Ai là kẻ giết người hàng loạt nhiều nhất trong lịch sử thế giới? (tt)

Lịch sử 70 năm của ĐCSTQ được viết bằng máu và những lời dối trá. Nhiều người không hiểu tại sao ĐCSTQ lại giết người. Trên bề mặt, có vẻ như ĐCSTQ “bắt buộc phải giết” và rằng nhiều sự kiện đã tình cờ châm ngòi nổ cho cỗ máy giết người của ĐCSTQ. Thực chất, mục đích thích chém giết của ĐCSTQ là để tạo ra khủng bố tối đa nhằm đe dọa người dân và buộc họ vì sợ hãi mà chấp nhận quyền thống trị tuyệt đối của nó. Những câu chuyện đằng sau lịch sử đẫm máu này vừa vô cùng bi đát vừa được ít người biết đến…

Xem lại Kỳ 1: Hồng Kông – nạn nhân mới trong “trò chơi” giết người của ĐCSTQ

GIET NGUOI LA DAC SANNhân chứng

Khi cuốn sách The enemy within (Kẻ thù bên trong) của tác giả Raymond J. De Jaegher ra mắt vào năm 1952, nó đã gây ra một cơn chấn động toàn cầu, và ngay cả cựu Tổng thống Mỹ Hoover đã bình luận  rằng cuốn sách đã vạch trần bản chất khủng bố của các phong trào cộng sản.

20429740929
The enemy within (Kẻ thù bên trong) của tác giả Raymond J. De Jaegher

Raymond deJaegher (1905-1980) là một linh mục Công giáo người Bỉ đã từng có nhiều năm ở Trung Quốc. Ông thông thạo nhiều ngôn ngữ châu Âu, nói đọc và viết bằng tiếng Trung thành thạo và rất gần gũi với người dân địa phương. Ông luôn lắng nghe những vấn đề của bạn và thường đưa ra những lời khuyên xác đáng. Năm 1952, ông ra mắt cuốn sách The enemy within, trong đó ông kể tường tận trải nghiệm 22 năm tại Trung Quốc khi phải chứng kiến những vụ thảm sát đẫm máu của ĐCSTQ đối với người dân của chính họ.

Rdj 04
Raymond deJaegher (1905-1980) là một linh mục Công giáo người Bỉ đã từng nhiều năm ở Trung Quốc.

Trong cuốn sách, ông đã kể lại một câu chuyện bi thảm khi các quan chức ĐCSTQ yêu cầu tất cả dân làng phải tập trung ra một khu đất trống trong một ngôi làng trước khi giáo viên dẫn bọn trẻ cũng tới đó. Mục đích của việc tập trung là để mọi người chứng kiến việc hành quyết 13 thanh niên yêu nước. Sau khi thông báo các tội danh được bịa đặt ra để chống lại các nạn nhân, ĐCSTQ ra lệnh cho giáo viên bắt nhịp cho các em nhỏ hát các bài hát yêu nước.

Đao phủ là một tên lính ĐCSTQ còn trẻ tuổi đi đến đằng sau nạn nhân đầu tiên, nhanh gọn chém đứt cổ nạn nhân bằng thanh mã tấu sắc ngọt và cái đầu của nạn nhân thứ nhất rơi xuống. Chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng đó, tiếng hát của những đứa trẻ biến thành tiếng gào khóc hoảng loạn. Giáo viên vẫn bắt nhịp và cố giữ cho học trò tiếp tục hát; cái chuông của cô vẫn tiếp tục rung lên trong nỗi kinh hoàng.

Và cứ như thế, 12 vụ hành quyết nữa được thực hiện ngay trước mặt bọn trẻ. Chưa dừng tại đó, những tên lính cộng sản Trung Quốc còn mổ tung lồng ngực của nạn nhân và moi tim họ trong một “nghi thức” rùng rợn. Những đứa trẻ mặt tái xanh run rẩy, một số thì bắt đầu nôn ọe trong khi cô giáo hướng dẫn lũ trẻ xếp thành hàng để quay trở về trường.

ĐCSTQ hanh quyet
Cảnh ĐCSTQ hành quyết các nạn nhân trong lịch sử.

Sau đó, cha De Jaegher nhiều lần thấy bọn trẻ lại bị buộc phải chứng kiến các vụ hành quyết giết người. Rồi mặc nhiên, những đứa trẻ trở nên quen dần với những cảnh đẫm máu và tỏ ra vô cảm trước cái chết, một số thậm chí bắt đầu cảm thấy phấn khích.

Không những vậy, vị linh mục này còn chứng kiến ​​những vụ giết chóc và những hình thức tra tấn tàn khốc dưới bàn tay của lính cộng sản Trung Quốc, trong đó có hình thức tra tấn buộc nạn nhân phải nuốt một lượng muối lớn mà không cho uống nước; lột bỏ quần áo của nạn nhân và bắt họ phải lăn trên các mảnh thủy tinh vỡ;  hoặc khoét một hố sâu trên mặt sông đóng băng và ném nạn nhân vào đó.

Cha De Jaegher cũng từng chứng kiến một nạn nhân bị ném vào thùng nước sôi khổng lồ ở tỉnh Sơn Tây. Và tại Bình Sơn, vị linh mục này cũng  tận mắt thấy một người cha bị các đảng viên ĐCSTQ lột da khi nạn nhân còn sống, và chúng còn buộc người con trai phải chứng kiến và “buộc” phải tham gia vào màn tra tấn.

Những kẻ giết người đã đổ giấm và axit lên cơ thể của người cha từ phía sau, từ từ lên đến vai và chẳng mấy chốc toàn bộ lớp da trên cơ thể của ông bị bong ra, chỉ còn lại phần da đầu. Người con đã phải chứng kiến cái chết thảm đến với người cha của mình chỉ trong vòng có vài phút.

Có một ý thức hệ hỗ trợ và các yêu cầu thực tiễn nằm sau sự thích chém giết của ĐCSTQ. Mao Trạch Đông đã tóm tắt mục đích của Cách mạng Văn hóa như sau, “…sau thời đại hỗn mang, thế giới sẽ có hòa bình, nhưng cứ khoảng 7 – 8 năm, sự hỗn loạn lại cần phải xảy ra.”. Hiểu theo cách nói của Mao là nên có một cuộc cách mạng về chính trị khoảng 7 – 8 năm một lần và cần phải giết chết một số người nào đó khoảng 7 – 8 năm một lần.

Thực tế là, những sự kiện này đã được dùng để ngụy trang cho nhu cầu giết chóc của Đảng, và ĐCSTQ cần phải giết chóc theo định kỳ. Việc giết chóc 7 – 8 năm một lần là để gợi nhớ lại sự khủng bố trong tâm trí của người dân và có thể cảnh cáo thế hệ kế tiếp: Bất cứ ai chống lại ĐCSTQ, muốn thách thức quyền lãnh đạo tuyệt đối của ĐCSTQ, hoặc cố nói ra sự thật về lịch sử Trung Quốc, sẽ phải nếm mùi “quả đấm sắt của chế độ chuyên chính vô sản”.

Cổ nhân có câu: “Nhân mệnh quan Thiên (Mệnh người có liên quan đến Trời)”, “Cứu một mạng người hơn xây bảy tầng tháp”. ĐCSTQ không những tà ác giết người, mà còn bắt mọi người phải chứng kiến cái chết đó, khiến nhiều người trở nên lãnh cảm, không những thấy chết mà không cứu, lại còn thêm dầu vào lửa, thậm chí coi giết người làm vui. Chỉ cần ĐCSTQ bảo làm gì thì liền làm nấy, cho rằng đó là cần thiết cho Đảng tính, là cần thiết cho chính sách của Đảng… Đó chính là hình thức cải tạo tư tưởng hay còn gọi là “tẩy não” người dân.

ĐCSTQ giết người nhằm tạo ra khủng bố tâm lý

Trong phong trào cách mạng nào cũng vậy, ĐCSTQ đều sử dụng chiến lược diệt chủng. Thực tế, những cuộc đấu tranh chính trị liên miên do ĐCSTQ phát động đã hình thành tư tưởng đấu tranh không ngừng mạnh lên trong đầu người dân. Có thời điểm người người Trung Quốc đều coi việc giết chóc trở nên bình thường. Trường học, bệnh viện, nhà máy… và mọi huyện lỵ thành thị trên khắp Trung Quốc đều trở thành “chiến trường” như những gì mà Mao từng gọi là “tất cả cùng nội chiến”...

Bởi vì mục đích của chém giết là để tạo ra khủng bố tối đa, ĐCSTQ đã lựa chọn các mục tiêu để hủy diệt một cách tùy tiện và bừa bãi. Trước khi ĐCSTQ lên nắm quyền, Mao Trạch Đông đã viết “Chúng ta tuyệt đối không áp dụng chính sách nhân từ đối với các phần tử phản động và đối với các hoạt động phản động của các giai cấp phản động.” Nói cách khác, ngay cả trước khi ĐCSTQ chiếm được Bắc Kinh, nó đã quyết định trong đầu là sẽ hành động tàn bạo dưới cách nói khéo là “chế độ chuyên chính dân chủ nhân dân”.

Ngay sau ĐCSTQ giành được quyền lực vào năm 1949, nó đã dấy lên phong trào “trấn áp các phần tử phản động”. Nếu ai đã gia nhập và phục vụ trong quân đội của Quốc Dân Đảng, dù không liên quan đến chính trị sau khi ĐCSTQ giành được quyền lực, nhưng vẫn sẽ bị giết chết vì “lịch sử phản động” của mình. Mao Trạch Đông thậm chí còn đề xuất: “ở các khu vực nông thôn, để giết các phần tử phản động, nên giết hơn một phần nghìn tổng số dân…, ở các thành phố, nên giết ít hơn một phần nghìn.”. “Quy định của Nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa về việc trừng phạt các phần tử phản động” công bố năm 1951 thậm chí còn nói rằng những người “phao tin đồn” có thể bị “tử hình ngay lập tức”.

ĐCSTQ cũng giết chết những người sở hữu đất đai (địa chủ) trong phong trào Cải cách ruộng đất để giải quyết vấn đề về các mối quan hệ sản xuất ở nông thôn, số người chết lên tới 5 triệu người. Khẩu hiệu phổ biến thời điểm này là: “Làng nào cũng đổ máu, nhà nào cũng đánh nhau,” cho thấy rằng làng nào có những người sở hữu đất đai (địa chủ) thì đều bị giết.

nan doi cach mang van hoa trung quoc

Cách giết người phổ biến nhất được biết đến trong thời kỳ này là “đấu tố”. ĐCSTQ làm giả tội danh và đổ tội cho những người chủ sở hữu đất đai (địa chủ) hoặc những người nông dân giàu có. Người dân sau đó sẽ được hỏi xem là họ nên bị trừng phạt như thế nào. ĐCSTQ gài người lẫn trong đám đông để hô “Chúng ta nên giết họ!” và thế là nạn nhân đã bị xử tử ngay tại chỗ.

ĐCSTQ giết hại các nhà tư sản để đạt mục đích ăn cướp tài sản và tiền bạc của họ, cũng như giải quyết các mối quan hệ sản xuất ở thành thị. Số người “tự sát”, “mất tích” và tử hình lên tới 4 triệu người.

Không một nhà tư sản nào có thể trốn thoát  trong “Chiến dịch Ngũ Phản”. Họ bị yêu cầu phải đóng thuế mà họ “đã trốn” từ tận thời Quang Tự (1875-1908), từ thời nhà Thanh (1644-1911) khi thị trường thương mại Thượng Hải mới bắt đầu được thành lập. Các nhà tư sản không thể có cách nào trả được những thứ “thuế” này, ngay cả khi gán hết tài sản. Tự vẫn là phương thức được lựa chọn duy nhất mà ĐCSTQ dồn họ đến chân tường, nhưng họ cũng không dám nhảy xuống sông tự vẫn vì nếu xác của họ mà không được tìm thấy, ĐCSTQ sẽ buộc tội họ là chạy trốn sang Hồng Kông, và họ hàng thân thích sẽ phải chịu liên đới. Do đó họ buộc phải nhảy lầu và để lại xác cho ĐCSTQ thấy bằng chứng về cái chết của họ.

Mao Trạch Đông thực hiện kế hoạch “Đại nhảy vọt, cưỡng chế tập thể hóa nông nghiệp và chế độ nhà ăn tập thể khiến 45 triệu người chết đói. ĐCSTQ còn ra lệnh cho dân quân chặn mọi ngả đường không cho các nạn nhân chạy thoát khỏi các khu vực có nạn đói. Khi các nông dân bị đói quá phải cướp ngũ cốc ở các kho lương thực, ĐCSTQ đã ra lệnh bắn vào đám đông để trấn áp việc cướp thóc gạo và dán nhãn cho những người bị chết là các phần tử phản cách mạng. Dưới thời ĐCSTQ, mọi người đã buộc phải ăn thịt cả những người bị chết, ăn thịt những người chạy trốn đến từ những khu vực khác, và thậm chí đã phải giết chết và ăn thịt con cái của chính mình.

Mao Trach Dong
Trong khi người dân chết đói vì Đại Nhảy vọt thì bữa ăn của Mao Trạch Đông vẫn đầy đủ sơn hào hải vị.

Các cuộc tàn sát trên diện rộng trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa đã thiết lập được quyền lãnh đạo tuyệt đối của ĐCSTQ về chính trị và văn hóa đã làm 15 triệu người thiệt mạng. Cách mạng Văn hóa là thời kỳ cực tả điên cuồng nhất và việc chém giết đã trở thành một cách cạnh tranh để bày tỏ vị trí cách mạng của cá nhân, dẫn đến việc tàn sát “các kẻ thù giai cấp” là cực kỳ tàn bạo và độc ác.

CACH MANG VAN HOA
Cựu lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc Đặng Tiểu Bình từng trả lời phỏng vấn: “Số người chết thật sự trong Cách mạng Văn hóa e rằng là con số thiên văn, mãi mãi không thể tính ra được”.
Picture21
Hồng vệ binh đang tròng một tấm bảng vào cổ một “phần tử đen) vào năm 1966

Cuộc thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 được dùng để ngăn chặn cuộc khủng hoảng chính trị và đè bẹp sự đòi hỏi dân chủ khiến hàng ngàn sinh viên, học sinh bị chết thảm khốc dưới bánh xích xe tăng và súng cối.

Chiến dịch đàn áp tín ngưỡng, trong đó có Phật giáo, Công giáo, Hồi giáo và môn tu luyện Pháp Luân Công nhằm giải quyết các vấn đề về tín ngưỡng đã khiến hàng triệu người chết thảm trong các trại giam, trại lao động cưỡng bức, các nhà tù và các bệnh viện tâm thần.

The Diplomat: Đàn áp "lưu manh" và kiểm duyệt tại Trung Quốc
Phật giáo Tây Tạng bị đàn áp.

Ngày nay ĐCSTQ có xu hướng chém giết ít hơn nhiều so với trong quá khứ. Điều này được lý giải bởi hai lý do: Thứ nhất, sau bao chiến dịch đẫm máu, ĐCSTQ đã  thành công trong việc “tẩy não” người dân khiến họ trở nên phục tùng tuyệt đối. Thứ hai, nền kinh tế của ĐCSTQ vốn phụ thuộc chủ yếu vào dòng vốn của nước ngoài để duy trì sự tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội, nên ĐCSTQ hiểu rằng việc chém giết công khai sẽ dễ bị cộng đồng quốc tế trừng phạt, và nguy hiểm cho chế độ độc tài của nó.

ab8407b0c9005f8bf81f18b1ae10d2da
Ngày nay, ĐCSTQ “âm thầm” tra tấn, giết hại và “thu hoạch” nội tạng sống của các học viên Pháp Luân Công

Dù vậy, đằng sau “hậu trường”, ĐCSTQ chưa bao giờ từ bỏ việc chém giết. ĐCSTQ ngày nay vẫn không từ một nỗ lực nào nhằm che giấu các bằng chứng vấy máu. Cuộc biểu tình đòi hủy bỏ Luật Dẫn độ, đòi quyền tự do và dân chủ cho Hồng Kong đã khiến miền đất tự do, vốn có nền pháp trị minh bạch đã phải chứng kiến sự tàn bạo của cảnh sát – từng được coi là cảnh sát tốt nhất châu Á và xuất hiện nhiều “cái chết bất thường” nhất sau khi ĐCSTQ thao túng chính trường Hồng Kông.

Kể từ khi giành được chính quyền năm 1949 cho đến nay, ĐCSTQ đã đàn áp hơn một nửa dân số Trung Quốc và ước tính 80 triệu người đã bị chết bất thường. Con số này vượt trên cả tổng số người chết trong cả hai cuộc Chiến tranh Thế giới cộng lại.

Hầu như tất cả các chiến dịch chính trị đã qua đều được dùng để làm sống lại bóng ma tà ác của ĐCSTQ và kích động tham vọng cách mạng của nó. ĐCSTQ cũng đã sử dụng những phong trào chính trị này để “thử lòng” các đảng viên ĐCSTQ và vốn bản chất là lưu manh tà ác, tính Đảng mạnh mẽ của nó cũng khiến giới chóp bu tiêu diệt cả những người “đồng chí” nhưng không “đồng quan điểm” với Đảng.

Giết hại cả những người “đồng chí” của mình

Cũng như ở những nước cộng sản khác, việc chém giết tùy tiện của ĐCSTQ cũng bao gồm cả việc giết hại tàn bạo những đảng viên cộng sản. Vì ĐCSTQ hợp nhất các đảng viên của nó dựa trên cơ sở “Đảng tính” thay vì dựa trên đạo đức và công lý, nên sự trung thành của các đảng viên, đặc biệt là các quan chức cao cấp, đối với người lãnh đạo cao nhất là một vấn đề trọng tâm.

Việc đấu đá trong nội bộ của các Đảng Cộng sản là điều ai cũng biết. Tất cả các ủy viên Bộ Chính trị ĐCSLX trong hai nhiệm kỳ đầu, ngoại trừ Lê-nin và Xta-lin chết vì bệnh, tất cả đều đã bị tử hình hoặc tự tử. Ba trong số năm nguyên soái Liên Xô bị tử hình, ba trong số năm tổng tư lệnh bị tử hình, tất cả 10 phó tổng tư lệnh quân đội bị tử hình, 57 trong số 85 tư lệnh quân đoàn đã bị tử hình, và 110 trong số 195 tư lệnh sư đoàn cũng bị hành hình.

ĐCSTQ có chủ trương “đấu tranh tàn bạo và tấn công tàn nhẫn”, đã tiến hành một chiến dịch “chỉnh đốn” tiêu diệt Cao Cương, Nhiêu Thấu Thạch, Hồ Phong, và Bành Đức Hoài. Trong Cách mạng Văn hóa, gần như tất cả các đảng viên cao cấp của Đảng đã bị tiêu diệt.

Lưu Thiếu Kỳ, cựu Chủ tịch nước từng là nhân vật số 2 của ĐCSTQ đã phải chết bi thảm dưới bàn tay của các “đồng chí” của mình. Vào ngày sinh nhật lần thứ 70 của Lưu Thiếu Kỳ, Uông Đông Hưng – vệ sỹ trưởng của Mao Trạch Đông đem đến cho Lưu Thiếu Kỳ món quà sinh nhật là một chiếc đài, trong đó có bản thu âm bản Báo cáo chính thức của Phiên họp toàn thể lần thứ 8 của BCH TƯ khóa 12: “Vĩnh viễn khai trừ tên phản bội, gián điệp và nổi loạn Lưu Thiếu Kỳ ra khỏi Đảng và tiếp tục vạch trần và chỉ trích Lưu Thiếu Kỳ và các kẻ tòng phạm của hắn về các tội phản bội và làm phản.”

lưu thiếu kỳ
Hình ảnh ông Lưu Thiếu Kỳ bị đấu tố trong thời Cách mạng Văn hóa (Ảnh từ internet)

Tiếp đến là chuỗi ngày Lưu Thiếu Kỳ bị suy sụp về tinh thần và bệnh tật khiến ông ta phải nằm liệt giường. Khi thân thể của Lưu Thiếu Kỳ bắt đầu mưng mủ nhiễm trùng nặng, các “đồng chí” của ông ta cũng không cho y tá tới chăm sóc, tắm hay thay quần áo. Thay vào đó, họ lột bỏ tất cả quần áo rồi bọc ông ta trong một cái chăn và đưa ông ta từ Bắc Kinh tới thành phố Khai Phong để giam giữ. Họ nhốt Lưu Thiếu Kỳ trong một tầng hầm, và bỏ mặc ông ta không cho uống thuốc ngay cả khi nạn nhân bị sốt cao.

Khi Lưu Thiếu Kỳ chết, thân thể ông ta đã hoàn toàn bị mủ hoại, mái tóc trở nên bạc trắng dài đến 60 phân. Hai ngày sau, vào lúc nửa đêm, ĐCSTQ đã nhanh chóng hỏa thiêu  Lưu Thiếu Kỳ như một người bị bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Toàn bộ tư trang của ông ta đều bị đốt hết. Bia mộ của Lưu Thiếu Kỳ ghi: Lưu Vệ Hoàng; Nghề nghiệp: Thất nghiệp; Lý do chết: bị bệnh. ĐCSTQ đã tra tấn một vị Chủ tịch nước tàn khốc đến chết và không đưa ra bất kỳ một lý do rõ ràng nào.

Kể từ khi lên nắm quyền cách đây gần 7 năm, Tập Cận Bình đã tiến hành chiến dịch chống tham nhũng chưa từng có, mà thực chất là một cuộc thanh trừng chính trị để củng cố quyền lực và tiêu diệt đối thủ chính trị của mình cũng như củng cố tính hợp pháp các “phán quyết” của ĐCSTQ, với hơn 1 triệu quan chức đã bị trừng phạt… Kể từ đó, khó có một ngày nào trôi qua mà không có báo cáo về các quan chức Đảng và chính phủ bị giam giữ hoặc bỏ tù về các cáo buộc tham nhũng.

Trong hai năm 2017-2018, khi chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình bước vào giai đoạn đỉnh điểm, người ta đã được chứng kiến một khoảng thời gian đầy biến động trong giới quan trường Trung Quốc, khi hàng loạt quan chức chết một cách bất thường như: “ngã lầu tử vong”; “nhảy lầu tự vẫn”; “trượt chân ngã xuống núi tử vong”; “treo cổ tự sát”…

Ngày 30/09/2019, lần thứ hai, ông Tập Cận Bình đến thăm lăng Mao Trạch Đông, nhân dịp Quốc Khánh lần thứ 70. Tập Cận Bình, con trai của Tập Trọng Huấn, một quan chức cao cấp Trung Quốc từng bị đuổi ra khỏi đội ngũ quyền lực dưới thời Cách mạng Văn hóa giờ không còn gì để oán hờn Mao cả. 70 năm sau ngày thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, xã hội Trung Quốc giờ chẳng mấy gì khá hơn, thoát được bẫy Mao Trạch Đông, giờ lại rơi vào chiếc lồng sắt “lộng lẫy” của Tập Cận Bình – một người không chấp nhận chia sẻ quyền lực và cai trị bằng bàn tay sắt.

Giết người diệt khẩu

Khi người dân Trung Quốc bước vào kỷ nguyên của máy tính và có thể trao đổi kín với nhau về nhân quyền, tự do và dân chủ, nhiều người nghĩ rằng việc giết người tàn bạo của ĐCSTQ đã trở thành quá khứ. Trong lịch sử chém giết lâu dài của nó, ĐCSTQ đã tự biến mình trở thành một kẻ giết người hàng loạt vô nhân đạo. Thông qua việc chém giết, nó đã thỏa mãn được cảm giác bại hoại của mình là có quyền lực tuyệt đối trong việc quyết định sự sống chết của nhân dân. Thông qua việc chém giết, nó trấn áp sự bất ổn định xã hội và bất mãn do việc chém giết trước kia của nó gây ra, hòng dập tắt ý chí của người dân. Nhưng khi ĐCSTQ phát hiện ra có một nhóm người không sợ những hành động tra tấn và giết người tàn bạo của nó – Pháp Luân Công – thì những thủ đoạn mà chúng sử dụng còn điên loạn hơn nữa.

ĐCSTQ thường vu khống bịa đặt về những người mà nó cho là kẻ thù, như trong trường hợp của cựu Chủ tịch nước Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ. Trước khi Giang Trạch Dân chính thức ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công, ĐCSTQ đã bắt đầu ngăn cấm, theo dõi, điều tra và bịa đặt với âm mưu nhằm buộc tội Pháp Luân Công cùng với sự vào cuộc của các kênh truyền thông vu khống.  Khi chiến dịch tuyên truyền vu khống, lừa dối dường như không nhận được sự ủng hộ của người dân, và chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công không đạt được tác dụng đủ lớn, CCTV và Tân Hoa Xã dưới “kịch bản” của Giang Trạch Dân đã âm mưu “chế tạo” ra các tội ác giết người nghiêm trọng để đổ vấy cho Pháp Luân Công.

Vụ tự thiêu giả tại quảng trường Thiên An môn:

Ngày 23/1/2001, tại quảng trường Thiên An Môn đã xảy ra vụ “tự thiêu” của 5 người. Trong vòng vài giờ sau sự kiện này, những cảnh quay chi tiết đã liên tục phát sóng trên các phương tiện truyền thông nhà nước trên toàn Trung Quốc cũng như khắp thế giới, với các báo cáo tuyên bố rằng những người tự thiêu là người tập Pháp Luân Công, trong đó tâm điểm là hình ảnh một bà mẹ tên là Lưu Xuân Linh đã nổi lửa thiêu bản thân và thiêu con gái mình, bé Lưu Tư Ảnh.

Tuy nhiên khi phân tích đoạn video quay chậm do CCTV phát sóng sẽ thấy Lưu Xuân Linh, một trong những phụ nữ tự thiêu xuất hiện trong đoạn phóng sự được cho là chết vì bỏng, nhưng thực ra là bị một người đàn ông mặc áo khoác quân đội dùng một vật đánh mạnh vào đầu. Đơn giản, cô không chết vì bỏng lửa mà bị ĐCSTQ giết chết nhằm diệt khẩu.

2005 1 31 cctv

Con gái của cô, Lưu Tư Ảnh, cùng tham gia vào tự thiêu cũng đột ngột qua đời vào ngày 17/3 sau khi cô bé xuất hiện khỏe mạnh trên truyền hình và được cho là sắp xuất viện. Cái chết đột ngột của cô bé khiến nhiều người suy luận rằng, giống như mẹ cô, Lư Tư Ảnh đã bị ĐCSTQ sát hại để ngăn cô bé tiết lộ sự thật về vụ tự thiêu được dàn dựng.

Ở bên trong Trung Quốc, vụ tự thiêu giả này đã hoàn thành mục đích của ĐCSTQ nhằm kéo dư luận sang phía đối lập với Pháp Luân Công. Tiếp theo đó, lợi dụng hình ảnh người mẹ nổi lửa thiêu con mình đã được mặc nhiên thừa nhận, truyền thông nhà nước còn bịa đặt những điều sai sự thật như hàng trăm học viên Pháp Luân Công đã mổ bụng của họ, hoặc “hơn 30 người dân vô tội đã bị giết bởi các học viên Pháp Luân Công rối loạn tâm thần”.

Các vụ giết người mà hung thủ có tiền sử bệnh tâm thần:

Một vụ giết người do Phó Di Bân, một người bị loạn thần kinh gây ra ở Bắc Kinh và một vụ đầu độc chết người do một kẻ ăn xin ở tỉnh Chiết Giang đều bị đổ tội cho Pháp Luân Công. ĐCSTQ sau đó dùng các phương tiện thông tin đại chúng để kích động sự thù hận trong công chúng đã bị họ lừa gạt để bào chữa và tìm kiếm  sự ủng hộ cho chiến dịch đàn áp đẫm máu.

Ví dụ vào ngày 29/12/1999, trong bản tin tối của CCTV và chương trình Phỏng vấn Tiêu điểm (Focal Point) đã đưa tin rầm rộ vụ án giết người mà hung thủ là Trâu Cương (Zou Gang), 39 tuổi, nhân viên làm việc tại Chi cục quản lý lâm nghiệp thuộc tỉnh Hắc Long Giang. Có điều, phóng viên đã “lờ tịt” hung thủ là một người mắc bệnh tâm thần từ nhỏ. Một ngày trước khi Trâu Cương gây án, người thân đã gọi cho bác sĩ Bệnh viện Tâm thần Cáp Nhĩ Tân thông báo tình hình bất ổn của anh ta. Cũng theo một tù nhân bị giam cùng với Trâu Cương, các phóng viên CCTV đã hứa với Trâu Cương rằng anh ta sẽ không bị kết án tử hình nếu hợp tác với họ bằng cách nói rằng anh ta phạm tội giết người do tập Pháp Luân Công.

Tuy nhiên, sau đó Trâu Cương vẫn bị kết án tử hình. Để giữ bí mật cho cuộc phỏng vấn “sắp xếp” đó, đơn giản là ĐCSTQ phải thủ tiêu anh ta. Báo cáo về vụ án hình sự  “Trâu Cương – ‘Tự gọi là’ học viên Pháp Luân Công”, được xuất bản trong Tài liệu tham khảo nội bộ ở tỉnh Hắc Long Giang, số II, ngày 22/1/2000, đã chỉ ra rằng các phóng viên điều tra vụ án của Trâu Cương, cùng Sở cảnh sát và các bộ phận liên quan khác, đã cho biết không có bằng chứng nào cho thấy anh ta là một học viên Pháp Luân Công (ngoại trừ chính anh ta tự nhận).

Ngày 16/12/2001, Tân Hoa Xã và CCTV tiếp tục đưa tin rầm rộ về vụ án giết người, hung thủ tên là Phó Di Bân (Fu Yibin) đã giết cha và vợ của anh ta. Bản tin leo thang vu khống và phỉ báng trắng trợn Pháp Luân Công từ cáo buộc tự sát đến giết người. CCTV đã trực tiếp phỏng vấn Phó Di Bân và anh ta nói: “Tôi đã giết tất cả bọn họ. Khi tôi thành công trong tu luyện, cả gia đình tôi sẽ lên thiên đường và sống một cuộc sống hạnh phúc vĩnh viễn”. Một logic bị bóp méo như vậy không thể tìm thấy trong bất kỳ cuốn sách Pháp Luân Công nào. Ngược lại, ấn phẩm chính của Pháp Luân Công đã ghi rõ ràng, đối với các học viên, tuyệt đối không được sát sinh.

Tiến sĩ Vivian Galli, một bác sĩ tâm thần người Mỹ, đã chỉ ra từ quan điểm tâm thần học, thì đây là một trường hợp tâm thần: “Giả sử thủ phạm Phó Di Bân đang nói sự thật với phóng viên, chúng ta có thể kết luận rằng anh ta bị tâm thần vào tháng 11/2001 thời điểm anh ta giết cha và vợ mình. Ngay cả khi cuộc phỏng vấn diễn ra vào ngày 17/12/2001, anh ta dường như vẫn bị loạn thần, không chỉ bị ảo giác mà còn bị ảo giác chỉ huy. Anh ta dường như cũng bị bệnh tâm thần mãn tính”.

Cô Mã Thụy Kim (Ma Ruijin), một người quen thân với gia đình hung thủ Phó Di Bân đã xác nhận rằng anh ta có tiền sử bệnh tâm thần lâu năm, đã bị mất trí trong nhiều năm. Vào năm 1993, anh ta thường cởi truồng đi lang thang và người thân trong gia đình không thể kiểm soát được anh ta. Các bằng chứng cho thấy anh ta đã bị tâm thần gần 10 năm trước khi gây ra án mạng.

Vụ việc tương tự cũng lặp lại như vậy khi trang Xinhua.Net ngày 2/7/2003 đưa tin về vụ ngộ độc bất thường xảy ra ngày 26/6 và nhanh chóng kết luận một học viên Pháp Luân Công đã phạm tội giết người. Ngày 14/7, CCTV đưa tin 17 người ăn mày đã bị đầu độc và tuyên bố nghi phạm là một người theo Pháp Luân Công.

Trần Phúc Triệu (Chen Fuzhao), người liên quan đến vụ án mạng, được chẩn đoán là một kẻ tâm thần lâu năm. Cha của Trần Phúc Triệu, Trung tâm y tế huyện Thương Nam (Cangnan), cũng như chính quyền thị trấn Long Cảng (Longgang), huyện Thương Nam nơi Trần Phúc Triệu cư ngụ đều đã xác minh sự thật này. Trước khi vụ giết người ngộ độc xảy ra, cha của Trần đã đưa anh ta đến Bệnh viện Tâm thần Neian để điều trị.

Tuy nhiên, Tân Hoa Xã và CCTV đã cố tình bỏ qua tiền sử bệnh tâm thần của anh ta và thay vào đó quy kết hành vi lập dị của Trần Phúc Triệu là do tập Pháp Luân Công. Các cuộc điều tra tiết lộ rằng Phòng 610 đứng đằng sau dàn dựng vụ án giết người này. Phóng viên các báo tham gia vào việc vu khống Pháp Luân Công đã cố tình phớt lờ tình trạng tâm thần của Trần Phúc Triệu và cho rằng những tuyên bố phi logic của anh ta là do tập luyện Pháp Luân Công.

Theo các bằng chứng thực tế được thu thập bởi WOIPFG (Tổ chức Thế giới Điều tra về Cuộc đàn áp Pháp Luân Công), người ta thấy rằng: 1) Tân Hoa Xã và CCTV đã chọn một số phương tiện truyền thông để độc quyền đưa tin tức. Tất cả các phương tiện truyền thông khác đã bị loại trừ. 2) Các báo cáo tin tức bịa đặt được lựa chọn kỹ lưỡng, bao gồm cả việc các phóng viên ký tên dưới bài thậm chí không tham gia thu thập tin tức. Ngoài ra, nhiều nhân chứng được nêu tên, trích dẫn câu nói trong các bản tin đều nói rằng họ chưa bao giờ được phỏng vấn. 3) Cảnh sát và Phòng 610 đã trực tiếp đứng sau vụ án này. Các phóng viên của Tân Hoa Xã và những người làm việc trong nhóm đặc biệt được chọn sẽ tham gia điều tra và báo cáo vụ việc này. Và khi vụ việc kết thúc, các phóng viên đã được thăng chức hoặc chuyển đi nơi khác. Những người biết về sự lừa dối này bị chính quyền ĐCSTQ bị cảnh báo phải giữ im lặng.

Ngày 30/12/2003, Tòa án Ôn Châu (tỉnh Chiết Giang) đã kết án tử hình Trần Phúc Triệu. Điều này không chỉ chống lại luật pháp của Trung Quốc và của cộng đồng quốc tế, mà ĐCSTQ dường như nỗ lực để loại bỏ một nhân chứng. Từ vụ sát hại các thành viên gia đình trong vụ Phó Di Bân trước đó đến vụ Trần Phúc Triệu, bằng chứng chỉ ra rằng nhóm Giang Trạch Dân đã dựng chuyện để đẩy mạnh chiến dịch của chính phủ nhằm vu khống và đàn áp Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công là một môn tu luyện Phật Pháp, cấm chỉ sát sinh và tự sát. Người sáng lập Pháp Luân Công là Ngài Lý Hồng Chí trong tác phẩm chính của mình là “Chuyển Pháp Luân” đã xác định rõ người luyện công không được sát sinh”. Mặc dù các giáo lý của Pháp Luân Công nhấn mạnh tới sự khoan dung, từ bi và nghiêm cấm sát sinh, ĐCSTQ vẫn trắng trợn sử dụng các kênh truyền thông để gán ghép một cách lố bịch một số vụ giết người vu khống cho các học viên Pháp Luân Công.

Chiến dịch tuyên truyền ma quỷ hóa Pháp Luân Công này của ĐCSTQ được cho là chưa từng có tiền lệ, kể cả so với cuộc Đại cách mạng văn hóa. Một nguyên nhân chủ yếu là vì nó lợi dụng toàn bộ hệ thống truyền thông phủ khắp trong và ngoài nước, bao gồm TV, radio, báo chí online và báo giấy, thậm chí là sách giáo khoa. Và phương thức khiến người dân kỳ thị Pháp Luân Công dễ dàng nhất là ngụy tạo hoặc tuyên truyền “Pháp Luân Công gây chết người”. Điều này đã được thực hiện không chỉ trong Trung Quốc, mà cả ngoài Trung Quốc.

Vụ án mẹ sát hại con gái 5 tuổi tại Mỹ bị lợi dụng:

Ngày 9/1/2017, Trần Minh Minh (Ming Ming Chen), một người phụ nữ gốc Hoa 29 tuổi từng mở một quán ăn Trung Hoa tại bang Ohio (Mỹ) cùng với chồng Triệu Lương (Liang Zhao), 34 tuổi, đã bị cảnh sát bắt giữ vì bị tình nghi giết con gái 5 tuổi. Trần và chồng đem thi thể của bé gái giấu trong quán ăn, và sau đó báo cáo giả với cảnh sát là “mất tích”. Tuy nhiên, vụ việc đã bị phía cảnh sát phát hiện.

3 trường hợp ĐCSTQ ngụy tạo việc Pháp Luân Công gây chết người
Trần Minh Minh bị buộc tội giết hại cô con gái 5 tuổi. (Ảnh: AP)

Truyền thông của ĐCSTQ ngay lập tức đăng tải thông tin: Trần Minh Minh vì chịu “tà thuyết Pháp Luân Công tẩy não” nên mới giết con gái, đồng thời bộ máy tuyên truyền của ĐCSTQ đồng loạt đưa tin về “thành viên si mê Pháp Luân Công giết chết bé gái vị thành niên” để tấn công Pháp Luân Công. Tờ Phoenix, cơ quan tuyên truyền của ĐCSTQ, và một số trang mạng Hoa ngữ tại hải ngoại cũng cật lực truyền tải những tin tức này. Họ dựa trên thông tin Trần Minh Minh từng đăng ký tỵ nạn tại Mỹ lấy danh nghĩa Pháp Luân Công.

Kỳ thực nhiều người Hoa tại Mỹ đều biết rằng muốn sau này định cư tại Mỹ, thì hình thức dễ dàng nhất chính là giả mạo làm người tập Pháp Luân Công để xin tỵ nạn chính trị. Đã từng có thời gian tại một số bang ở Mỹ, nhiều người Hoa còn ngầm mở các lớp hướng dẫn tỵ nạn Pháp Luân Công. Năm 2009, Trần Minh Minh đã từng mạo danh là người tập Pháp Luân Công để làm việc này. Tuy nhiên, tại Tòa án Di dân, quan tòa đã phủ quyết trường hợp của cô ta, nguyên nhân là “không đáng tin”, bởi vì những lời chứng mà cô ta cung cấp không khớp với nội dung trên văn bản giấy tờ, kể cả những chứng cứ được bổ sung sau này cũng có nhiều điểm mâu thuẫn.

Sau lần bị bác đơn năm 2009, Trần lại tiếp tục khiếu nại lên Tòa phúc thẩm khu vực liên bang thứ 6 (US Court of Appeals for the Sixth Circuit), đây là một dạng Tòa phúc thẩm cấp liên bang của Mỹ, quyền hạn của Tòa án này chỉ đứng sau Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Tuy nhiên, quan tòa của Tòa phúc thẩm khu vực liên bang cũng nhất trí phủ quyết khiếu nại của cô ta, nguyên nhân cũng là vì Trần “không đáng tin”. Vậy có thể nói, quan tòa đã cho rằng: Trần Minh Minh không phải là người tập Pháp Luân Công. Trần Minh Minh đã nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ khi còn là thiếu niên và tìm cách ở lại Mỹ. Trần Minh Minh sau đó lập gia đình với một người Mỹ gốc Hoa.

Mặc dù sự thật đã rất rõ ràng, nhưng các bài báo tuyên truyền một chiều của ĐCSTQ vẫn lan truyền trong bối cảnh tự do báo chí ở phương Tây, và gây ảnh hưởng tới một số tờ báo phương Tây chưa kiểm chứng thông tin. Đặc biệt, sự việc này mới đây còn được một tờ báo Việt Nam đưa tin lại.

Ngụy tạo thông tin mẹ đốt con 6 tháng tuổi rồi tự thiêu:

Ngày 28/11/1999, tờ “Lao động Tây An” đưa tin một người phụ nữ tên Trương Chí Văn (Zhi Wen Zhang) sống tại Vị Nam (Thiểm Tây) đã đốt đứa con 6 tháng tuổi sau đó tự thiêu, nhằm “phản kháng việc chính quyền đàn áp Pháp Luân Công”. Tin tức này từng được đăng lại bởi rất nhiều tờ báo giấy tại Thâm Quyến, Cáp Nhĩ Tân, Thượng Hải, v.v..

Năm 2011, khi Trung tâm Thông tin về Nhân quyền và Phong trào Dân chủ Hồng Kông thực hiện một cuộc điều tra nhằm kiểm chứng vụ việc, họ bất ngờ phát hiện ra đây là một tin tức bị ngụy tạo hoàn toàn. Theo trung tâm này, khi họ liên lạc với các quan chức chính quyền tại đây, họ được cho biết thông tin về thời gian, địa điểm cho đến cá nhân đều là ngụy tạo.

Một quan chức làm việc tại Ủy ban Chính trị và Pháp luật Vị Nam Thiểm Tây tên Wu đã làm chứng với họ rằng không hề có bất cứ sự kiện tự thiêu nào, và cũng không hề có người phụ nữ nào tên là Trương Chí Văn. Ông ta cũng cho biết, có rất nhiều tờ báo Trung Quốc từng gọi điện tới Vị Nam để xác nhận, và đều nhận được câu trả lời tương tự.

Radio VOA dẫn lời ông Chang Qin Cao, một phóng viên từng làm việc tại Trung Quốc, hiện là bình luận viên về các vấn đề tại Mỹ, chia sẻ rằng tại Trung Quốc, bên lề chiến dịch tuyên truyền của ĐCSTQ, các tờ báo luôn cần phải đặt việc thu hút độc giả lên trên hết, bất chấp tính chính xác của thông tin. Vì vậy, không ít tờ báo sẵn sàng ngụy tạo hoặc đăng tải lại thông tin giật gân chưa qua kiểm chứng để thu hút lượng lớn độc giả. Bên cạnh đó, khi đăng lại thông tin chưa kiểm chứng, họ có hai nguyên tắc: Một là không ngụy tạo tin tức đối lập với ý của chính quyền; hai là không ngụy tạo tin tức về các quan chức và người nổi tiếng, vì họ sẽ dễ bị kiện.

“Trong hoàn cảnh đó”, ông Cao nói, “chỉ có một loại tin tức họ dám ngụy tạo, đó là tin về những người chính quyền không thích, về các nhà bất đồng quan điểm hay các tù nhân chính trị trong tù. Rõ ràng chính quyền sẽ không cảm thấy lo lắng về điều đó.” Tuy nhiên ông Cao cũng lưu ý rằng đây không phải tin tức ngụy tạo thông thường, vì tờ “Lao động Tây An” “không phải là tờ báo nhỏ thông thường”.

Vụ án thi thể trong bê tông tại Việt Nam – Sự thật dần sáng tỏ:

Như mọi người đã biết, khoảng giữa tháng 5/2019 ở Việt Nam đã xảy ra một vụ án đặc biệt nghiêm trọng, giết người đổ bê tông. Vụ án này ngay lập tức được báo chí Việt Nam đưa tin rầm rộ,  quy chụp cho môn tu luyện Pháp Luân Công, cách làm cũng tương tự như truyền thông của ĐCSTQ nhưng đã bộc lộ nhiều điểm khuất tất trong việc công bố thông tin.

Diễn biến sự việc như sau: Chiều tối ngày 15/5, ông Huân dọn đến ngôi nhà cấp 4 mới mua (ở xã Hưng Hòa, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương) thì thấy một thùng nhựa đổ bê tông bất thường. Đem đi đập bỏ thì phát hiện thi thể người bên trong nên trình báo cho cơ quan công an. Tối 15/5, lực lượng chức năng tiến hành phá khối bê tông hoàn toàn thì lộ ra bên trong là thi thể kèm theo mùi hôi thối nồng nặc.

Ket qua kham nghiem tu thi vu giet nguoi do be tong o Binh Duong thumb 660 de35e4b5 c01a 4f11 9305 be8598512152 1558521641 309 width660height418
Khối bê tông trong vụ án được đặt ngay trong nhà ở vị trí dễ thấy

Sáng ngày 16/5 sau khi kiểm tra khối hình trụ thì phát hiện thêm một xác chết nữa. Vào khoảng 10h -12h tối 17/5, báo chí đồng loạt đăng tin truy tìm 2 người phụ nữ liên quan tới vụ bê tông. Chỉ khoảng 2 tiếng sau, tức là 0h30 sáng 18/5, nhóm phụ nữ đã bị bắt tại khách sạn Tiamo Phú Thịnh , TX Thủ Dầu Một, Bình Dương (cách nơi xảy ra vụ án 50 km ). Và ngay trưa 18/5, đã có lời khai ban đầu của nghi phạm khai giết người do mâu thuẫn trong sinh hoạt. Ngày 19/5 các nghi phạm khai rằng mâu thuẫn do tu luyện Pháp Luân Công dẫn đến hành vi giết người đổ bê tông.

thi the trong be tong
Công an khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi trong vụ án tại Bình Dương. (Ảnh: baobinhduong.vn)

Có điều vụ án đã bộc lộ nhiều điểm bất nhất. Ngày 18/5, các kênh truyền thông đồng loạt đăng tin 4 nghi phạm trong vụ án bị Công an tỉnh Bình Dương bắt ngay trước cổng khu dân cư Tiamo Phú Thịnh (TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) khi đang trên đường bỏ trốn gồm Phạm Thị Thiên Hà (31 tuổi), Trịnh Thị Hồng Hoa (66 tuổi), Lê Phú Hạnh (54 tuổi) và Lê Ngọc Phương Thảo (29 tuổi). Tên và ảnh của bà Lê Phú Hạnh nằm trong danh sách 4 nghi phạm bị bắt, nhưng sự thật là thời điểm ấy bà Lê Phú Hạnh đang ở nhà và không hề biết vụ án mạng. Sau đó, ngày 22/5 báo chí đã “âm thầm” đổi tên nghi phạm bị bắt từ bà Lê Phú Hạnh sang Nguyễn Ngọc Tâm Huyên mà không hề đính chính hay xin lỗi bà Lê Phú Hạnh.

giet nguoi binh duong
Các báo đồng loạt đưa tin và ảnh nghi phạm như sau: Phạm Thị Thiên Hà (giữa); Trịnh Thị Hồng Hoa (trái); Lê Phú Hạnh (phải)
Sau đó âm thầm đổi tên nghi phạm và ảnh lại như sau (từ trái sang): Nguyễn Ngọc Tâm Huyên, Lê Ngọc Phương Thảo, Trịnh Thị Hồng Hoa, Phạm Thị Thiên Hà

Ngoài ra, còn có những bất cập mâu thuẫn về lời khai của các bên liên quan do báo chí đưa tin. Lưu ý rằng, cho đến thời điểm này, báo chí và cơ quan công an chỉ đưa tin một chiều về lời khai của nghi phạm mà vẫn chưa công bố video nào cho thấy nhóm người này khai nhận hành vi như thế nào.

Ngày 19/5 báo chí đồng loạt đưa tin nhóm người đã khai nhận tội, với những tình tiết man rợ như: “Tháng 10/2018, nhóm người này thuê căn nhà của ông Vương ở xã Hưng hòa để tu luyện. Tháng 12/2018, cuối năm 2018, cả nhóm đến một khu du lịch tại huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa – Vũng Tàu) thuê phòng, mở lớp tu luyện. Tại đây, nạn nhân Trần Đức Linh xảy ra mâu thuẫn với Hà và Thảo. Các nghi can khai anh Linh sau đó nhảy từ trên lầu xuống đất tử vong khi tu luyện.

Gần một tuần sau, nhóm này đưa thi thể Linh về căn nhà thuê của ông Vương. Họ bỏ thi thể anh Linh vào thùng nhựa, ướp bằng xác trà và đổ bê tông vào.

Những ngày sau đó, Hà thấy anh Thành có biểu hiện lạ, hay nhìn phụ nữ nên nảy sinh ý định giết anh này. Hà và Thảo dùng bộ kích điện làm cho anh Thành bất tỉnh rồi Hà siết cổ nạn nhân tới chết. Sau đó, Hà và Thảo mua thùng nhựa, xi măng về đổ bê tông, phi tang thi thể nạn nhân.

Theo lời khai của nghi phạm vụ án mà báo chí đưa thì nạn nhân Trần Đức Linh (51 tuổi, quê Ngệ An) đã chết từ tháng 12/2018. Nhưng điều này lại mâu thuẫn với kết quả giám định Pháp y của công an là nạn nhân mới chết cũng như phù hợp với lời kể của ông Hùng, người trực tiếp đập hai khối bê tông chứa thân thể người trên trang zing.vn: Ông Hùng cho biết cả hai xác chết đều chưa thối rữa. Với kinh nghiệm mấy chục năm bốc xác, ông Hùng dự đoán cả hai nạn nhân mới bị sát hại… Cả hai thi thể vẫn còn nguyên vẹn. Nếu một người chết lâu, tôi chỉ cần nắm phần tóc đã rơi ra ngoài”, ông Hùng phân tích.

giet nguoi do be tong binh duong 2

Thêm vào đó, còn có sự mâu thuẫn về mốc thời gian mà nhóm phụ nữ trả nhà và thời gian ông Vương và ông Huân tới kiểm tra nhà. Theo lời khai của ông Vương đăng trên Vnexpress:Ông đăng cho thuê nhà. Một tháng trước, khi có người hỏi mua, ông liên hệ bà Thanh để lấy nhà lại nhưng không được. Cuối tháng 4, ông dẫn khách đến xem nhà nhưng cửa bị khóa, cả nhóm phải leo rào vào trong. Khi đó, trong nhà không có các thùng nhựa, một số vật dụng sinh hoạt nằm lộn xộn. Người khách đồng ý mua nhà 1,6 tỷ đồng và đặt cọc trước 100 triệu, hẹn ngày 15/5 chồng đủ tiền để sang tên giấy tờ.

Điều này cho thấy tại thời điểm cuối tháng 4, ông Vương và ông Hưng đã vào nhà và không thấy hai khối bê tông. Vậy thì hai cái xác đó được đặt vào căn nhà trong khoảng thời gian từ cuối tháng 4 cho tới ngày 15/5. Điều này cũng trùng hợp với nhận định của người hàng xóm được đưa trên báo Zing rằng: “Thế nhưng từ đợt nghỉ lễ 30/4 – 1/5, căn nhà không còn bật đèn sáng, nước không còn chảy trên bồn”.

Bên cạnh đó, theo lời khai của chủ Khách sạn Tiamo Phú Thịnh (nơi nhóm người bị bắt): Thì nhóm người phụ nữ này đã đến thuê tại khách sạn Tiamo Phú Thịnh từ đầu tháng 4. Họ sinh hoạt khép kín và ít ra ngoài, chủ yếu ngồi trong phòng.

Có một thông tin không được báo chí đề cập là gia đình ông Huân (chủ nhà mới mua) đã từng tới kiểm tra căn nhà vào giữa tháng 4, lúc đó căn nhà không khóa cửa và để trống không có gì cả, sau đó họ mới yên tâm đặt cọc mua nhà. Điều này đã củng cố một chứng cớ ngoại phạm chắc chắn, tức là nhóm người phụ nữ đã không ở căn nhà nơi phát hiện hai cái xác bê tông từ hơn 1 tháng rưỡi. Và khi ở khách sạn cũng chỉ có 4 người phụ nữ ở với nhau, không có người đàn ông nào cả.

Tại sao cơ quan điều tra lại bỏ qua các tình tiết  này cũng như không đối chiếu lời khai của ông Vương, ông Huân và chủ khách sạn Tiamo Phú Thịnh về thời gian nhóm người này đi lại? Kể cả trong trường hợp bằng cách nào đó, nhóm người phụ nữ này quay lại căn nhà (sau khi họ đã bỏ đi) để đưa hai cái thùng bê tông vào trong khoản thời gian từ 1/5 tới 15/5 thì họ gặp các nạn nhân nam ở đâu? Và tại sao họ lại phải đưa hai cái xác về căn nhà thuê mà họ đã bỏ đi, thế chẳng khác gì tự tố cáo mình đã giết người.

Thực tế, các vụ án giết người và phi tang xác là không hiếm gặp. Nhưng vì động cơ của việc phi tang xác là nhằm che giấu tội ác, nên hung thủ thường phi tang một cách khá kín đáo cho tới khi bị phát hiện. Tuy nhiên cách phi tang xác trong vụ án này thì ngược lại và khá phi lý, vì họ không phi tang xác tại một nơi nào đó kín đáo mà lại chọn ngay chính căn nhà trọ họ thuê. Thêm nữa, khối bê tông lại được đặt  lộ liễu ngay trong phòng ngủ của căn nhà như mời gọi sự chú ý.

Với cách phi tang xác lộ liễu như vậy, nếu như không phải có người cố tình giết người rồi đặt hai cái xác vào trong căn nhà đó nhằm vu tội cho nhóm phụ nữ, thì hung thủ thật “ngớ ngẩn” tới mức cố tình để cho người khác phát hiện ra. Kể cả trong trường hợp hung thủ biết tội ác của mình không thể che giấu được, thì cũng chỉ có hai lựa chọn: hoặc là đi đầu thú hoặc bỏ trốn. Tất nhiên “nghi can” đã không đi đầu thú, nhưng nếu lựa chọn bỏ trốn, tại sao họ không chạy trốn mà lại thuê khách sạn cách nơi mình gây án chỉ 50 km. Ngoài ra, thực tế  cho thấy họ đã bị bắt chỉ vài giờ sau khi có lệnh truy nã được đưa lên báo. Xét từ logic và động cơ của kẻ gây án, cách làm của nhóm người này hoàn toàn không giống. Ngay cả khi bị công an bắt ở khu biệt thự Tiamo Phú Thịnh, thái độ của họ cũng không hề hoảng loạn giống như hung thủ gây ra trọng án bị lật mặt.

Một điều dễ nhận thấy nhất là có khá nhiều điểm bất thường trong cách đưa tin của truyền thông Việt Nam. Báo chí đưa tin với mật độ dày đặc và tập trung vào các tình tiết như: Nhóm người này sống khép kín, nhấn mạnh các tình tiết man rợ của vụ án đổ bê tông và yếu tố tu luyện Pháp Luân Công. Theo thống kê sơ bộ, từ ngày 15/5 đến sáng ngày 24/5, tổng cộng 307 tin, bài chứa từ khóa “thi thể” “xác chết” “bê tông”. Sang ngày 16/5 bắt đầu xuất hiện thêm từ khóa “Pháp Luân Công”, “giáo phái lạ”. Cụ thể, từ ngày 16/5 đến sáng ngày 24/5, tổng cộng 241 tin, bài từ khóa “thi thể” “xác chết” “bê tông” “Pháp Luân Công”; 242 tin bài chứa từ khóa “thi thể” “xác chết” “bê tông” “giáo phái lạ” . Bình quân 30~34 tin, bài về vụ án được xuất bản mỗi ngày (1,2~1,4 tin, bài mỗi giờ), trong đó, vụ án được gắn liền với cụm từ “Pháp Luân Công”, “giáo phái lạ”. Thậm chí ngày 24/5, báo Thanh Niên còn đưa tin dẫn nguồn báo chí của ĐCSTQ coi Pháp Luân Công là một trong các tà giáo nguy hiểm nhất.

Khác với các vụ án mạng có tính chất nghiêm trọng tương tự như vụ sát hại nữ sinh giao gà ở Thái Nguyên, vụ thảm sát ở Bình Phước, v.v… được báo chí liên tục đưa tin một thời gian dài,  vụ án tại Bình Dương này chỉ đưa tin rầm rộ được ít ngày rồi im bặt một cách đáng ngờ. Như là có một chiến dịch đã được vạch kế hoạch sẵn và được chỉ đạo đồng bộ vậy. Kể cả trong trường hợp họ không muốn tiếp tục công kích Pháp Luân Công, thì tại sao tình tiết vụ án lại không được đăng tải lại như các vụ án mạng khác.

Cũng cần biết thêm là xã Hưng Hòa, huyện Bầu Bàng, tỉnh Bình Dương có một khu công nghiệp mới mở và người Trung Quốc tràn sang rất nhiều. Báo Thanh Niên  cũng từng có bài “Phố “lạ” ở Bình Dương phản ánh thực trạng có nhiều người Trung Quốc cư trú bất hợp pháp tại Bình Dương đã gây ra tình trạng phức tạp về an ninh trật tự. Liệu vụ án thi thể bê tông tại Bình Dương phải chăng  có bàn tay của đặc vụ ĐCSTQ tại Việt Nam?

Trong gần 100 năm tồn tại, ĐCSTQ đã rèn luyện thành thực các chiêu trò lưu manh, vu oan giá họa và dùng khủng bố của nhà nước để nhằm tiêu diệt Pháp Luân Công. Dàn dựng “Vụ tự thiêu giả trên quảng trường Thiên An Môn” có thể được coi là vụ dối trá thế kỷ của ĐCSTQ. Để đàn áp Pháp Luân Công, chính quyền Giang Trạch Dân đã đồi bại dụ dỗ 5 người đóng giả làm các học viên Pháp Luân Công dàn dựng và trình diễn màn tự thiêu giả trên quảng trường Thiên An Môn. Bằng cách thông đồng với nhau trong mưu đồ bất lương này, 5 người tham gia đã vô ý ký tên vào bản án tử hình của chính mình và kết quả là họ đã bị đánh chết ngay tại hiện trường hoặc đã bị giết sau đó.

Nhiều cơ quan truyền thông Trung Quốc đã hỗ trợ Giang Trạch Dân và ĐCSTQ trong chiến dịch chống lại Pháp Luân Công. Nhiều nhà báo trong các cơ quan truyền thông nhà nước dường như đã tước bỏ hoàn toàn đạo đức nghề nghiệp khi họ vi phạm nguyên tắc cơ bản của SỰ THẬT trong báo chí. Là một công cụ đàn áp, các phương tiện truyền thông Trung Quốc có thể được so sánh với Ban Tuyên giáo Đức Quốc xã trong Thế chiến II. Những bản tin, phóng sự dối trá và vu khống của giới truyền thông đã trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến cái chết của rất nhiều học viên Pháp Luân Công. Các con số chính xác chưa được thống kê, nhưng đã có hàng chục, thậm chí hàng trăm ngàn học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ hoặc buộc phải chạy trốn khỏi nhà của họ. Hàng triệu học viên và gia đình của họ đã phải chịu đựng nhiều tổn thất: Mất tự do đi lại, việc làm, lương hưu, nhà ở, giáo dục và các quyền cơ bản của con người.

Truyền thông báo chí ở Việt Nam bị kiểm soát gần như  không đưa tin về lợi ích của Pháp Luân Công cũng như việc Pháp Luân Công bị đàn áp ở Trung Quốc. Thay vào đó, thỉnh thoảng có các tin bài sai sự thật nhằm mục đích vu khống, bôi nhọ Pháp Luân Công. Và đỉnh điểm là thời gian xảy ra vụ án thi thể bê tông, báo chí Việt Nam rầm rộ đưa tin và quy chụp Pháp Luân Công liên quan tới một vụ án mạng giết người man rợ, cách làm có phần rất tương tự với truyền thông của ĐCSTQ.

Đức Huy

Xem lại Kỳ 1:Hồng Kông – nạn nhân mới trong “trò chơi” giết người của ĐCSTQ

Xem thêm:

Bình Luận