Đối mặt với sự cô lập của quốc tế, năm 2020 là năm ngoại giao thảm hại của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Ngoại giao kiểu “sói chiến” của ĐCSTQ khiến cho hình tượng trong quan hệ ngoại giao của ĐCSTQ vốn đã đầy tiếng xấu lại thêm bị vùi dập tả tơi. ĐCSTQ dùng những người phát ngôn ngoại giao như Triệu Lập Kiên, Hoa Xuân Oánh, các đại sứ ĐCSTQ ở nước ngoài như Lưu Hiểu Minh, Lư Sa Dã, lại còn thêm loại như Hồ Tích Tiến, Kim Xán Vinh. Bài viết này điểm lại 8 sói chiến hoạt động sôi nổi trong một năm qua của ĐCSTQ.

Chiến lang mới của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ – Triệu Lập Kiên 

Ngày 24/2/2020, ông Triệu Lập Kiên trở thành phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ, rất nhanh chóng triển khai phong thái ‘chiến lang’ mới. Sự kiện ‘chiến lang’ kinh điển của ông ta đã khiến cho cộng đồng quốc tế chú ý đến ‘ngoại giao chiến lang’ của ĐCSTQ.

Ngày 12/3/2020, ông Kiên đồng thời đăng nhiều dòng tweet và nghi ngờ virus liệu có phải là do quân đội Hoa Kỳ mang vào Vũ Hán. Ông Kiên đưa ra những ngôn luận thế này đúng vào lúc ĐCSTQ đang đẩy trách nhiệm “nguồn gốc virus“, tiến hành “tuyên truyền lớn về dịch bệnh“, cố gắng né tránh sự truy cứu trách nhiệm của quốc tế. Mấy chục Đại sứ quán của ĐCSTQ ở các nơi trên thế giới đã đăng lại tweet của Triệu Lập Kiên, khiến cho dư luận Mỹ phẫn nộ.

Ngày 13/3, ông David Stilwell, Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề châu Á – Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Mỹ đã triệu kiến Đại sứ của ĐCSTQ tại Hoa Kỳ Thôi Thiên Khải, để bày tỏ “lập trường rất kiên định” và “nghiêm nghị” của Chính phủ Mỹ đối với câu nói “quân đội Mỹ phát tán virus” của Triệu Lập Kiên. Ông Stilwell nói rằng, Mỹ “sẽ không khoan nhượng” với việc ĐCSTQ đưa ra những ngôn luận như vậy nhằm mục đích dịch chuyển các cáo buộc về virus Trung Cộng (virus viêm phổi Vũ Hán, virus corona mới) của ĐCSTQ.

Ông Robert Spalding, cựu cố vấn Chiến lược An ninh Quốc gia Mỹ, đã dùng tiếng Trung để hồi đáp lại Triệu Lập Kiên: “Nói xàm, nói bậy!” Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Josh Hawley châm biếm Triệu Lập Kiên là “gã hề“, và nói thẳng: “ĐCSTQ đã nói dối người dân nước họ và thế giới về virus này. Họ phải chịu trách nhiệm.”

Ngày 17/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump lần điều tiên sử dụng tên “virus Trung Quốc” (Chinese Virus) trong một dòng tweet để chỉ rõ nguồn gốc của virus.

Ông Kiên trực tiếp khiến cho khói súng cuộc chiến ngoại giao giữa hai nước Mỹ – Trung nổi lên khắp nơi. Tối ngày 27/3, ông Trump có cuộc điện đàm với ông Tập Cận Bình. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ, ông Tập Cận Bình cam kết với ông Trump rằng sẽ giảm việc sử dụng các quan chức chính thức của Trung Quốc để phát tán các thuyết âm mưu. Ông Trump cũng không còn sử dụng thuật ngữ virus Trung Quốc, và Bộ Ngoại giao ĐCSTQ cũng ít lan truyền “thuyết âm mưu quân đội Mỹ phát tán virus” trong các cuộc cuộc họp báo.

Ngày 20/5, ông Kiên lại tuyên bố rằng Mỹ “bóp méo sự thật và đổ trách nhiệm“, tuy nhiên đã bị ông Trump gọi là “một kẻ mất trí nào đó” của ĐCSTQ. Ông Trump một lần nữa nhấn mạnh: “Xin hãy giải thích cho tên ngốc (dope) này một chút, là‘ Trung Quốc bất tài (ĐCSTQ)’, chứ không phải là người khác gây ra ‘vụ giết chóc quy mô lớn toàn cầu’ này!

Ngày 30/11, ông Kiên cũng đã tweet lên án “Úc thảm sát thường dân Afghanistan” và đăng kèm một bức ảnh ghép. Sự việc này tiếp tục gây sóng gió ngoại giao giữa Trung Quốc và Úc, mối quan hệ giữa hai nước nhanh chóng nguội lạnh. Thủ tướng Úc Scott Morrison đã lên án Triệu Lập Kiên vì đã đăng bức ảnh giả mạo và mang tính khiêu khích, hành vi này khiến người ta “ghê tởm“. Tờ Daily Telegraph tại Australia đã đăng bức ảnh chụp người chặn xe tăng ngày 4/6/1898 để đáp trả và chỉ ra rằng những người chặn xe tăng mới là ảnh thật. Hình tượng của ĐCSTQ trong dư luận Úc một lần nữa bị “nhanh chóng đi xuống”.

Lá bài chiến lang cũ của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ – Hoa Xuân Oánh 

Hoa Xuan Oanh
Phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ. (Ảnh cắt từ video)

Bà Hoa Xuân Oánh hiện là Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí kiêm phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Văn phòng Công vụ Bộ Ngoại giao. Bà là cấp trên của ông Triệu Lập Kiên và là một ‘con sói chiến già’ của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ. Năm 2020 đã xảy ra nhiều sự kiện lật lại phát biểu của bà Oánh.

Ngày 7/4, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus đã tweet để đáp lại việc ĐCSTQ che giấu sự thật về dịch bệnh, thúc giục Bắc Kinh “chia sẻ tất cả dữ liệu về virus, để các đội ngũ quốc tế điều tra dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc như thế nào và cho phép công dân Trung Quốc lên tiếng“.

Ngày 9/4, bà Oánh đã khiêu khích bà Ortagus trên Twitter rằng “Luôn hoan nghênh đến Trung Quốc, trên đường phố có thể tìm bất cứ ai để nói chuyện và hưởng thụ sự tự do“.

Ông Brendan Carr, thành viên Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC), đã trả lời trong một tweet vào cùng ngày, yêu cầu “trò chuyện” với những người sau đây, bao gồm bác sĩ Ngải Phân (Ai Fen), Trần Thu Thực (Chen Qiushi), Phương Bân (Fang Bin), Lý Trạch Hoa (Li Zehua), Nhậm Chí Cường (Ren Zhiqiang).

Vào ngày 30/5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên án ĐCSTQ vì đã thúc đẩy “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”, nói rằng ĐCSTQ “đã vi phạm cam kết với người dân Hồng Kông.” Bà Oánh đáp trả bà Ortagus: “Tôi không thể thở được” (I can’t breathe), ám chỉ đến cuộc bạo loạn ở Mỹ do cái chết của người đàn ông Mỹ gốc Phi George Perry Floyd. Cư dân mạng đã phản ứng: “Người Hồng Kông có thở được không?” “Người Trung Quốc có thở được không?

Ngày 26/9, bà Oánh đã tweet chế giễu số người chết trong dịch bệnh ở Mỹ, tuyên bố rằng “không có quyền sinh tồn, nhân quyền chỉ có thể là điều viển vông và vô nghĩa.” Một cư dân mạng đã bình luận: “Có bao nhiêu người chết ở Vũ Hán mà không có con số kèm theo! Tôi thà cần nhân quyền chứ không cần quyền sinh tồn. Quyền sinh tồn là do chính mình trao cho chứ không liên quan gì đến người khác.

Ngày 2/10, Tổng thống Mỹ Trump đã phải nhập viện sau khi chẩn đoán lây nhiễm virus. Ngày 5/10, Hoa Xuân Oánh đã đăng tweet nói rằng, “Chân thành hy vọng tất cả những bệnh nhân này có thể được điều trị y tế tốt như Tổng thống Mỹ.” Cư dân mạng sau đó cũng đồng thời phản ứng, yêu cầu ĐCSTQ đối xử bình đẳng với mọi người và rút lại phúc lợi y tế đặc biệt đối với cán bộ, đảng viên cao cấp.

Đối mặt với các lệnh trừng phạt của Mỹ, ngày 10/10 bà Oánh đã đăng tweet khiêu khích, “Mỹ sẽ cấm ai tiếp theo?“. Nhiều cư dân mạng đã trả lời, “(Cấm) Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Năm 1993, bà Oánh làm việc tại Vụ Tây Âu của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ và từ đó một mạch thăng quan; năm 2012, giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí kiêm Người phát ngôn Bộ Ngoại giao. Năm 2019, bà được đề bạt làm Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí. Bà Oánh có thể được coi là một ‘con sói chiến già’ đúng nghĩa, hoàn toàn phù hợp với phong cách sói chiến của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ.

Thăng chức nhờ ‘ngoại giao sói chiến’ – Cảnh Sảng 

Cảnh Sảng
Đài châu Á Tự do (RFA) đưa tin có thông tin cho biết Cảnh Sảng đã cho con gái vào học tại một trường trung học ở New York – Mỹ (Nguồn: VOA).

Trước khi ông Triệu Lập Kiên trở thành ‘sói chiến’, một phát ngôn viên khác của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Cảnh Sảng, luôn là tâm điểm chú ý của ngoại giới.

Tháng 11/2019, ông Sảng với tư cách là người phát ngôn, liên tục lặp lại các câu như “lên án mạnh mẽ“, “ngừng can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc” và “không màng đến sự thật” về các vấn đề liên quan đến Tân Cương, Tây Tạng, Hồng Kông và chiến tranh thương mại Mỹ – Trung. Một số cư dân mạng đã tạo một “Máy mô phỏng Cảnh Sảng“, chỉ cần nhập các từ khóa cần thay thế để tạo ra câu hỏi và câu trả lời theo công thức của Cảnh Sảng, việc này cũng đã gây ra một cuộc thảo luận sôi nổi trên Internet.

Ngày 20/4/2020, đối mặt với truy vấn về nguồn gốc của virus Trung Cộng, ông Sảng đã ngụy biện rằng cúm H1N1, HIV và cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế năm 2008 đều “bắt nguồn từ Mỹ”, nhưng không ai truy trách nhiệm đối với Mỹ.

Nhưng thực tế là cả bệnh cúm H1N1 và HIV đều không bắt nguồn từ Mỹ, và cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 không phải là một bệnh truyền nhiễm. Nhà phân tích bình luận an ninh quốc gia Mỹ John Noonan đã tweet: “Tôi không biết là do tôi hay do tuyên truyền của Trung Quốc (ĐCSTQ) ngày càng trở nên lười biếng hơn?” “Có lẽ họ không nhận ra rằng Internet của chúng ta không chịu kiểm duyệt của những người cộng sản. Người Mỹ có thể dành 11 giây trên Google để hiểu rằng bệnh AIDS bắt nguồn từ Congo (quốc gia châu Phi) dưới sự cai trị của Bỉ cách đây một thế kỷ”.

Ngày 27/4, ông Sảng tuyên bố đẩy trách nhiệm về nguồn dịch virus Trung Cộng, “Trung Quốc là quốc gia đầu tiên báo cáo về dịch bệnh viêm phổi virus corona mới, nhưng điều đó không có nghĩa là Trung Quốc là nơi bắt nguồn của virus corona mới.

Sau khi ông Sảng nhậm chức Phó đại diện ĐCSTQ trú tại Liên Hiệp Quốc, phong thái sói chiến vẫn tiếp tục.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao ĐCSTQ đã quanh năm ứng phó với các phóng viên bằng cách lảng tránh, đảo ngược trắng đen và chuyển trọng tâm. Cư dân mạng ví von, “Thứ Hai: biểu thị bất mãn; Thứ Ba: phản đối; Thứ Tư: lên án mạnh mẽ; Thứ Năm: biểu thị phản đối nghiêm nghị ; Thứ Sáu: biểu thị đáng tiếc sâu sắc; Thứ Bảy, Chủ Nhật: nghỉ.

Đầu sỏ ‘chiến lang’ của ĐCSTQ – Vương Nghị, gặp trắc trở khắp nơi khi ra nước ngoài 

Vương Nghị
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. (Ảnh: Alexandros Michailidis / Shutterstock).

Năm 2020, ĐCSTQ đã làm nổi bật chính sách ngoại giao sói chiến. Đương nhiên, do bị quốc tế cô lập, với tư cách là Ngoại trưởng của ĐCSTQ nên ông Nghị cũng là ‘sói đầu đàn’ trong bầy ‘sói chiến ngoại giao’ của ĐCSTQ.

Ngày 1/6/2016, khi ông Nghị đến thăm Canada, một câu nói trong cuộc họp báo chung đã gây chú ý. Khi đó, một phóng viên đã hỏi Bộ trưởng Ngoại giao Canada về vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc và Hồng Kông. Ông Nghị ở bên cạnh nghe xong đã rất khó chịu, liên tiếp chất vấn phóng viên, “Anh đã từng đến Trung Quốc, anh có hiểu về Trung Quốc không? Nhân quyền của Trung Quốc, anh không có quyền nói, mà người Trung Quốc có quyền nói.” Hành vi khác thường của ông Nghị đã khiến dư luận quốc tế xôn xao.

Ngày 21/7 năm nay, Hoa Kỳ ra lệnh Trung Quốc đóng cửa Lãnh sự quán ở Houston trong vòng 72 giờ, phía Trung Quốc đã gấp rút đốt tài liệu và bị lộ. Ông Nghị đã đích thân đến sân bay để đón “toàn thể nhân viên” đã bị trục xuất khỏi Lãnh sự quán ở Houston, gọi họ là “chiến sĩ” và trao tặng bằng khen tập thể hạng Ba. Có cư dân mạng nói: “Những người này đã lập công gì? Đốt tài liệu, chặn nhà vệ sinh, khóa cửa trái cửa và phá hủy các thiết bị khác…?”

ĐCSTQ đã bị dư luận quốc tế bao vây. Từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9, ông Nghị có chuyến đến thăm Ý, Hà Lan, Na Uy, Pháp, Đức, nhưng đều bị các chính khách châu Âu “vỗ mặt“, để lại đầy tai tiếng. Các nước thúc giục ĐCSTQ rút lại “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” và chú ý đến vấn đề nhân quyền ở Tân Cương.

Vào thời điểm Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Séc đang dẫn đầu một phái đoàn đến thăm Đài Loan, ông Nghị đã đe dọa Cộng hòa Séc chuẩn bị trả giá đắt. Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã cứng rắn tuyên bố: “Đe doạ không phù hợp ở đây.” Ông Heiko Maas không những không nở nụ cười khi gặp ông Vương Nghị mà cả ngôn ngữ cơ thể của ông cũng đầy ý vị “không hoan nghênh”.

Gặp nhiều trắc trở tại Hoa Kỳ và châu Âu, ông Nghị cố gắng sửa chữa quan hệ với các nước châu Á, nhưng bài phát biểu về quần đảo Điếu Ngư của ông ta cũng đã trở thành mục tiêu của dư luận Nhật Bản.

Về phía Hoa Kỳ, ông Nghị không có gì để nói, còn châu Âu thì không nể nang gì. Tại châu Á, nơi ông ta giỏi nhất cũng không có thành tích gì mà lại gây rắc rối, và đã mờ nhạt  trên truyền thông ĐCSTQ. Tuy nhiên cấp dưới của ông vẫn tiếp tục ngoại giao sói chiến.

Đại sứ chiến lang ĐCSTQ trú tại Anh Quốc – Lưu Hiểu Minh 

Luu Hieu Minh

ĐCSTQ cũng đang thiếu ‘chiến lang’ ở quan chức ngoại giao cấp đại sứ nước ngoài. Lưu Hiểu Minh – Đại sứ ĐCSTQ trú tại Anh, cũng được coi là một loại ‘chiến lang’ khác.

Ngày 23/1/2012, khi được hỏi trong cuộc phỏng vấn của BBC, “Ông có phải là người chủ nghĩa Cộng sản?” (Are you a communist?), ông Minh đã trả lời: “Không phải” (No).

Ông Minh làm thế nào có thể trở thành quan chức ngoại giao của ĐCSTQ nếu không tham gia vào ĐCSTQ. Theo lý lịch tìm kiếm trên mạng cho thấy, năm 1974, ông Minh đã tham gia vào ĐCSTQ. Tuy nhưng trước khán giả Anh Quốc, ông ta lại không dám thừa nhận điều này.

Tháng 7/2019, ông Minh chỉ trích Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt liên quan đến  phát biểu về phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ sửa đổi tại Hồng Kông là “hoàn toàn sai lầm“, “phá hoại nền pháp trị của Hồng Kông“. Sau đó, phía Anh Quốc đã triệu kiến ông Minh và nói rằng những ngôn luận của ông ta là “không thể chấp nhận“. Đồng thời ông Jeremy Hunt cũng cảnh báo, chính quyền ĐCSTQ xâm hại nhân quyền thì sẽ có “hậu quả nghiêm trọng“.

Ngày 19/7/2020, trả lời phỏng vấn của BBC, ông Minh đã nổi giận về lệnh cấm thiết bị 5G của Huawei, và nói rằng: “Đối với Huawei đây là một ngày đen tối, đối với quan hệ Trung – Anh cũng là một ngày đen tối, đối với Anh Quốc càng là một ngày đen tối, bởi vì Anh Quốc đã mất đi cơ hội dẫn đầu về mạng 5G“.

Ngày 9/9/2020, tài khoản Twitter của ông Minh đã thích (like) một nội dung khiêu dâm được đăng trên tài khoản @aisijimoren1 (hiện tài khoản này đã bị đóng). Cư dân mạng đã chụp lại được màn hình và báo chí Anh cũng đưa tin rằng ông Minh đã mất hết mặt mũi. Benedict Rogers, một nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng người Anh và là người sáng lập của tổ chức Hong Kong Watch, đã đăng bài: “Cảm ơn Chúa! Ông ta đã chặn (tài khoản) của tôi. Hóa ra ông ta đã làm điều này khi phát tán dối trá và quấy rối những người bất đồng chính kiến“.

Ngày 13/9, ông Minh chia sẻ lại tweet thông tin của Tân Hoa Xã, nói rằng “Dịch bệnh đã làm tăng nhanh tốc độ thay đổi cục diện lớn nhất, trăm năm chưa từng có“. Bên dưới dòng tweet này, có không ít cư dân mạng để lại bình luận châm biếm, một cư dân mạng có ảnh đại diện hiển thị “CCP VIRUS” (virus Trung Cộng) để lại bình luận: “Đây là virus Vũ Hán! Dám to gan thừa nhận ĐCSTQ đã làm những gì cho thế giới!

Ông Minh lại bấm “like” bình luận này. Cư dân mạng chế nhạo Lưu Hiểu Minh là “nội gián“, “nằm vùng“, “Đây là tiết tấu [của kẻ muốn] đào thoát“, “Bố trí để tìm cầu con đường tị nạn chính trị tại Anh Quốc“. Tờ New York Times đưa tin, tài khoản của ông Minh từng nhiều lần tự bấm “like“. Sau khi sự việc xảy ra, ông Minh đã xóa bỏ mấy chục “like” đã bấm trong một năm qua.

Đại sứ ‘chiến lang’ ĐCSTQ trú tại Pháp – Lư Sa Dã 

Năm 2019, ông Lư Sa Dã chuyển từ Đại sứ ĐCSTQ tại Canada sang làm Đại sứ ĐCSTQ tại Pháp, cả hai nước đều có biểu hiện sói chiến.

Ngày 14/4/2020, Pháp triệu kiến Đại sứ ĐCSTQ tại Pháp là ông Lư Sa Dã. Trong một tuyên bố, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cho biết: “Đại sứ quán Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Pháp công khai một số ý kiến nào đó không phù hợp với mối quan hệ hai nước Pháp – Trung.

Nguyên do là Đại sứ quán ĐCSTQ tại Pháp đã đăng bài viết nói, “Nhân viên hộ lý trong viện dưỡng lão của nước Pháp tự ý bỏ nhiệm vụ và cùng bỏ trốn tập thể, dẫn đến hàng loạt người già chết đói, chết vì bệnh“.

Ngày 9/1/2019, ông Dã đăng bài viết có tựa đề “Đừng để sự ngạo mạn và cái nhìn lệch lạc che mờ hai mắt và tâm hồn” trên tờ The Hill Times tại Canada. Nội dung nói đến việc hai công dân Canada bị bắt giữ phi pháp tại Trung Quốc, nghi ngờ việc Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu, và nói rằng “pháp trị chẳng qua chỉ là công cụ để họ thực hiện mục đích chính trị … là sự đùa cợt và chà đạp pháp trị.”

Ông Dã nói rằng, nếu Canada lấy lý do an ninh quốc gia để từ chối Huawei, vậy thì sẽ phải gánh chịu hậu quả liên quan. Những phát biểu của ông đã bị chính quyền và người dân Canada lên án. Sau đó ông Dã được điều chuyển khỏi Canada, có lẽ việc điều chuyển này có liên quan đến cách làm chiến lang của ông. Nhưng sau khi đến nước Pháp, ông ta cũng vẫn gây nhiều sóng gió.

‘Chiến lang’ tích cực hơn cả ‘chiến lang’ Bộ Ngoại giao ĐCSTQ – Hồ Tích Tiến 

p2793601a513529255
Ông Hồ Tích Tiến, người phát ngôn tuyên truyền đối ngoại của ĐCSTQ và Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu (Nguồn: Chụp màn hình video).

Sói chiến (chiến lang) của ĐCSTQ ngoài nguồn gốc từ hệ thống ngoại giao ra, còn có hai người mặc dù bản thân thuộc Bộ Ngoại giao, nhưng lại khởi tác dụng “chỉ có hơn chứ không kém” chiến lang của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ. Nổi bật nhất chính là ông Hồ Tích Tiến – Tổng biên tập tờ Thời báo Hoàn Cầu, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ.

Nếu coi chiến lang của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ là chiến lang ứng phó theo kiểu bị động, thì ông Tiến lại được coi là chiến lang chủ động. Ông ta hầu như không bỏ qua bất cứ chủ đề lớn nhỏ nào, mà thường xuyên chủ động xuất kích.

Năm 2019, trong thời gian xảy ra phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ tại Hồng Kông, ông Tiến từng nhiều lần yêu cầu trao quyền cho cảnh sát Hồng Kông, “đối với những bạo đồ đang bắn cung tên vào cảnh sát thì cần trực tiếp bắn đạn thật“, một khi tạo thành tử vong, “cảnh sát không cần phải chịu trách nhiệm pháp luật”. Phát ngôn không chút nhân tính của ông ta đã khiến dư luận phản ứng mạnh mẽ.

Ngày 8/5, ĐCSTQ bị quốc tế truy trách nhiệm vì che giấu dịch bệnh, khiến cho mâu thuẫn Mỹ – Trung liên tiếp leo thang, ông Tiến lại ngông cuồng nói rằng “Trung Quốc cần mở rộng số lượng đầu đạn hạt nhân lên đến hàng ngàn trong thời gian ngắn, bao gồm ít nhất có 100 tên lửa đạn đạo chiến lược Đông Phong – 14 (Dongfeng-41)“, “Cần có kho vũ khí hạt nhân lớn hơn nữa để kìm chế dã tâm chiến lược và sự xung động của Mỹ đối với Trung Quốc“. Sự gào thét vô nhân tính của ông ta một lần nữa hứng chịu một trận mắng chửi. Ngay cả bà Hoa Xuân Oánh khi trả lời các câu hỏi trong buổi họp báo, cũng đều nói có thể đi hỏi bản thân ông Hồ Tích Tiến.

Ngày 2/10, Hoa Kỳ đã cấm đảng viên Đảng Cộng sản di dân đến Mỹ. Ông Tiến đã tweet rằng, “Quyết định của Mỹ đã giúp cho càng nhiều nhân tài hơn nữa ở lại trong nước Trung Quốc, bởi vì Mỹ đã nghiền nát mơ tưởng hão huyền của họ, đây không phải là việc xấu. Điều quan trọng hơn là, hiện nay người dân không phải đảng viên ĐCSTQ cũng đã giảm hứng thú di dân đến Mỹ“. Có cư dân mạng nói, đây thực sự là đã tiết lộ bí mật trọng đại, chính là di dân đến Mỹ hầu như đều là đảng viên của ĐCSTQ, không phải đảng viên của ĐCSTQ thì không có khả năng ra nước ngoài. Còn có cư dân mạng nói, “Tôi vẫn luôn cho rằng mơ mộng hão huyền của đảng viên Cộng sản là chủ nghĩa xã hội cộng sản. Ông Hồ Tích Tiến nói thế này thì tôi mới biết, thì ra chính đảng viên ĐCSTQ mới là những người di dân đến Mỹ đấy.

Ngày 23/11, Bắc Kinh tuyên bố tiêu chuẩn mức lương thấp nhất, mức lương tháng thấp nhất là 2200 nhân dân tệ. Ông Tiến đã đăng tweet, muốn người dân “đừng so sánh với người có tiền“. Cư dân mạng đã gọi ông ta là “nói xàm nói bậy“, “liếm mông đảng“.

Ngày 2/12, Phó Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu Đoàn Tĩnh Đào đã dùng tên thật để tố cáo ông Tiến với Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương. Nội dung tố cáo nói rằng ông Tiến có quan hệ ngoài hôn nhân với nhân viên của tòa báo là bà Cao Dĩnh và cựu nhân viên Trương Nam Y. Cả hai người này đều có con riêng với ông Tiến.

Chiến lang kiểu “chuyên gia” của ĐCSTQ – Kim Xán Vinh 

Screen Shot 2020 12 12 at 13.54.37
Ông Kim Xán Vinh (Ảnh cắt từ video)

Ông Kim Xán Vinh hiện là Phó Viện trưởng Viện Quan hệ Quốc tế Đại học Nhân dân Trung Quốc, Phó Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu Mỹ, và được gọi là chuyên gia về vấn đề Mỹ.

Năm 2019, trong thời gian bùng nổ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, vị “chuyên gia” này cho biết, Trung Quốc chắc chắn thắng cuộc chiến này, và chỉ ra 3 bảo bối để giành chiến thắng: một là ngừng xuất khẩu cho Mỹ đất hiếm, làm “chết đói” doanh nghiệp công nghệ cao của Mỹ; hai là bán ra 2 nghìn tỷ USD nợ mà Trung Quốc đang nắm, làm nhiễu loạn thị trường tài chính của Mỹ; ba là dọa các doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc, thậm chí không tiếc thủ đoạn huy động đến quốc gia để cưỡng chế, khiến họ phải đóng cửa tại thị trường Trung Quốc. Hiện nay, ĐCSTQ đã thừa nhận thất bại thảm hại, vị “chuyên gia” này vẫn còn tiếp tục nhậm chức trong trường học, hiển nhiên cũng là vì ông ta là chiến lang kiểu “chuyên gia” mà thượng tầng của ĐCSTQ vẫn còn cần dùng đến.

Ngày 7/4/2020, ông Vinh cho biết, dịch bệnh sẽ dẫn đến “sức ảnh hưởng quốc tế của Mỹ giảm tương đối“, “dịch bệnh lần này vẫn trở thành một chất xúc tác biến đổi cục diện lớn trăm năm chưa từng có“, “quan trọng chính là trọng tâm ngành công nghiệp thế giới dịch chuyển từ phương Tây hướng về Trung Quốc“, “địa vị quốc tế của Trung Quốc đang tăng lên“. Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình đã nhanh chóng đưa ra đề xuất kinh tế nội tuần hoàn.

Ngày 12/5, ông Vinh lên tiếng đối với phát biểu của Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro về vấn đề Trung Quốc che giấu dịch bệnh dẫn đến kinh tế nước Mỹ bị tàn phá. Ông Vinh nói rằng, giả dụ Trung Quốc chỉ cần 60 ngày là có thể tàn phá nền kinh tế mà ông Trump tạo dựng trong 3 năm, “thì điều này cho thấy bản thân nền kinh tế đó là giả, là bong bóng“. Cách nói này của Kim Xán Vinh đã bị cho là tiết lộ mục đích chân thực của việc ĐCSTQ che giấu dịch bệnh, và dùng dịch để thực hiện mưu đồ bá quyền.

Ngày 26/6, ông Vinh nói, “Công tác phòng ngừa dịch của quân đội Mỹ cũng rất kém, hiện tại tổng số người nhiễm đã hơn 10.000 người, vấn đề Hải quân vô cùng nghiêm trọng, cho nên mới xuất hiện việc hạm mẫu nằm yên một chỗ một thời gian. Thậm chí bên trong tàu ngầm hạt nhân này có người bị lây nhiễm, quân đội đồn trú ở nước ngoài tạm thời ngừng các hành động quân sự.” Được vài ngày, 3 đội hạm mẫu của quân đội Mỹ đã tập trung trên khu vực biển Philippine.

Ông Vinh cũng từng nói, “đưa con đến Mỹ du học là hại con“, nhưng chính con trai của ông ta là Kim Quân Đạt lại tốt nghiệp Thạc sĩ và Tiến sĩ tại Mỹ.

Sự tồn tại của những chiến lang này, thực tế đã phản ánh sự kém cỏi trong ngoại giao của ĐCSTQ, đồng thời cũng phản ánh ngoại giao của ĐCSTQ phần nhiều là nhu cầu của tuyên truyền nội bộ và đấu đá nội bộ đảng. Ngoại giao của ĐCSTQ trong năm 2021 e là vẫn theo lối mòn, cơ hội biểu diễn của các chiến lang e là cũng không còn nhiều.

Theo Epoch Times

Xem thêm: