Theo các báo cáo chính thức của Trung Quốc, tính đến ngày 18/8, tổng cộng 1,9 tỷ liều vắc xin COVID-19 đã được tiêm chủng. Khái niệm 1,9 tỷ liều này là gì? Dựa trên dân số 1,4 tỷ, tính theo tỷ lệ tiêm phòng 70% của tiêu chuẩn miễn dịch cộng đồng, thì 1,4 tỷ người × 70% = 980 triệu người. Mỗi người được tiêm 2 liều vắc-xin, thì 980 triệu người × 2 liều mỗi người = 1,96 tỷ liều. Theo ước tính sơ bộ này, Trung Quốc gần như là một quốc gia đã đạt được miễn dịch cộng đồng.

(Bài viết của Nhâm Trọng, thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả.)

shutterstock 1786350446
Vắc-xin viêm phổi Vũ Hán “CoronaVac” do Công ty Sinovac Biotech Trung Quốc sản xuất. (Nguồn ảnh:cadu.rolim /Shutterstock)

Vậy hiệu quả của công tác phòng chống dịch như thế nào?

Theo báo cáo chính thức, tính đến ngày 10/8, Trung Quốc có 234 vùng rủi ro, trong đó có 20 vùng nguy cơ cao. Hơn nữa, hầu hết các khu vực bùng phát dịch đều là những khu vực có tỷ lệ tiêm phòng và miễn dịch cộng đồng cao. Ví như tại sân bay Lộc Khẩu, Nam Kinh, tỷ lệ tiêm phòng đạt trên 90%. Trong số 53 người nhiễm bệnh chỉ có 1 người chưa tiêm, 52 người còn lại đã tiêm đủ 2 mũi.

Mọi người bất giác đặt câu hỏi, vắc-xin có tác dụng bảo vệ gì? Chỉ cần nhìn vào những gì đã xảy ra ở Indonesia, thì chúng ta sẽ có câu trả lời.

Trong một cuộc phỏng vấn với chương trình tiếng Indonesia của đài BBC, một bác sĩ chuyên khoa phổi ở Indonesia cho biết, một tháng sau khi tiêm 2 liều vắc-xin Sinovac, vắc-xin vẫn không có tác dụng và bà vẫn chưa có kháng thể trong người. Bà nói: “Một tháng sau đó tôi đã làm xét nghiệm lại và kết quả vẫn vậy.” Vắc-xin không có bất kỳ tác dụng nào. Ngoài ra, trong số 26 bác sĩ ở Indonesia đã chết vì COVID-19 hồi tháng Sáu, ít nhất 10 người trong số họ đã được tiêm vắc xin Sinovac và tất cả đều được tiêm 2 mũi.

Từ những trường hợp trên có thể thấy rằng vắc-xin của Trung Quốc không thể được chứng minh là có hiệu quả trong việc bảo vệ hoặc giảm thiểu tỷ lệ bệnh nặng và tử vong.

Tuy nhiên, loại vắc-xin này lại có thể đạt hơn 1,9 tỷ liều ở Trung Quốc. Làm thế nào có thể đạt được một điều phi logic như vậy? Vậy ai đã thúc đẩy việc này?

Chính là các quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Họ sử dụng cơ cấu tổ chức và danh nghĩa của chính phủ. Dưới ngọn cờ “cần tiêm chủng thì tiêm chủng hết, thúc đẩy từng bước, nêu rõ các điểm chính, và đảm bảo an toàn”, ĐCSTQ mới có thể thúc đẩy việc tiêm chủng cho hàng tỷ người này.

Vậy nên từ trên xuống dưới, mọi người từ 18-59 tuổi, trên 60 tuổi, đến 3-17 tuổi đều tiêm chủng. Điều quan trọng nhất trong số này là lệnh chí mạng do chính phủ ban hành để “cần tiêm chủng thì tiêm chủng hết” “một người cũng không bỏ sót.”

Với thanh “Thượng phương Bảo kiếm” này, các quy định đầy xấu xa ở cấp cơ sở đã lộ mặt. Đối với những người không tiêm chủng, một số bị ghi vào hồ sơ tín dụng cá nhân của họ, một số sẽ không được lấy mẫu trong quá trình xét nghiệm axit nucleic của quốc gia, một số bị đưa vào “danh sách đen”, không được sử dụng các phương tiện giao thông công cộng và không được phép hưởng các chính sách ưu đãi của chính phủ.

Thậm chí trong tương lai, việc đi học của con cái, đi làm, tham gia nghĩa vụ quân sự, nhà ở và chăm sóc sức khỏe đều sẽ bị ảnh hưởng. Còn có những người nhiễm bệnh do không tiêm chủng cũng phải chịu trách nhiệm một cách nghiêm ngặt theo đúng quy định của pháp luật.

Ngoài ra còn có chính sách tấn công “dọn sạch về 0” đến từng nhà, và yêu cầu cho việc kiểm tra chung “hai mã số”, tức là một mã sức khỏe và hai mã tiêm chủng cùng lúc, mới có thể ra vào khu dân cư và những nơi công cộng.

Một số trường mẫu giáo, trường tiểu học và trường trung học cơ sở, bắt buộc phải có giấy chứng nhận tiêm chủng mới được đi học. Các thành viên gia đình trong hộ khẩu của học sinh đó cũng phải cung cấp bằng chứng về việc đã hoàn thành việc tiêm chủng. Nếu không các em sẽ không được nhận vào trường.

Bằng cách này, trận dịch mang lại đau khổ vô tận cho người dân Trung Quốc và người dân thế giới đã được biến thành một chiến dịch tiêm chủng toàn quốc ở Trung Quốc, một chiến dịch có sự tham gia của toàn dân.

Mọi người từ việc ban đầu không tin tưởng vào vắc-xin nên không tiêm, đến sau này, khi dịch bệnh nghiêm trọng, người dân vì sợ lây nhiễm mà muốn tiêm chủng, rồi đến bước đành phải tiêm vì không tiêm đi lại sẽ khó khăn. Hầu hết mọi người đều sợ và lo lắng nên hùa theo đám đông, mọi người đều đã tiêm rồi nên mình cũng hồ đồ tiêm theo.

Tuy nhiên, có những người hiểu và họ kiên quyết không tiêm vắc-xin, nhưng họ lại là động lực thúc đẩy phía sau cuộc vận động vắc-xin này. Vậy, tại sao họ lại thúc giục người khác đi tiêm chủng nhưng bản thân lại không tiêm? Bản thân họ không tiêm vắc-xin vì họ biết virus đến từ đâu và họ biết rằng vắc-xin của Trung Quốc không hiệu quả. Hãy để người khác tiêm phòng để kiếm tiền cho bản thân họ. Càng nhiều người tiêm chủng, họ càng kiếm được nhiều tiền. Điều này là do thị trường vắc-xin đủ lớn. Nếu 1,4 tỷ người cần đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng, thì gần 1 tỷ người, mỗi người phải được tiêm phòng 2 mũi.

Ước tính theo giá 200 nhân dân tệ (tương đương 704.000 VNĐ) một mũi mà chính quyền Giang Tô mua vắc-xin Sinopharm và Sinovac, quy mô của thị trường vắc-xin sẽ vào khoảng 400 tỷ nhân dân tệ (tương đương 1.407.138 tỷ VNĐ). Nếu người dân được yêu cầu tiêm liều vắc-xin “tăng cường” thứ 3 vì vắc-xin không hiệu quả, thì quy mô thị trường sẽ mở rộng lên 600 tỷ nhân dân tệ (tương đương 2.110.708 tỷ VNĐ).

Nếu mục tiêu “cần tiêm chủng thì tiêm chủng hết” “một người cũng không bỏ sót” của chính phủ có thể đạt được, nếu 1,4 tỷ người mỗi người được tiêm chủng 2 liều, thì thị trường vắc-xin sẽ vào khoảng 560 tỷ nhân dân tệ (tương đương 1.969.994 tỷ VNĐ). Với 3 liều mỗi người, quy mô thị trường sẽ mở rộng lên 840 tỷ nhân dân tệ (tương đương 2.954.991 tỷ VNĐ). Với việc triển khai hiện tại của chính quyền trung ương và sự hợp tác của chính quyền địa phương, quy mô thị trường 840 tỷ nhân dân tệ là rất có thể sẽ đạt được.

Không chỉ thị trường vắc-xin lớn, tỷ suất lợi nhuận gộp của ngành vắc-xin cũng cao hơn so với các ngành khác. Tỷ suất lợi nhuận gộp của vắc-xin Pfizer và Moderna tại Hoa Kỳ đạt 90% trong quý đầu tiên của năm nay. Tỷ suất lợi nhuận gộp của vắc-xin ở Trung Quốc sẽ cao hơn, do giá quá cao và chi phí thấp hơn. Chúng ta chỉ lấy vắc-xin Sinovac làm ví dụ và hãy xem xét hiệu suất của nó từ dữ liệu được tiết lộ bởi các kênh truyền thông.

Gần đây, công ty Sino Biopharmaceutical, được niêm yết tại Hồng Kông, đã đưa ra một dự báo hiệu suất rằng họ dự kiến ​​sẽ tăng lợi nhuận hơn 500% trong nửa đầu năm nay. Sino Biopharmaceutical nắm giữ cổ phần của Công ty Sinovac Biotech. Tính theo tỷ trọng cổ phần, lợi nhuận ròng của Sinovac trong nửa năm đầu là gần 40 tỷ nhân dân tệ (tương đương 1.407.138 tỷ VNĐ).

Để đạt được mục tiêu này, Sinovac sẽ tạo ra một kỷ lục lịch sử về thu nhập và lợi nhuận, từ hoạt động kinh doanh một quý trong ngành dược phẩm của Trung Quốc. Nếu chỉ xét từ khía cạnh đóng góp của các sản phẩm vắc-xin vào lợi nhuận doanh nghiệp, Sinovac có khả năng sẽ trở thành số một thế giới. Có thể thấy ngành công nghiệp vắc-xin độc quyền ở Trung Quốc kiếm được nhiều lợi nhuận như thế nào.

Theo ước tính của nhiều công ty chứng khoán, lợi nhuận từ liều vắc-xin Trung Quốc bất hoạt thứ 3, gồm vắc-xin Sinovac, là khoảng 50 nhân dân tệ (tương đương 175.000 VNĐ) và tỷ suất lợi nhuận ròng cao từ 40% đến 50%. Dựa trên sản lượng 2 tỷ liều trong năm nay, lợi nhuận ròng hàng năm của vắc-xin Sinovac sẽ lên tới 100 tỷ nhân dân tệ (tương đương 351.784 tỷ VNĐ).

Nếu toàn bộ người dân được tiêm 2 liều vắc-xin và nếu liều vắc-xin “tăng cường” thứ 3 trở thành hiện thực, thì với quy mô thị trường 840 tỷ nhân dân tệ (tương đương 2.954.991 tỷ VNĐ), tính theo tiêu chuẩn lãi suất ròng của ngành, một nửa lợi nhuận ròng, tức là 420 tỷ nhân dân tệ (tương đương 1.477.495 tỷ VNĐ) sẽ được chia nhau. Nhiều tiền như vậy cuối cùng sẽ rơi vào tay ai?

Đây là lý do tại sao các quan chức ĐCSTQ cùng nhau bắt tay, thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng.

Chỉ ở Trung Quốc mới có thể có một ngành kinh doanh béo bở như vậy. Thị trường, sản xuất, mua bán, giá cả, … toàn bộ đều độc quyền, và tất cả các mắt xích đều do một vài quan chức cấp cao kiểm soát.

Bất kể về hiệu quả và chất lượng của vắc-xin như thế nào, tất cả các hoạt động mua sắm của chính phủ, sẽ do quỹ bảo hiểm y tế và tài chính chi trả. Ngay cả về chất lượng vắc-xin, họ cũng không phải chịu trách nhiệm. Nếu ai dám đưa ra ý kiến ​​phản đối, sẽ bị họ tấn công dưới chiêu bài “duy trì sự ổn định”, thậm chí là bị diệt khẩu.

Đây là một trường hợp điển hình về sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Hãy để mọi người thấy rõ cách các quan chức cấp cao của ĐCSTQ sử dụng thị trường 1,4 tỷ dân Trung Quốc để kiếm tiền cho chính mình. Họ không tiếc quyền lợi, tài sản, sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người dân. Đồng thời, họ cũng không nên quên tẩy não người dân và tuyên truyền rằng tiêm chủng miễn phí là một ân huệ của đảng. Họ cũng làm cho người dân tin rằng Trung Quốc là nơi an toàn nhất trên thế giới.

Kết quả là, các quan chức cấp cao trở nên vô cùng giàu có, trong khi những người dân thường “600 triệu người chỉ kiếm được 1.000 nhân dân tệ (tương đương 3.500.000 VNĐ) một tháng” (trích lời Thủ tướng Lý Khắc Cường).

Nhâm Trọng, Epoch Times
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả.)

Xem thêm: