Người Trung Quốc thích nói về tiền, họ tìm mọi cách để kiếm tiền để phục vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau của mình. Dưới đây là 9 mong muốn chính của người Trung Quốc đương đại:

shutterstock 1626627478
(Nguồn: Shutterstock)

1. Phát đại tài

Có nhiều tiền hơn là mong muốn cốt lõi của nhiều người Trung Quốc hiện đại.

“Có tiền mua tiên cũng được” hay “người chết vì tham tiền, chim chết vì tham ăn”, không ít người sẽ đồng ý rằng đây là một sự mô tả sâu sắc về người Trung Quốc ngày nay, một xã hội tôn thờ tiền bạc và quyền lực.

Người Trung Quốc sùng bái kim tiền đến mức độ nào? Theo một cuộc thăm dò do Reuters/Ipsos thực hiện trên 20 quốc gia cách đây nhiều năm, trong những người được hỏi đồng ý rằng “tiền là biểu tượng tốt nhất của thành công cá nhân” thì tỷ lệ người Trung Quốc là cao nhất, chiếm đến 69%. Ngày nay tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn.

2. Mua nhà lớn

Người Trung Quốc nói chung đều có mong ước mua nhà, hơn nữa mong ước này đã trở nên thường trực trong suy nghĩ hàng ngày.

Chỉ cần có tiền trong tay, họ sẽ càng “tham lam” trong việc mua nhà, càng có tiền càng muốn mua nhà rộng hơn, mua nhà lớn hơn, nhiều nhà hơn, khiến cho giá nhà đất của Trung Quốc tăng vọt chóng mặt.

Nếu dùng tỷ lệ giá nhà trên thu nhập để đo lường thị trường địa ốc Trung Quốc, thì đó đã là một giai đoạn phát triển bất thường của thị trường bất động sản.

3. Lái xe sang

Người Trung Quốc có một tâm lý chung đó là nóng lòng muốn kết thúc cách thức đi bộ. Mua xe, hơn nữa còn có thể được lái một chiếc ô tô hạng sang là điều khiến người Trung Quốc nở mày nở mặt nhất.

Người ta tổng kết rằng miễn là có tiền trong túi, thì người Trung Quốc sẽ không mua xe phù hợp vừa dùng, mà mua là phải mua “xế hộp” đắt tiền, sẽ không mua xe nhỏ, mà phải là xe lớn nhìn mãn mắt. Đối với họ lái xe sang là một cách thể hiện địa vị và đẳng cấp.

Tuy nhiên, mong muốn này cũng đủ khiến ngành công nghiệp ô tô của Trung Quốc tràn đầy niềm tin vào tương lai, bởi hầu hết mọi người đều cảm thấy không có ô tô là điều đáng xấu hổ, lái một chiếc ô tô hạng kém lại càng đáng xấu hổ hơn.

p2264021a559379163
Mua một chiếc ô tô và được lái một chiếc ô tô hạng sang là điều khiến người Trung Quốc nở mày nở mặt nhất. (Nguồn: Pixabay)

4. Làm ông chủ

Người Trung Quốc thích làm ông chủ của chính họ, đây là một thực tế không cần bàn cãi.

Ở Trung Quốc, các doanh nhân trong danh sách người giàu của Forbes hàng năm được tôn sùng như thần tượng. Nếu hỏi một nam sinh viên đã tốt nghiệp đại học, thì ước mơ ấp ủ của anh ấy chính là thành lập công ty riêng cho mình.

5. Trúng số 

Người Trung Quốc mười phần chiếm chín, đâu đâu cũng thấy người chơi cờ bạc, ao ước trúng số độc đắc, làm giàu chỉ qua một đêm, thay đổi địa vị xã hội.

6. Làm quan 

Mặc dù người Trung Quốc không ưa gì các quan chức, thậm chí là thù ghét và khinh thường, nhưng hầu như tất cả họ đều muốn có chút chức tước gì đó.

Ngày nay, sinh viên tốt nghiệp chọn thi công chức nhiều hơn cân nhắc lợi ích kinh tế. Bởi vì khởi nghiệp sẽ khó khăn hơn, trong khi làm công chức thì ổn định và dễ dàng hơn, lương cũng tương đối cao, cộng với nhiều chế độ phúc lợi, trợ cấp, mà quan trọng là “bổng lộc” tiềm ẩn không chính đáng. Đây là lý do mà nhiều sinh viên đại học hào hứng với nghề công chức.

7. Số đào hoa

Người Trung Quốc thích mình có số đào hoa. Tuy nhiên, “số đào hoa” nào cũng kèm thêm điều kiện.

Theo “Báo cáo khảo sát về tình trạng tình yêu và hôn nhân của người dân Trung Quốc” do Baihe.com công bố cách đây nhiều năm, hơn 90% phụ nữ chọn “thu nhập ổn định” là điều kiện cần để kết hôn, trong khi gần 70% phụ nữ cho rằng “đàn ông phải có nhà mới có thể kết hôn”.

Đối với các chàng trai, họ có xu hướng chọn những cô gái trẻ đẹp để kết hôn.

8. Du lịch vòng quanh thế giới

“Du lịch qua màn ảnh nhỏ” là biểu hiện của tâm lý thích đi du lịch vòng quanh thế giới của người Trung Quốc cách đây 10 năm. 

Ngày nay người Trung Quốc thích cầm hộ chiếu, đến các thành phố lớn đắt đỏ hoặc khu du lịch nổi tiếng trên toàn thế giới, đi ăn tại những nhà hàng sang trọng với đầy sơn hào hải vị, giơ máy ảnh kỹ thuật số để chụp ảnh và quay video kỷ niệm.

Bạn có thể gặp người Trung Quốc ở bất cứ đâu trong các tuần lễ và ngày lễ vàng khác nhau. Mà điều khiến họ cảm thấy thỏa mãn hơn cả là có thể mang những bức ảnh hay video kỷ niệm này đi khoe với bạn bè, hàng xóm hoặc đưa lên mạng xã hội khoe với thiên hạ.

9. Định cư nước ngoài

Không biết bắt đầu từ lúc nào, vấn đề di cư đã trở thành một chủ đề quen thuộc trên bàn ăn hay các buổi gặp gỡ của người Trung Quốc.

Trong những thập kỷ gần đây, nền kinh tế Trung Quốc dường như đang phát triển nhảy vọt, đã tạo ra một tầng lớp giàu có. Thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm, chất lượng cuộc sống thấp, giá nhà đắt đỏ, giáo dục lệch lạc, hệ thống y tế tệ hại… là những lý do bề mặt dễ thấy nhất cho việc di cư của giới nhà giàu hoặc trí thức. 

Thậm chí việc mang theo thị thực Trung Quốc khi đi du lịch nước ngoài đôi khi cũng khiến họ gặp phiền toái, đây cũng là một lý do khiến người Trung Quốc muốn đổi thị thực.

Tuy nhiên, bất an xã hội xã hội mới là lý do thực chất khiến người giàu Trung Quốc muốn tìm đến một chân trời mới. Mà sự bất an này lại đến từ thể chế độc tài, đàn áp nhân quyền, cuồng tín theo đuổi tình dục, tiền bạc và quyền lực theo nhóm… Đây đồng thời lại cũng là môi trường kiếm rất nhiều tiền cho một nhóm người Trung Quốc, mà di dân lại là cách tốt nhất để những tên tội phạm này có thể đào thoát.

Đối với tầng lớp trung lưu ở hầu hết các thành phố hạng nhất, họ đều có ít nhất một người bạn đang hoặc đã hoàn thành việc di dân.

Còn một số người nghèo nói: Nếu có tiền, tôi cũng di dân!

Kiệt Phu, Vision Times

Xem thêm: