Hai mươi năm trước, Mỹ đã lôi kéo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), từ đó ĐCSTQ đã có cơ hội thẳng tiến phát tài, vì sản phẩm của Trung Quốc tràn ngập khắp thế giới nên họ được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​toàn cầu hóa, cho nên hưởng ứng chủ nghĩa toàn cầu mạnh mẽ nhất chính là ĐCSTQ. Kể từ cuộc xung đột thương mại Mỹ – Trung Quốc, Mỹ đã thúc đẩy chia tách hoạt động kinh tế và thương mại giữa hai nước, còn ĐCSTQ đã sử dụng toàn cầu hóa để chống lại.

Tập Cận Bình
Ông Tập Cận Bình (Ảnh: Alexander Khitrov/Shutterstock).

ĐCSTQ cần hút nguồn lực của Mỹ

Vì ĐCSTQ hiểu rõ giới hạn phổ biến của đồng Nhân dân tệ, cho nên trong mục tiêu vươn mình trỗi dậy, ĐCSTQ cần phải rút nguồn lực từ Mỹ, một khi tách rời kinh tế và thương mại với Mỹ thì ĐCSTQ sẽ ngay lập tức gặp khốn khó. Không ngờ hội đàm tại Alaska, ĐCSTQ lại phát dương “ngoại giao sói chiến” quá cao, những phát ngôn kiểu sói chiến của ông Dương Khiết Trì “dạy dỗ” ông Blinken khiến giới dư luận viên ĐCSTQ như bị uống vào thuốc mê, trỗi dậy làn sóng chủ nghĩa dân tộc, nhằm chống lại công kích của công luận quốc tế, biểu hiện đó bị xem như tự lấy đá ghè chân mình: đá là chủ nghĩa dân tộc, bàn chân là chủ nghĩa toàn cầu.

Trước đây, dưới mô hình bán dân chủ của cái gọi là “một nước, hai chế độ” đã khiến Hồng Kông trở thành một hình mẫu của toàn cầu hóa, không ngờ giờ đây, ông Tập Cận Bình đã dùng chủ nghĩa dân tộc để phá hoại hình mẫu đó của Hồng Kông. Bây giờ, Đoàn Thanh niên Cộng sản của ĐCSTQ đã nâng tầm phong cách võ sĩ, không ngần ngại tung cước vào các thương hiệu lớn trên thế giới, thậm chí danh sách bị tấn công có cả “gã khổng lồ” Amazon, và vòng lửa chiến không ngừng mở rộng. Lần này, ĐCSTQ đã đập mạnh hơn vào đôi chân của mình, dù giới “truyền thông Đỏ” toàn cầu cố gắng dập lửa nhưng xem chừng tương lai khó cải thiện được.

ĐCSTQ đã quên rằng xuất khẩu hàng dệt may đem lại cho ĐCSTQ 200 tỷ USD mỗi năm, nuôi dưỡng hàng triệu công chức, cụ thể là sản lượng bông của Tân Cương chỉ chiếm 20% toàn thế giới nhưng 80% số bông này được bán cho nước ngoài, quan trọng nữa là các thương hiệu nổi tiếng đặt nhà máy ở Trung Quốc chắc chắn sẽ theo nguyên tắc hợp đồng sử dụng bông Tân Cương; vấn đề sử dụng tỷ lệ bao nhiêu, chuyện người Duy Ngô Nhĩ có bị lao động cưỡng bức tham gia sản xuất hay không, giới doanh nghiệp và Đảng bộ địa phương của ĐCSTQ dĩ nhiên hiểu rõ nhưng im lặng, chỉ cần họ không làm mọi thứ ồn ào thì vấn đề cũng qua đi như không có gì. Những thương hiệu lớn đó để có thể bán đồ được cho phương Tây, họ phải tham gia “Hiệp hội bông tốt” nhằm chứng minh không có “bông máu”, nói cho rõ là làm cho xong thủ tục mà thôi, cũng giống như công ty DB của Anh bán kim cương phải có chứng nhận kèm theo cho thấy những viên kim cương không phải “kim cương máu”. Năm 2006, Hollywood lấy bối cảnh nội chiến ở Sierra Leone (thập niên 90) quay câu chuyện giới quân phiệt vì muốn có được vũ khí đạn dược đã cưỡng bức lao động đào đá quý để sau đó đổi lấy vũ khí, câu chuyện gây chấn động thế giới; từ sau đó Liên Hiệp Quốc đã liên kết vấn đề với chiến tranh, xác định cấm mua bán những vật phẩm liên quan để ngăn chặn, nhưng cũng không thể chấm dứt được nạn mua bán “đá quý máu”. Đạo lý tương tự, các nhà sản xuất có thương hiệu nổi tiếng đầu tư vào Trung Quốc tất nhiên cũng biết đến bông từ Tân Cương có nghi vấn là “bông máu”, nhưng vì lợi ích của dây chuyền công nghiệp mà không thể từ chối sử dụng, vấn đề là các nước phương Tây tương đối tuân thủ luật pháp về nhân quyền, vì vậy muốn bán được sản phẩm vào phương Tây thì chúng phải được chứng nhận là “bông tốt”.

Sau sự cố “bông máu”, nhiều nghệ sĩ đến từ Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan dù không hiểu rõ nội tình ra sao, nhưng đã hùa vào ủng hộ bông máu Tân Cương, nhưng mặt khác các mẫu mới của NIKE mới xuất hiện trên thị trường thì họ vẫn tranh nhau mua!

Để nịnh hót và “thể hiện lòng trung thành” với ĐCSTQ, nhiều nghệ sĩ sẵn sàng vi phạm hợp đồng đại diện quảng bá, hậu quả bị dư luận viên phanh phui trong tủ giày của họ có hàng trăm đôi NIKE đắt đỏ, đúng là đẹp mặt!

Amazon đấu với Taobao

Trung Quốc vẽ chuyện cạnh tranh với các thương hiệu dệt may phương Tây khiến Taobao loại bỏ các thương hiệu châu Âu và Mỹ khỏi danh mục bán hàng; tất nhiên phương Tây cũng không bỏ qua, Amazon đã đăng thông báo tất cả các sản phẩm dệt may của Trung Quốc sử dụng mạng lưới của họ để bán vào các nước phương Tây đều phải chứng minh không sử dụng “bông máu” Tân Cương, biện pháp đó thực sự gây khó cho thương hiệu Trung Quốc, người Trung Quốc tẩy chay các nhãn hiệu nổi tiếng của các nước Âu Mỹ không có công dụng gì mấy; đối với những nhãn hiệu Âu Mỹ rút khỏi Trung Quốc và không sử dụng “bông máu” của Tân Cương, sản phẩm của họ chỉ được bán bên ngoài Trung Quốc, họ vẫn tồn tại bình thường, nhưng các thương hiệu Trung Quốc đã ngay lập tức mất 200 tỷ USD.

Trong cuộc chiến “bông máu” này, những nhà sản xuất muốn chơi trò đu dây là bị thiệt hại nhiều nhất, hãy lấy MUJI của Nhật Bản làm ví dụ, từ đầu MUJI cũng tuyên bố không sử dụng “bông máu” và lập tức bị dư luận viên ĐCSTQ tấn công, vậy là MUJI thay đổi giọng điệu cho biết không từ chối sử dụng bông máu, nhưng tuyên bố không khiến giới dư luận viên đón nhận mà ngược lại bị người tiêu dùng Nhật tức giận, cho rằng MUJI ăn ở hai mặt, hậu quả là giá trị thị trường MUJI giảm liền hơn 20 tỷ mỗi ngày, điều này chứng minh thời đại thị trường càng cần sự minh bạch, không thể muốn ăn cả hai đầu, bạn muốn kiếm chác ở đâu thì nên tập trung ở đó.

Vốn dĩ chính trị và kinh tế có thể tách rời nhau, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản cùng tồn tại, nhưng tư duy ý thức hệ của ĐCSTQ gắn chính trị và kinh tế với nhau, khi dư luận viên hò hét vì chính trị thì giấu chiếc giày của họ đi, giả bộ tâm trạng hận thù phương Tây, buộc các doanh nhân nước ngoài phải chọn ly khai. Lần này Tập Cận Bình chơi với lửa quá tay, dùng đá chủ nghĩa dân tộc đập vào chân chủ nghĩa toàn cầu, xem ra chính ĐCSTQ mới bị thương nặng.

Hồng Bác Học
(Bài viết được People News Đài Loan trao quyền công bố cho Vision Times).