm soát chính trị Hồng Kông sâu hơn trong tình huống không dùng đến lực lượng quân đội. Trung Quốc còn đưa ra công hàm ngoại giao chính thức với các quốc gia ủng hộ hoạt động biểu tình ở Hồng Kông, chỉ trích sự can dự của Mỹ và Anh. Thứ Hai tuần này (19/8), có kênh truyền thông cho biết, từ đầu tháng 8, một nhân viên Lãnh sự quán Anh tại Hồng Kông đã bị Trung Quốc bắt giữ khi đang trên đường quay về Hồng Kông. 

2. Dựa vào doanh nghiệp nội địa có liên quan

Giống như những gì mà các nước như Hàn Quốc, Canada, Na Uy từng gặp phải, Trung Quốc lại tiếp tục lợi dụng đòn bẩy kinh tế của mình như là quốc gia thương mại lớn nhất thế giới để thể hiện sự bất mãn chính trị đối với Hồng Kông. Thương mại giữa Hồng Kông và Đại lục chiếm khoảng trên 40% tổng thương mại của Hồng Kông, nên khu vực này đặc biệt chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc Đại lục. Tuần trước, cơ quan quản lý giám sát của Trung Quốc đã cấm tất cả những nhân viên hàng không của  Cathay Pacific tham gia “biểu tình phi pháp”; ông Rupert Hogg đã từ chức Giám đốc điều hành của hãng hàng không Cathay Pacific.

Cùng với đó, các doanh nhân bao gồm cả tỉ phú Hồng Kông Lý Gia Thành cũng lên tiếng kêu gọi kết thúc bạo lực. Trong khi đó, trên trang mua sắm trực tuyến Taobao của tập đoàn Alibaba, các dụng cụ hỗ trợ biểu tình mà người Hồng Kông muốn mua như ô, mặt nạ, mũ nồi, v.v, đều bị cấm mua.

3. Cỗ máy tuyên truyền quốc gia của ĐCSTQ

Mặc dù Bắc Kinh không có ý bố trí quân đội, nhưng họ sẽ dùng đến bộ máy tuyên truyền khổng lồ mà họ kiểm soát để đưa ra thông tin, nhằm đe doạ người Hồng Kông. Truyền thông Trung Quốc đã đăng tải hình ảnh và tin tức liên quan đến quân đội và cảnh sát vũ trang Trung Quốc diễn tập ở khu vực gần Hồng Kông. Truyền thông Trung Quốc còn cáo buộc các nước như Mỹ và Anh là thế lực đứng sau các cuộc biểu tình Hồng Kông, để tạo cơ sở dư luận cho việc chính quyền có thể trực tiếp dùng lực lượng quân sự can dự. 

Bên cạnh đó, một số hành động quá khích trong các hoạt động kháng nghị, ví dụ như cảnh quay ném bom xăng vào cảnh sát hoặc bôi sơn lên quốc huy, đều bị dùng đi dùng lại ở Đại lục để nói quá về người biểu tình. Truyền thông nhà nước Trung Quốc thường xuyên gọi người biểu tình là “phần tử khủng bố”, “kẻ bạo loạn” trong các bản tin của mình, kiểu dán nhãn định tính này đã từng được dùng cho việc trấn áp đẫm máu trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. “Vạn lý tường lửa” trên mạng của Bắc Kinh cũng trợ giúp cho Bắc Kinh đảm bảo không có ai trong nước đồng tình với hoạt động đang diễn ra tại Hồng Kông, bao gồm cả thông tin người biểu tình bị Hồng Kông bị băng đảng xã hội đen đánh cũng không hề được nhắc đến trong các bản tin tại ở Đại lục. 

4. Chiến tuyến liên hợp

Từ năm 1997, trước khi Bắc Kinh kiểm soát chủ quyền Hồng Kông, ĐCSTQ đã xây dựng một mạng lưới ngầm, để có thể tìm kiếm hỗ trợ khi gặp tình huống rắc rối; mạng lưới này bao gồm các đoàn thể doanh nghiệp, công đoàn, các hội đồng hương và một số chính đảng ủng hộ ĐCSTQ. “Mặt trận thống nhất” này phát huy tác dụng quan trọng trong các việc chống lại hoạt động biểu tình, họ ủng hộ cảnh sát và chính phủ Hồng Kông, các kênh truyền thông thân Bắc Kinh cũng đưa tin đầy đủ về những hoạt động này. 

Sức ảnh hưởng của nhóm này trên toàn cầu ngày càng lớn, bề ngoài là nhắm vào những người Hoa ở nước ngoài, một số hoạt động của họ đã khiến cho chính phủ Canada và Australia phải lên tiếng chỉ trích. Những đoàn thể này ở các nơi trên thế giới tổ chức phản kích các hoạt động tập thể ủng hộ hoạt động kháng nghị người Hồng Kông. Ngày 17/8, tại Sydney và Melbourne đã xảy ra xung đột giữa người ủng hộ người dân Hồng Kông và những đoàn thể thân ĐCSTQ. 

>>Biểu tình Hồng Kông: Truyền thông ĐCSTQ chặn thông tin, du học sinh TQ giở trò lưu manh

5. Sự ủng hộ của xã hội đen

Văn phòng Sự vụ Hồng Kông và Macau một mặt kêu gọi chấm dứt sự kiện bạo lực trong các hoạt động kháng nghị, mặt khác lại để làm ngơ trước hành động tấn công dã man nhắm vào người biểu tình. Vài tuần gần đây, một nhóm người đàn ông cầm gậy gộc thường mặc áo trắng đi lại trên đường phố và tấn công người biểu tình, còn đánh cả người đi đường. Hôm thứ Hai (19/8), một người đàn ông thân ĐCSTQ đã cầm dao chém bị thương 3 thanh niên ủng hộ phản đối luật dẫn độ ở Tseung Kwan O, sau đó người đàn ông này đã bị bắt.

Người biểu tình và người thuộc phe đối lập trong Hội đồng lập pháp quy kết vụ tấn công vào băng đảng tội phạm khét tiếng có tổ chức ở Hồng Kông – Hội Tam Hoàng. Cảnh sát Hồng Kông bị cáo buộc có hành vi câu kết với băng đảng này.

Trí Đạt

Xem thêm: